Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 55 - 62)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp

3.2.2. Môi trường vi mô

3.2.2.1. Áp lực của nhà cung cấp

Quỹ đất:

Nhà cung cấp cung ứng những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm. Mỗi ngành khác nhau thì yếu tố đầu vào cũng khác nhau và sản phẩm bất động sản cũng vậy, nó mang những nét đặc trưng riêng. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh bất động, để đánh giá về sức ép từ phía nhà cung cấp, ta có thể chia làm 2 nhóm đối tượng chính: đất xây dựng và nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

Đất là tài sản chung của quốc gia, nhà nước là đại diện của sở hữu, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn cung đất cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà có được từ các nguồn chủ yếu sau:

- Thứ nhất, doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang xây dựng các dự án bất động sản. Đây phải là đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn đất này thường không nhiều.

- Thứ hai, tiến hành liên doanh với các đối tác có đất, còn doanh nghiệp bỏ vốn ra xây dựng, lợi nhuận chia theo thoả thuận. Phương án này thường là các công ty nước ngoài có vốn lớn hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam.

- Thứ ba, nguồn cung đất có được do quá trình đô thị hoá, chuyển đất nông nghiệp sang đất có mục đích phi nông nghiệp. Điều này phụ thuộc vào chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện sẽ tham gia đấu thầu.

Tuy nhiên, theo cách này thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian nên ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch thực hiện dự án của công ty.

Nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến giá cả và lợi nhuận của công ty. Đối với ngành xây dựng bất động sản, nguyên vật liệu chủ yếu là xi măng, săt thép…và cần một khối lượng rất lớn đối với một công trình. Một bất động sản phải đồng bộ về chất lượng nên nhà cung cấp thường là cố định, ít thay thế. Vì vậy số lượng nhà cung cấp để thay thế là rất ít vì đối với một công ty kinh doanh bất động sản thường chỉ là một khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lượng họ cung cấp trên thị trường và các công ty này có quyền áp đặt giá. Hơn nữa, đối với mặt hàng này chi phí chuyển đổi nhà cung cấp mới sẽ rất cao nên áp lực từ các nhà cung cấp là rất lớn.

Ngân hàng

Đặc trưng của ngành kinh doanh bất động sản là tỷ lệ sử dụng vốn vay rất lớn để tiến hành thực hiện dự án, sau đó khi có nguồn thu sẽ hoàn trả lại các khoản vay này. Một số công ty cổ phần thì có thể sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để triển khai thực hiện dự án.

Thực tế, Hoàng Thịnh Đạt chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án. Việc này có lợi ích là công ty hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành quản lý công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi công ty có mối quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức tín dụng. Hoàng Thịnh Đạt đã và đang xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các ngân hàng lớn trong nước như Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng công thương Việt Nam (VietinBank).

3.2.2.2. Áp lực từ khách hàng

Người mua có thể được xem như là một sự cạnh tranh trực diện khi khách hàng có thể buộc doanh nghiệp giảm giá sản phẩm hoặc có yêu cầu về chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại nếu áp lực từ người mua giảm sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tăng giá để thu lợi nhuận nhiều hơn.

Đối với lĩnh vực bất động sản thuộc Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Thịnh Đạt thì nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cũng khác nhau và được phân chia thành

- Các cơ quan hành chính Nhà nước - Các tổ chức xã hội

- Các Công ty trong nước, - Các cá nhân

Thuận lợi của Công ty là đã tạo được mối quan hệ rộng và hữu hảo với khách hàng, tạo sự tín nhiệm và thiện chí của khách hàng. Mục tiêu chính của Công ty là khai thác khách hàng hiện tại và thông qua chất lượng Công trình Công ty tự quảng cáo cho mình để tìm kiếm khách hàng mới.

Thách thức đối với công ty chính là yêu cầu chất lượng các công trình phải đảm bảo, thời gian thi công nhanh trong khi đó thời gian hoàn vốn lại khá chậm. Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu ở Hà Nội và các vùng phụ cận.

Công ty đang tìm kiếm khách hàng tại các thị trường mới có nhiều triển vọng dựa vào mối quan hệ của mình.

