3.3.1 .Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
3.3.3. Rõ ràng, minh bạch trong các chi phí, nguyên liệu và lao động
để sản xuất hàng xuất khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam phải tách bạch chi phí, nhất là khối lượng tiêu hao nguyên - nhiên liệu và lao động dùng để sản xuất ra hàng xuất khẩu sang Mỹ, bảo đảm thời gian giao hàng và nâng cao giá bán cùng với tiết kiệm chi
phí sản xuất để giảm rủi ro bị kiện bán phá giá. Doanh nghiệp cần giữ sổ sách kế toán đầy đủ, rõ ràng. Có không ít doanh nghiệp chưa làm tốt việc này nên khi bị điều tra không có đủ thông tin cung cấp cho cơ quan điều tra, dẫn đến từ chối không tham gia vào quá trình điều tra, vì vậy phải chịu thuế suất toàn quốc thường là cao gấp nhiều lần so với thuế suất riêng áp cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình điều tra. Ngoài ra, luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ rất phức tạp, hầu hết công ty nước ngoài, kể cả những công ty lớn ở những nước hay bị kiện bán phá giá nhất, cũng khó có thể tự mình ứng phó. Vì thế, doanh nghiệp nên chọn những công ty luật có kinh nghiệm về kinh tế phi thị trường, hiểu về kinh doanh ở Việt Nam, có uy tín đối với DOC, đã từng tư vấn thành công cho doanh nghiệp Việt Nam trong những vụ kiện trước.
Tiểu kết chương 3
Hoa Kỳ với tư cách là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàng khó tính nhất, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng luật chống bán phá giá để điều chỉnh mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có dịp đối mặt với luật chống bán phá giá Hoa Kỳ và chúng ta thường ở phía bị động bởi hệ thống pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ khá chặt chẽ, rắn chắc. Tiếp thu kinh nghiệm từ thực tiễn các vụ kiện bán phá giá và các quy định pháp luật của Hoa Kỳ chúng ta đã rút ra được những bài học quý báu đó là: cần nhanh chóng tổ chức các khoá đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các Bộ, Ngành. Nội dung của các khoá đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá. Các cơ quan nghiên cứu cần triển khai các đề tài về chống bán phá giá và tư vấn cho nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá. Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc đưa ra các kiến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những kiến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào,.v.v..
định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra,...
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/ áp dụng thuế chống bán phá giá.
KẾT LUẬN
Qua việc so sánh pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam và Hoa Kỳ chúng ta có thể thấy Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ là một bộ luật không hề đơn giản như khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá. Sự không đơn giản không chỉ thể hiện trong các quy định và quy trình thủ tục xử lý một vụ kiện bán phá giá, mà còn thể hiện trong bản chất của bộ luật này. Rõ ràng, bộ luật chống bán phá giá của Mỹ không chỉ đơn thuần là một công cụ loại bỏ những hành vi cạnh tranh không bình đẳng mà, sâu xa hơn, còn là một công cụ bảo hộ nền sản xuất của Mỹ. Đây sẽ là một trở lực lớn cho thương mại thế giới nói chung và đặc biệt là cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình buôn bán với các bạn hàng Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nghiệp hướng tới thị trường ngoại quốc, cần có những đối sách thích hợp để đối phó với bộ luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng như bộ luật chống bán phá giá của các quốc gia khác bởi trong tương lai, khi các hàng rào thương mại cổ điển được dỡ bỏ dần theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, luật chống bán phá giá sẽ là một công cụ đắc lực trong việc đối phó với hàng nhập khẩu, và do vậy, sẽ được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Từ việc nghiên cứu những quy định pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trong khoa học pháp lý không có những xung đột về khái niệm và bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các nhà làm luật Việt Nam lại có những nhận thức khác biệt về hiện tượng này trong giai đoạn xây dựng pháp luật khác nhau. Bằng chứng cho nhận định này là sự tồn tại hai quy định về bán phá giá có nội dung khác nhau trong Pháp lệnh giá năm 2002 và Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
2. Pháp lệnh chống bán phá giá là một chế định quan trọng trong thương mại quốc tế. Ngày nay, chế định này đã trở thành một nội dung quan
trọng trong khuôn khổ pháp lý quốc tế bằng sự ra đời của Hiệp định thực thi Điều VI của GATT. Các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã ban hành và áp dụng ngày càng phổ biến các văn bản pháp luật về chống bán phá giá dựa trên những nguyên tắc đã được ghi nhận trong ADA. Tại Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định về vấn đề này là Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004. Văn bản này chủ yếu quy định về quy trình điều tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá bao gồm các quy định về căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành thủ tục điều tra, xử lý vụ việc.
