Ngày 02 tháng 7 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4460/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê- xi-a và Lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01), căn cứ vào đơn kiện nhận được ngày 06/05/2013 trước đó.
Ngày 02 tháng 12 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) công bố Kết luận điều tra sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội, có mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01), phù hợp với quy định tại Điều 17 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004
về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam [60].
Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
Ngày 25 tháng 12 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Theo Quyết định và Thông báo gửi kèm, mức thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu vào Việt Nam
Nước/vùng
lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu
Mức thuế chống bán phá giá
Trung Quốc
Lianzhong Stainless Steel Corporation 6,99% Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. 6,45%
Các nhà sản xuất khác 6,68%
Indonesia
PT Jindal Stainless Indonesia 12,03%
Các nhà sản xuất khác 12,03%
Malaysia
Bahru Stainless Sdn. Bhd. 14,38%
Các nhà sản xuất khác 14,38%
Đài Loan
Yieh United Steel Corporation 13,23% Yuan Long Stainless Steel Corp. 30,73%
Các nhà sản xuất khác 13,23%
Nguồn: http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/20130703/thep-khong-gi-can-nguoi
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/1/2014 trong thời gian 120 ngày. Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức:
Ngày 5 tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các
nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi- a và Lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01). Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu vào Việt Nam
Nước/Vùng
lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu
Biên độ bán phá giá Trung Quốc LISCO 4,64% FSSS 6,87% Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 6,58% Indonesia JSI 3,07% Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 3,07% Malaysia Bahru 10,71% Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 10,71% Đài Loan YUSCO 13,79% YLSS 37,29% Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 13,79% Nguồn: http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/20130703/thep-khong-gi-can-nguoi
Trước đó, ngày 13 tháng 8 năm 2014, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá đã họp biểu quyết và nhất trí về các nội dung liên quan đến vụ việc:
(i) Có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; (ii) Có trình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kế hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể;
nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [4].
Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị thực hiện áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam theo Quyết định số 7896/QĐ-BTC ngày 05/9/2014 và thông báo của Bộ Công Thương gửi kèm Quyết định số 7869/QĐ-BCT.
Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 5/9/2014 của Bộ Công Thương quy định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Những sản phẩm này có thể được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm [4].
Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá của Bộ Tài chính căn cứ theo quy định pháp luật về quản lý thuế và các quy định pháp lý liên quan khác [6].
Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, các quy định về thủ tục điều tra và xử lý vụ việc là bộ phận quan trọng của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa. Thủ tục điều tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ được thể hiện khá rõ rệt và đầy đủ nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi đối mặt với các vụ kiện bán phá giá. So với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra khung pháp luật cơ bản cho việc điều tra và xử lý vụ việc nhằm đảm bảo sự tương thích với những nguyên tắc chung của WTO. Các giai đoạn điều tra, xử lý vụ việc cũng phản ánh những đặc thù và phù hợp với năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, mặt hạn chế của các quy định trong pháp luật Việt Nam là còn sơ sài, nhiều quy định chưa phù hợp về câu chữ so với ADA và còn dẫn đến cách hiểu không đúng. Hạn chế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong điều kiện hiện nay.
Chương 3
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