1.2. Các biện pháp chống bán phá giá
1.2.3. Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (antiduping) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán pháp giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Là một trong những biện pháp có tính chất tự vệ trong thương mại quốc tế, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia được GATT trước đây và WTO hiện nay thừa nhận. Mục đích cao nhất của thuế chống bán phá giá là nhằm hạn chế và loại bỏ những thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài, nhằm giữ vững thế cân bằng trong cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp nước nhập khẩu lạm dụng thuế chống bán phá giá để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Chính vì vậy, Hiệp định ADP của WTO đã có những quy định chi tiết hóa các điều kiện, thủ tục về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trong thương mại quốc tế.
sung đánh vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phán giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước). Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.
Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng thêm khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hoá tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại. Việc xác định giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý của chi phí [44].
Lịch sử phát triển của pháp luật chống bán phá giá đã chứng kiến những thay đổi về các biện pháp áp dụng đối với người thực hiện hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Khởi đầu Luật chống bán phá giá năm 1916 của
Hoa Kỳ đã áp dụng các chế tài dân sự và hình phạt hình sự đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn [31]. Quy định này được xây dựng từ quan niệm cho rằng bán phá giá là hành vi vi phạm pháp luật nên người thực hiện hành vi phải gánh chịu sự trừng phạt của pháp luật. Từ quan niệm biện pháp chống bán phá giá có chức năng bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, pháp luật Hoa Kỳ cho phép sử dụng tiền thu được từ thuế chống bán phá giá để chia cho các doanh nghiệp nội địa bằng Tu chính án Byrd (Tu chính Byrd do thượng nghị sỹ Robert Byrd soạn thảo và được Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2000. Tu chính này đã bị cơ quan phúc thẩm của WTO ra quyết định khẳng định vi phạm các quy định của WTO và yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ. Ngày 21/11/2005 Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ đạo luật này) [31].
Với cách thức trên, pháp luật trực tiếp đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thực hiện hành vi mà chuyển hóa trong mục đích sử dụng thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá vừa mang chức năng bù giá đối với hàng hóa nhập khẩu vừa là khoản bồi thường (hoặc hỗ trợ) cho ngành sản xuất nội địa. Tu chính án Byrd đã bị nhiều nước lên án bởi nó gây lên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Việc đánh thuế chống bán phá giá đã tạo nên sự quân bình về giá trong hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa. Nếu sử dụng chúng để bù đắp cho ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp nội địa có thêm khoản hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự bình đẳng trong cạnh tranh vừa được khôi phục đã bị phá vỡ và thuế chống bán phá giá trở thành khoản trợ cấp cho ngành sản xuất trong nước.
Bán phá giá đơn giản là hiện tượng bất thường về giá trong giao thương quốc tế và pháp luật chỉ chống lại chúng khi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất. Vì vậy, thuế chống bán phá giá không là chế tài
hành chính cũng không phải là chế tài dân sự mà chỉ là biện pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế và là biện pháp điều tiết nhập khẩu.
Với tư cách là biện pháp phòng vệ, thuế chống bán phá giá không có chức năng trừng phạt mà là công cụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước thông qua cơ chế điều chỉnh giá của hàng hóa nhập khẩu. Bằng việc áp thuế, các quốc gia nhập khẩu mong muốn đẩy giá bán của hàng hóa nhập khẩu lên tương ứng để loại bỏ khả năng gây thiệt hại hoặc loại bỏ tình trạng bán phá giá.
Với tư cách là biện pháp điều tiết việc nhập khẩu hàng hóa, biện pháp chống bán phá giá không trực tiếp đặt ra hạn ngạch để hạn chế việc nhập khẩu, song lại tác động đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhằm chi phối nhu cầu sử dụng của xã hội. Là một loại thuế áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa, trách nhiệm nộp thuế chống bán phá giá thuộc về người nhập khẩu nên doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu gánh nặng tài chính từ các khoản ký quỹ, đặt cọc hoặc thanh toán thuế cho việc nhập khẩu. Như vậy, tác dụng của việc áp thuế chống bán phá giá không chỉ làm cân bằng tình trạng cạnh tranh mà còn ảnh hưởng đến các dòng thương mại, làm thay đổi hướng kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của thị trường nhập khẩu.
Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành đã triệt để tuân thủ nguyên tắc đối vật trong truyền thống pháp luật chống bán phá giá. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa là chủ thể có trách nhiệm nộp thuế và cơ quan thực thi quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá là cơ quan hải quan. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các quy định trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 1998 và quyết định số 46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 nên hiện nay vẫn tồn tại quan niệm thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng đối với hàng hóa là đối
tượng chịu thuế.
Về phương thức áp dụng thuế chống bán phá giá thì tại Điều 6 và Khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra và quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi có hai điều kiện sau:
- Hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [41, Điều 22, Khoản 1].
Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cần triệt để tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ
cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Mức độ cần thiết và hợp lý của biện pháp chống bán phá giá được pháp luật Việt Nam diễn giải bằng các quy định: (1) thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng.
Như vậy, thuế suất được áp dụng chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn biên độ phá giá. Tuy nhiên, pháp luật chưa đặt ra cơ chế xác định mức độ hợp lý, cần thiết đủ để loại bỏ hoặc ngăn cản thiệt hại của các biện pháp chống bán phá giá. Về vấn đề này, ADA khuyến khích các nước thành viên WTO nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu mức thuế này đủ để loại bỏ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Pháp luật các nước cũng có những quy định tương tự. Pháp luật của Hoa Kỳ trao cho cơ quan có thẩm quyền được chủ động đánh giá khả năng ngăn chặn hoặc loại bỏ thiệt hại của thuế suất được áp dụng. Trong thực tế DOC thường áp dụng mức thuế suất bằng biên
độ phá giá.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện
khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên các kết luận điều tra quy định của pháp luật. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan mà còn ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại giữa quốc gia áp dụng đối với quốc gia có hàng hóa bị áp dụng.
Thứ ba, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng trực tiếp đối với
hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được hình thành từ quan niệm các biện pháp được áp dụng không là các chế tài dành cho chủ thể thực hiện hành vi bán phá giá mà chỉ là các giải pháp xử lý tình trạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Thứ tư, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không được gây thiệt
hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước. Trong các vụ việc chống bán phá giá, việc cân nhắc ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các biện pháp được áp dụng là cần thiết.
Tiểu kết chương 1
Các biện pháp chống bán phá giá nhằm mục đích tái lập trật tự trong cạnh tranh theo đúng tinh thần tự do thương mại, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự xâm chiếm của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để cản trở hàng hoá nhập khẩu là không hợp lý. Thật ra, các biện pháp chống
bán phá giá còn đóng vai trò một loại “van an toàn” cho chính sách tự do kinh
doanh: càng mở rộng cửa cho hàng hoá bên ngoài vào thì càng cần phải giữ chắc tay nắm để có thể đóng cửa ngay lại được khi cần thiết, càng chủ trương hội nhập vào khuynh hướng toàn cầu hoá thì càng phải có những biện pháp phòng thủ để trấn an các nhà sản xuất nội địa và tạo được sự ủng hộ của doanh nghiệp trong nước. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nước và khu vực công nghiệp phát triển trên thế giới, như Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và Canada, một mặt vẫn khẳng định ủng hộ tự do mậu dịch, mặt khác lại là những quốc gia dùng đến các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất.
Chương 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