3. Các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá khá tương đồng với các quy định của pháp luật Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm khác biệt cơ bản: 1) Các thức thiết kế và sắp xếp các nội dung khác nhau; 2) Các quy định trong pháp luật Việt Nam chưa đầy đủ và rõ ràng như trong pháp luật Hoa Kỳ. Nhiều nội dung chưa được Pháp lệnh giải quyết hoặc chưa giải quyết triệt để.
4. Cách thức tổ chức bộ máy thực thi pháp luật chống bán phá giá là nguyên nhân cơ bản làm cho pháp luật chưa được thực thi trên thực tế một cách có hiệu quả. Năng lực thực thi và sự bất hợp lý trong tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền, sự thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu đoàn kết trong cộng đồng doanh nghiệp, vị thế thương mại của Việt Nam chưa cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Andrew Hudson (2004), Tổng quan về các quy định Chống bán phá giá
của WTO, Hoa Kỳ, EU và Úc, Tài liệu Hội thảo Pháp lệnh chống bán phá
giá do Bộ Thương mại phối hợp với Úc tổ chức tại TP. HCM.
2. Lý Vân Anh (2009), “Phương pháp quy về không (zeroing) trong điều tra về bán phá giá: sửa đổi các quy định của WTO và tác động đối với Việt
Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), tr.38-46.
3. Bộ Thương mại - Vụ CSTM Đa Biên (2000), Kết quả vòng đàm phán
Uruguay về hệ thống thương mại đa biên, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Bộ Thương mại (2001), Chống bán phá giá: Mặt trái của tự do hóa
thương mại, Hà Nội.
5. Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản (2005), Báo cáo về sự không phù
hợp với WTO trong chính sách thương mại của một số nước đối tác 2005,
Chương V, tr.255.
6. Bộ Công Thương (2014), Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá
giá số 7896/QĐ-BTC, ngày 5 tháng 9 năm 2014, Hà Nội.
7. Bộ Công Thương Cục Quản lý Cạnh tranh (2012), Bản tin cạnh tranh và
người tiêu dùng số 34/2012, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2014), Công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc áp
dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam, Hà Nội.
9. CEG (2005), “Nâng cao năng lực chống bán phá giá cho Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tài liệu hội thảo của Dự án, Quỹ xây
10. Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 06/2006 ban hành ngày
09 tháng 01 năm 2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Hà Nội.
11. Nguyễn Trung Đông (2010), Bán phá giá, chống bán phá giá: Mục tiêu
và bản chất, http://cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman &task
=doc_ details&gid=363&Itemid=489&lang=vi.
12. Nguyễn Trần Duy (2007), Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa
trong thương mại quốc tế, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
13. Hell R. Weeke (2003), Thủ tục chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ,
Tài liệu hội thảo do BTM phối hợp với dự án STAR tổ chức tại Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), “Nhận diện đặc điểm pháp lý cơ bản của
tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO”, Tạp chí Luật
học, (8), tr.38-44.
