PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Bảng 3.11. Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Môi trường chính trị rất ổn định, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư

O2: Kinh tế tăng trưởng O3: Lãi suất tín dụng ngày càng giảm

O4: Nắm giữ nhiều dự án kinh doanh tốt, có vị trí đại lý thuật lợi

O5: Nhu cầu về xây dựng bất động sản ngày càng cao Những thách thức (T) T1: Chính sách về xây dựng, đầu tư, bất động sản chưa đồng bộ, còn chồng chéo T2: Tỷ trọng ngành xây dựng bất động sản ngày càng giảm T3: Tỷ lệ lạm phát ngày càng cao

T4: Đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao hơn

T5: Áp lực từ đối thủ cạnh tranh Những mặt mạnh (S) S1: Tài chính ổn định S2: Nguồn nhân lực trình độ cao S3: Hệ thống phân phối tốt S4: Sản phẩm đa dạng S5: Công nghệ tiên tiến

O1, O2, O3, O4, O5 - S1, S2, S3, S4, S5 =>

- Chiến lược khai thác thị trường hiện có.

- Chiến lược mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư - Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

S1, S2, S3, S4, S5 - T1, T2, T3, T4, T5 =>

- Chiến lược liên doanh, liên kết

Những mặt yếu (W)

W1: Giá cả chưa linh hoạt W2: Hoạt động marketing yếu W3: Cán bộ thiếu kinh nghiệm W4: Năng lực quản trị điều hành chưa hiệu quả

W5: Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh

W1, W2, W3, W4, W5 - O1, O2, O3, O4, O5 =>

- Chiến lược đẩy mạnh hệ thống thông tin

W1, W2, W3, W4, W5 - T1, T2, T3, T4, T5 => - Chiến lược marketing - Chiến lược nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động

* Phân tích các điểm Mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức theo mô hình ma trận để tìm ra những chiến lược cụ thể

1. Kết hợp giữa điểm Mạnh và Cơ hội:

- Xác định địa bàn kinh doanh: Ưu thế của công ty là nắm giữ nhiều dự án kinh doanh tốt, kết hợp với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi. Công ty cần tập trung phát huy khai thác trên địa bàn truyền thống là khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía bắc, nơi mà công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

- Trên cơ sở những lợi thế cạnh tranh của công ty, sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ thị trường tài chính (phát hành cổ phần tăng vốn Điều lệ, tìm kiếm đối tác chiến lược, hợp tác đầu tư tại các dự án, …)

2. Kết hợp giữa yếu tố Yếu và Cơ hội: nhằm khắc phục những điểm yếu của công ty, trên cơ sở những cơ hội, công ty xác định chiến lược tìm kiếm những đối tác chiến lược có năng lực về tài chính, quản lý và đặc biệt là giàu kinh nghiệm trong quản lý, phục vụ khách hàng.

3. Kết hợp giữa yếu tố Mạnh và Thách thức: dựa trên những điểm mạnh của công ty để dự phòng và vượt qua những thách thức mà công ty sẽ đương đầu, cụ thể:

- Trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc công ty nắm giữ các dự án kinh doanh tốt và có vị trí đại lý thuận lợi là một lợi thế trong kinh doanh cũng như trong mời gọi hợp tác đầu tư.

- Ngoài ra, công ty cần nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách, phát triển các dòng sản phẩm dịch vụ khách hàng tại dự án (xây nhà, sửa chữa nhà, cây xanh, …)

- Trước thách thức từ các đối thủ cũ và đối thủ mới, công ty lựa chọn chiến lược hợp tác đầu tư.

4. Kết hợp giữa yếu tố Yếu và Thách thức: tìm kiếm những chiến lược nhằm giảm thiểu những mặt yếu của công ty.

- Thách thức về đối thủ cạnh tranh có tiềm lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực khách hàng, công ty tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm.

- Khắc phục điểm yếu của công ty trong khả năng nguồn lực cho phép: tăng vốn điều lệ theo lộ trình, tập trung nguồn vốn đầu tư tại các dự án trọng tâm sớm có sản phẩm đầu ra …

- Phát triển chính sách tập trung vào khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: đào tạo nguồn nhân lực hiện có, thu hút người tài về làm việc cho công ty.

*Phương án chiến lược từ ma trận chiến lược chính

Bảng 3.12. Ma trận IE Tổng điểm quan trọng của ma trận EFE

Tổng điểm quan trọng của ma trận IFE

4 Cao 3 Trung bình 2 Yếu 1

Cao 3 I II III

Trung bình 2 IV V VI

Yếu 1 VII VIII IX

Nguồn: http://quantri.vn và tổng hợp của tác giả

Với tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE (bên ngoài) là 2.726 điểm và tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE (bên trong) là 2,957 điểm, ma trận IE đã cho thấy vị trí hiện nay của Công ty nằm trong các ô III, V, VII với chiến lược Nắm giữ và duy trì. Chiến lược thích hợp với năng lực hiện tại mà Công ty cần quan tâm và áp dụng là tăng trưởng tập trung gồm: Thâm nhập và phát triển thị trƣờng.

* Các phương án chiến lược có thể lựa chọn từ ma trận SWOT

Dựa vào các chiến lược được đưa ra ở ma trận chiến lược chính và ma trận SWOT thì các chiến lược được đề xuất là:

- Chiến lược 1: Chiến lược mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư - Chiến lược 2: Chiến lược khai thác thị trường hiện có

- Chiến lược 3: Chiến lược liên doanh, liên kết - Chiến lược 4: Chiến lược marketing

CHƢƠNG 4:

ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư hoàng thịnh đạt (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)