Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 48 - 55)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp

3.2.1. Môi trường vĩ mô

3.2.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, để có thể hội nhập vào thị trường chung, Nhà nước ta đã có nhiều cải cách trong hệ thống các quy định pháp luật nói chung và lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản nói riêng. Hệ thống Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn, sôi động hơn. Những nỗ lực trong công tác quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển đã mang lại những đóng góp đáng kể. Công tác quy hoạch có tầm nhìn dài hạn đã đóng góp rất lớn cho việc định hướng phát triển thị trường bất động sản.

Hệ thống các văn bản pháp luật về bất động sản và thị trường bất động sản được ban hành đã tác động mạnh đến định hướng và tính chất hoạt động của thị trường bất động sản

Việc quản lý của nhà nước về thị trường bất động sản trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Thị trường bất động sản phát triển tạo ra sự sôi động trong một số lĩnh vực liên quan như ngành xây dựng, vật liệu, giao thông vận tải,… và tác động đến tăng trưởng kinh tế, thu hút được lượng vốn đáng kể từ trong

0 2013 2014 2015 Tổng doanh thu 6.000 12.000 10.000 8.000 4.000 2.000

và ngoài nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở vẫn còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, môi trường pháp luật của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện và hình

thành ở nhiều lĩnh vực mới nên thường bổ sung, sửa đổi, không ổn định. Đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động của thị trường bất động sản.

Các luật lệ, chính sách, thông tư, quy định thường xuyên ban hành nhiều khi trùng lặp, thậm chí còn phủ định nhau, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một bất cập lớn hiện nay là hiện tượng đầu cơ chưa được kiểm soát. Đó là nguyên nhân của những cơn sốt giá trên thị trường mà người chịu thiệt thòi chính là những người dân. Cần phải nhìn nhận rằng, những dự án phát triển bất động sản ở các khu đô thị mới chủ yếu nhằm phục vụ cho những người có thu nhập cao, trong khi việc bán nhà cho người có thu nhập thấp lại chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, về mặt thể chế, có quá nhiều các cơ quan cùng tham gia quản lý toàn

bộ hoặc từng phần của lĩnh vực bất động sản như: các cơ quan quản lý đất đai, mua bán, chuyển nhượng, xây dựng,…khiến cho việc điều hành kém hiệu quả và thiếu thống nhất trong lĩnh vực này.

Về chính trị, Việt Nam hiện nay được xem là nước an toàn nhất về đầu tư tại Châu Á, và là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới.

Những điều kiện thuận lợi của môi trường chính trị pháp luật mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, đó là tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nguy cơ, một số tồn tại cần phải được Quốc hội bàn sửa như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều thay đổi làm cho các nhà đầu tư chưa yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

Cơ hội: Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị rất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Một số chính sách về giao dịch, quyền sở hữu bất động sản được cải thiện làm cho thị trường bất động sản lành

Nguy cơ: Các chính sách, pháp lý chưa đồng bộ, đặc biệt trong trong quản lý xây dựng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai còn rất nhiều bất cập, chồng chéo nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện dự án.

3.2.1.2. Môi trường kinh tế

Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế: Năm 2014 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong những năm gần đây.

Bảng 3.2: Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2015

Năm 2013 2014 2015

Tỷ lệ tăng trưởng 5,89% 5,03% 5,1%

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013-2015

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2015

4,60% 4,80% 5,00% 5,20% 5,40% 5,60% 5,80% 6,00% 1 2 3 Năm % Tỷ lệ tăng trưởng (Nguồn Tổng cục thống kê)

Dự báo tình hình kinh tế thế giới có những khởi sắc trong năm 2016, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, dù còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 được dự đoán có nhiều khả năng sẽ hồi phục nhưng sẽ thiếu bền vững nếu những tồn tại mang tính cơ cấu của nền kinh tế chưa được giải quyết, như yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực thấp, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, bất cập tồn tại trong hệ thống luật pháp, chính sách… Năm 2015 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

lạm phát cao do tác động trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2014.

Bảng 3.3: Dự báo tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam từ năm 2016 đến 2018

Năm 2016 2017 2018

Tỷ lệ tăng trưởng 6,4% 7,0% 6,8%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 3.3: Dự báo tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

6,40% 7,00% 6,80% 6,10% 6,20% 6,30% 6,40% 6,50% 6,60% 6,70% 6,80% 6,90% 7,00% 7,10% 2015 2016 2017 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo báo cáo “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” mới được Ernst & Young công bố, mức tăng GDP của Việt Nam dự kiến đạt đỉnh 7% vào năm 2016, nhờ nỗ lực của chính phủ trong giảm thâm hụt ngân tài khóa và lạm phát, hạ lãi suất cho vay.

Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi sức mua của khách hàng, khi họ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Lạm phát làm cho nền kinh tế đi vào khủng hoảng và khó khăn hơn. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Thịnh Đạt.

Bảng 3.4: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

Tỷ lệ lạm phát 18,13% 6,81% 6,6%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lạm phát của việt nam giai đoạn 2013-2015

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00% 20,00% 1 2 3 Năm % Tỷ lệ tăng trưởng Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2013 (18,13%) xuống mức 1 con số 6,81% năm 2014. Năm 2013, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%. Nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu(+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), Theo báo cáo “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” mới được Ernst & Young công bố, dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2104 đến 2017 lần lượt là 6,5%; 6,0%; 5,5% và 5,0%.

Bảng 3.5: Dự báo tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2016 đến 2018

Năm 2016 2017 2018

Tỷ lệ lạm phát 6,0% 5,5% 5,0%

Biểu đồ 3.5: Dự báo tỷ lệ lạm phát 6,00% 5,50% 5,00% 4,50% 5,00% 5,50% 6,00% 6,50% 2015 2016 2017 Nguồn: Tổng cục thống kê

Dự báo kinh tế thế giới có những khởi sắc trong năm 2016, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, dù còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2016 tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát cao do tác động trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2016. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, các giải pháp, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của Chính phủ đã cho thấy những hiệu quả bước đầu, dự báo lạm phát tiếp tục được kiềm chế trong các năm tiếp theo.

Với đặc thù ngành là tỷ lệ vay nợ lớn, mặt bằng lãi suất ở mức thấp hơn đã giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng giảm gánh nặng chi phí lớn.

Hơn nữa, Quyết định số 71/2013 QĐ-TTg ngày 9/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Đây là cơ hội để ngành xây dựng bất động sản nói chung đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành. Đã có khoảng 23 dự án cơ sở hạ tầng được phép gọi vốn PPP như dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hà Nội (33.000

tỷ đồng), đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (48.300 tỷ đồng), đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái (25.000 tỷ đồng), sân bay Long Thành (1,4 tỷ USD)…

3.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng nhất định đến chiến lược kinh doanh của Công ty. Đời sống kinh tế xã hội không ngừng được cải thiện, người dân mong muốn có được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, quy hoạch đô thị hợp lý tiện nghi hơn… Thông qua các cơ quan ngôn luận, báo chí, người dân đòi hỏi chất lượng công trình phải ngày càng tốt hơn, đẹp hơn. Đây là một áp lực đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng bất động sản và bất động sản.

Tình trạng tham nhũng trong xây dựng, bất động sản đang là một quốc nạn. Trong thời gian qua hiện tượng đấu thầu gian lận, tham ô trong bất động sản và xây dựng… đã dẫn đến hàng loạt các công trình chất lượng kém, thất thoát vốn đầu tư, tiến độ chậm trễ và nghiêm trọng hơn là tạo ra một thị trường cạnh tranh không lành mạnh. Chất lượng công trình đang là vấn đề thời sự hiện nay, rất nhiều công trình vừa được nghiệm thu bàn giao lại xuống cấp, hư hỏng trầm trọng nguyên nhân do các doanh nghiệp không kiểm soát được giá thầu, bỏ giá quá thấp, trình độ tư vấn giám sát công trình còn yếu, ý thức của đơn vị thi công về chất lượng công trình chưa cao… Điều này đặt ra cho các ngành chức năng khi chọn lựa đơn vị thi công cần cân nhắc thật kỹ giữa tài chính và năng lực thi công nhằm chọn ra đơn vị thi công có năng lực thi công công trình đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật đề ra trong thiết kế.

3.2.1.4. Môi trường công nghệ

Công nghệ là một yếu tố có mức độ thay đổi nhanh chóng qua từng giờ từng ngày. Là một quốc gia đang còn kém phát triển, việc áp dụng những thành tựu công nghệ mới vào sản xuất là một trong những yếu tố then chốt, tạo ra động lực để phát triển nền kinh tế.

Vì vậy, Chính phủ đã xác định lấy mục tiêu công nghệ hiện đại thông qua các bước đi tắt, đón đầu về công nghệ làm nền tảng cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. điều này có ảnh hưởng tốt đến công ty khi được tạo điều kiện thuận lợi nhiều

mặt để nhập khẩu các máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản, công nghệ máy móc cũng là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Những thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng làm cho máy móc của công ty trở nên lỗi thời trong khi đầu tư máy móc thiết bị hiện đại không phải là điều đơn giản do máy móc công nghệ cao thì giá thành rất cao. Tuy nhiên công ty luôn cố gắng sử dụng những máy móc thiết bị có hiệu năng sử dụng cao trong ngân sách cho phép để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)