15. Hiệp hội ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản (1997), “Thông tin về vụ
kiện bán phá giá giữa EU và Nhật Bản đối với các sản phẩm bán dẫn”, “Thông báo về thỏa thuận giữa ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản và EU”, http://www.jeita.or.jp/eiaj/english/news/pre18/index.htm.
16. Hoàng Phước Hiệp (2009), “Xu hướng hài hòa pháp luật về đầu tư trong
khuôn khổ ASEAN”, Tạp chí Luật học (3), tr.31-42.
17. Hội đồng Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) (2002), Các qui định về
chống bán phá giá của Hoa Kỳ, tháng 12/2002.
18. Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại-Trung tâm WTO-Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam (2008), Kiện chống bán phá giá – Các biện
19. Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại-Trung tâm WTO-Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam (2014), Bản tin Phòng vệ thương mại số 1
Quý I/2014, Vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam – Góc nhìn từ Doanh nghiệp, Hà Nội.
20. Đỗ Tuyết Khanh (2004), “Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá
(antidumping) của Mỹ”, Thời đại mới, Tạp chí Nghiên cứu &Thảo luận, (1).
21. Đoàn Trung Kiên (2005), Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
22. Đoàn Trung Kiên (2010), “Cơ quan chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học,
(6), tr.25-32.
23. Vũ Thị Phương Lan (2009), “Lịch sử pháp luật chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật học (11), tr.35-40.
24. Vũ Thị Phương Lan (2010), “Xác định biên độ bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới và
Hoa Kỳ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11), tr.53-59.
25. Vũ Thị Phương Lan (2010), “Xác định giá trị thông thường của hàng hóa
bị kiện bán phá giá theo pháp luật WTO”, Tạp chí Luật học (5), tr.40-46.
26. Lindsey, Brink và Dan Ikenson (2002), Cải cách Hiệp định chống bán
phá giá: Con đường cho các đàm phán WTO, Phân tích chính sách
thương mại, số 21, Viện Cato, Washington DC.
27. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2004), Pháp luật về chống
bán phá giá – Những điều cần biết, Hà Nội.
28. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng tư vấn về các
biện pháp phòng vệ thương mại (2010), Cẩm nang kháng kiện chống bán
29. Lê Như Phong (2004), Pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) và vấn đề hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
30. Minh Quang (2005), Xuất khẩu xe đạp bị giảm mạnh vì chống bán phá
giá, Vietnamnet,6/8/2005. http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongmaidichvu/
2005/08/476266/.
31. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
32. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị chủ động phòng, chống các vụ kiện
thương mại nước ngoài, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 20/2005/CT- Ttg ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.
33. Bùi Anh Thủy (2007), “Các vụ kiện chống bán phá giá và cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.29-34.
34. Bùi Anh Thủy (2007), “Doanh nghiệp Việt Nam và cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO”, Tạp chí dân chủ & Pháp luật, (2), tr.31-35.
35. Nguyễn Thị Thu Trang (Chủ biên) (2010), Cẩm nang kháng kiện chống
bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, Giấy phép số 38/GP-CXB do
Cục xuất bản cấp ngày 4/5/2010, Hà Nội.
36. Phạm Thị Trang (2009), Pháp luật của liên minh châu Âu về chống bán phá
giá và thực tiễn việc chống bán phá giá của liên minh châu Âu với hàng hóa Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
37. Nguyễn Qúy Trọng (2012), “Biện pháp tự vệ thương mại trong nhập khẩu
hàng hóa vào Việt Nam – Điều kiện và thủ tục áp dụng”, Tạp chí Luật
học, (4), tr.44-51.
38. Đỗ Văn Trường (2002), “Những biện pháp đối phó với các vụ kiện chống
39. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các
Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển.
40. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh giá năm 2002 ngày 26
tháng 4 năm 2002 số 40/2002/PL-UBTVQH10, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2004), Pháp luật về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
43. Hoàng Thị Vịnh (2009), “Một số vấn đề lý luận về thương mại dịch vụ