1.2. Các biện pháp chống bán phá giá
1.2.1. Các biện pháp cam kết
Theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam, có hai loại cam kết được áp dụng trong các vụ việc chống bán phá giá là điều chỉnh giá bán và tự nguyện hạn chế số lượng, khối lượng và giá trị hàng hóa bán vào Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam mới chỉ gọi tên mà chưa quy định cụ thể các biện pháp trên.Việt Nam và Hoa kỳ đều đặt ra biện pháp hạn chế xuất khẩu hàng hóa bán phá giá bên cạnh các cam kết về giá. Cam kết hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu là việc các doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận giảm thị phần của họ trên thị trường quốc gia nhập khẩu. Việc giảm thị phần của
hàng hóa nhập khẩu đồng nghĩa với sự suy giảm khả năng tác động đến thị trường của nước nhập khẩu nên có thể giảm khả năng gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, pháp luật Hoa Kỳ chỉ áp dụng thảo thuận hạn chế số lượng nhập khẩu đối với các vụ việc điều tra chống bán phá giá liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường. Nội dung của các biện pháp cam kết có những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực tới lợi ích của các bên.
- Với các bên việc áp dụng cam kết sẽ giúp chấm dứt vụ việc nhanh chóng, giảm chi phí kháng kiện…. Quan hệ thương mại giữa các quốc gia liên quan không quá căng thẳng mà vẫn bảo hộ được ngành sản xuất nội địa. Với quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp nội địa và các cơ quan có thẩm quyền có thể đạt được mục đích nhanh chóng mà không cần hoàn tất vụ việc. Biện pháp cam kết là giải pháp ít tốn chi phí và thời gian hơn so với việc phải hoàn tất điều tra.
- Với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc áp dụng cam kết có thể ngăn chặn nguy cơ giảm uy tín trên thị trường nhập khẩu. Bằng cam kết giá, giá xuất khẩu tăng lên tương ứng nên doanh nghiệp xuất khẩu là người thụ hưởng mức tăng thêm thay vì phải nộp thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn phải gánh chịu nhiều rủi ro từ cam kết như suy giảm thị phần do phải chấp nhận giảm số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa nhập khẩu hoặc phản ứng người tiêu dùng do giá hàng hóa nhập khẩu tăng, các nhà nhập khẩu có xu hướng tìm kiếm nguồn hàng hóa có giá trị cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, tần suất biến động giá cũng tạo nên nhiều rủi do cho nhà xuất khẩu. Cam kết giá thường buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu với mức giá tối thiểu. Nếu giá thị trường tăng lên, mức giá tối thiểu vẫn có thể đảm bảo cạnh tranh cho hàng hóa nhập khẩu. Trong trường hợp ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh vì không thể hạ giá bán dưới mức cam kết.