3.2.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế

Bất động sản là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc trưng riêng, là kết hợp của nhiều loại sản phẩm của nhiều ngành khác nhau. Đây là một sản phẩm rất phức tạp, có một không hai, không có một sản phẩm bất động sản nào giống sản phẩm khác. Một phần vì trong thành phần chính cấu tạo nên bất động sản chính là đất đai, mà đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt và có tính khác biệt. Đất đai ở vị trí khác nhau thì khác nhau về giá trị và không bao giờ có một vị trí khác tương tự vậy được. Tiếp đó để có được một sản phẩm bất động sản đòi hỏi sự kết hợp một cách hoàn hảo các sản phẩm từ các ngành khác và phải có một loại sản phẩm để quản lý quá trình kết hợp này là quản lý dự án. Sản phẩm bất động sản không có sản phẩm thay thế nên áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế không tồn tại.

3.2.2.4. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng họ có khả năng cạnh tranh nếu lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là mối đe dọa trong tương lai của doanh nghiệp.

Nhóm 1:

Nhóm 1 là những doanh nghiệp có những ngành nghề chính không phải thuộc lĩnh vực xây dựng như: Công ty cổ phần bê tông Sông Đà, Công ty cổ phần số Minh Thăng là những công ty lâu năm có ngành nghề mũi nhọn là bê tông và các ngành cơ khí phục vụ các ngành thi công cầu; Công ty cổ phần xử lý nền móng và công trình ngầm Fecon chuyên thi công trong lĩnh vực xử lý nền móng như: cọc cát, cọc xi măng, thí nghiệm cơ đất nền móng; công ty đầu tư và phát triển UDIC chuyên làm các dự án xây lắp, hạ tầng, kinh doanh bất động sản; Công ty Licogi 13 chuyên thi công đóng cọc, Công ty sông Đà 8 kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp…

Các công ty trên do nhu cầu nội bộ của các dự án mà sẵn sàng mở thêm ngành nghề xây dựng do tính chất công nghệ, thiết bị máy móc, trình độ tay nghề công nhân họ đang có sẵn. Bước đầu chỉ nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một số bộ phận lao động dư thừa, tận dụng thiết bị máy móc, mặt bằng nhằm tăng thêm một phần doanh thu sản lượng. Trong một thời gian ngắn có một số công ty ngành chính làm ăn không hiệu quả đồng thời họ nhận thấy lĩnh vực kinh doanh xây dựng có xu hướng phát triển, làm ăn hiệu quả do đó các công ty này bắt đầu chuyển sang đầu tư chiều sâu lẫn chiều rộng và ngày càng phát triển.

Đây là những đối thủ có sức cạnh tranh rất lớn với Hoàng Thịnh Đạt vì họ chính là khách hàng của Hoàng Thịnh Đạt trước đây. Hiện nay những công ty này đang hoạt động trong lĩnh vực khác, họ hiểu rất rõ về tính chất kỹ thuật của sản phẩm, thị trường tiêu thụ và có mối quan hệ rộng trong lĩnh vực xây dựng vì thế họ cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm đáng kể và họ cũng thu hút một lượng lớn khách hàng. Để hoạch định chiến lược cho Công ty cổ phần đầu tư HOÀNG THỊNH ĐAT cần phải lưu ý, phân tích kỹ những nguồn lực, những thế mạnh của các công ty trên.

Nhóm 2:

Nhóm 2 thuộc về các công ty mới thành lập. Các công ty này đã nghiên cứu rất kỹ thị trường và có thời gian chuẩn bị về tài chính, công nghệ, nhân lực, địa điểm cũng như phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các công ty đang hoạt động

trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, những công ty mới thành lập có sức cạnh tranh lớn trên thị trường như một số công ty trên địa bàn khu vực phía Bắc như: Công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh với số vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ lên tới 150 tỷ đồng, Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội cũng đang đầu tư và mở rộng sản xuất, Công ty cổ phần Mạnh Hà…

Đây là những đối thủ tiềm năng có khả năng chiếm lĩnh thị trường xây dựng trong một vài năm tới khi họ đã tìm được khách hàng và xây dựng được thương hiệu.

3.2.2.5. Áp lực từ môi trường cạnh tranh

Hiện nay, ở Hà Nội và các tỉnh lân cận có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên các công ty sau đây được Ban lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Thịnh Đạt xác định là đối thủ cạnh tranh hiện nay: Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội, Công ty xây dựng Minh Hóa, Công ty xây lắp Hoàng Mai. Đây là những công ty ở địa bàn Hà Nội.

Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội là công ty được sự hỗ trợ lớn của Chính quyền địa phương, là doanh nghiệp nhà nước mặc dù đã được cổ phần hóa. Công ty hoạt động đa ngành nghề và đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên trình độ quản lý, tay nghề của cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế. Máy móc thiệt bị nhìn chung còn thiếu và chậm đổi mới. Tuy nhiên đây mà một trong những công ty được đánh giá là có khả năng tài chính tương đối mạnh, đội ngũ nguồn nhân lực trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

Công ty cổ phần xây dựng Minh Hóa là công ty đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tuy nhiên vị thế thương hiệu của Công ty chưa cao, bên cạnh đó, công ty này có nhiều sức mạnh từ nội lực” đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, máy móc thiết bị đa dạng và nhiều chủng loại, hoạt động đa ngành nghề nên có thể tranh thủ mối quan hệ với các đối tác để thu hút khách hàng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy nhiên, một điểm yếu lớn nhất của Công ty này là chất lượng sản phẩm mà Công ty cung cấp cho khách hàng có chất lượng chưa cao, cụ thể là các công trình nhà vượt lũ do Công ty thi công trong địa bàn tỉnh Hà Nội.

Công ty xây lắp Hoàng Mai là công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tình hình tài chính còn chưa ổn định, đội ngũ nguồn nhân lực còn đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên công ty hoạt động khá uy tín trên địa bàn Hà Nội, với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình công ty đã xây dựng những công trình chất lượng trong đó tập trung mạnh vào các công trình dân dụng.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty so với các công ty đã được cho là đối thủ cạnh tranh (Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội, Công ty xây dựng Minh Hóa, Công ty xây lắp Hoàng Mai), tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia và xây dựng nên ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hoàng Thịnh Đạt. Có 14 chuyên gia được lựa chọn là lãnh đạo của Công ty, của ngành và của đối thủ cạnh tranh:

Mặc dù có rất nhiều yếu tố để so sánh năng lực cạnh tranh giữa các Công ty, nhưng trong phạm vi luận văn, tác giả lựa chọn các yếu tố được coi là quan trọng hơn cả. Bảng ma trận năng lực cạnh tranh đã chỉ ra rằng: Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Thịnh Đạt có năng lực cạnh tranh thấp nhất, đạt 2,406 điểm. Cao nhất là công ty cổ phần xây dựng Hà Nội đạt 3,058 điểm.

Bảng 3.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh TT Yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh Tầm quan trọng Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội Công ty Hoàng Thịnh Đạt Công ty xây dựng Minh Hóa Công ty xây lắp Hoàng Mai Phản ứng Điểm quan trọng Phản ứng Điểm quan trọng Phản ứng Điểm quan trọng Phản ứng Điểm quan trọng

1 Tốc độ tăng trưởng của ngành 0,079 2 0,158 2 0,158 2 0,158 2 0,158

2 Thị phần của Công ty 0,098 4 0,392 2 0,196 3 0,294 2 0,196

3 Uy tín về thương hiệu 0,086 4 0,344 3 0,258 3 0,258 3 0,258

4 Qui mô của công ty 0,086 3 0,258 2 0,172 3 0,258 2 0,172

5 Chất lượng dịch vụ 0,077 3 0,231 3 0,231 3 0,231 2 0,154

6 Chính sách bán hàng 0,065 2 0,13 2 0,13 2 0,13 2 0,13

7 Khả năng cạnh tranh về giá, thù lao 0,085 3 0,255 2 0,17 3 0,255 2 0,17

8 Khả năng tài chính 0,098 4 0,392 3 0,294 4 0,392 3 0,294

9 Khả năng marketing của Công ty 0,066 2 0,132 2 0,132 2 0,132 2 0,132

10 Dịch vụ sau bán hàng 0,065 3 0,195 2 0,13 3 0,195 2 0,13

11 Sự hỗ trợ của chính quyền 0,098 4 0,392 3 0,294 3 0,294 3 0,294

12 Hệ thống phân phối 0,099 2 0,198 2 0,198 2 0,198 2 0,198

Như vậy trong bảng so sánh cạnh tranh ở trên, điểm tính cho công ty cổ phần đầu tư Hoàng Thịnh Đạt là thấp nhất (2,363). Điều này cho thấy so với các công ty khác là đối thủ cạnh tranh chủ yếu thì Hoàng Thịnh Đạt yếu hơn trên nhiều mặt. Đây là một thách thức không nhỏ. Công ty cần có cách đi trong chiến lược phát triển phù hợp mới có thể thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)