Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa việt nam và hoa kỳ 07002 (Trang 30 - 31)

1.2. Các biện pháp chống bán phá giá

1.2.2. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

Về nguyên tắc hàng hóa nhập khẩu chỉ bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sau khi cơ quan có thẩm quyền khẳng định chúng bị bán phá giá và gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa. Pháp luật WTO và các nước đều có những quy định về việc áp dụng biện pháp tạm thời khi chưa có kết luận điều tra cuối cùng để ngăn chặn nguy cơ việc bán phá giá gây thêm những thiệt hại mới cho các doanh nghiệp trong nước.

Theo khoản 1,3 Điều 20 Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 thì biện pháp tạm thời được áp dụng là thuế chống bán phá giá tam thời. Thuế này có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 20 Pháp lệnh chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định có quyết định điều tra và cơ quan điều tra có kết luận sơ bộ về vụ việc.

- Kết luận sơ bộ đã khẳng định hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá được xác định cụ thể; việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

- Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không được gây thiệt hại tới lợi ích kinh tế - xã hội trong nước [41].

Các điều kiện áp dụng thuế tạm thời theo pháp luật Việt Nam có sự khác biệt so với pháp luật WTO và Hoa Kỳ. Điều 7.1 ADA quy định biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng nếu như cơ quan có thẩm quyền kết luận rằng cần áp dụng biện pháp này để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra. Với quy định này, ADA chỉ đòi hỏi các quốc gia phân tích khả năng

ngăn chặn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của biện pháp tạm thời mà không cần phân tích tác động của chúng đến những đối tượng khác trên thị trường. Pháp luật Hoa Kỳ sử dụng cơ chế tự động cho việc áp dụng biện pháp tạm thời, theo đó ngay sau khi có kết luận của DOC khẳng định việc bán phá giá và kết luận sơ bộ của ITC khẳng định có thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra, DOC sẽ ra lệnh thu thuế tạm thời đối với nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Với cơ chế tự động gần như kết luận sơ bộ của các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ là cơ sở duy nhất để áp dụng biện pháp tạm thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa việt nam và hoa kỳ 07002 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)