Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại hà nội 07 (Trang 45 - 52)

2.1. Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam

2.1.2. Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam

Pháp lệnh Thanh tra và hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời cùng với việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật khác của thanh tra đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra nói chung và vai trò của thanh tra ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng nói riêng. Nhận thức được

tầm quan trọng đó, NHNN đã tiến hành củng cố và kiện toàn lại hệ thống thanh tra từ Trung ương đến địa phương, với việc đổi mới tổ chức, tăng cường đào tạo lại đội ngũ thanh tra hiện có, hình thành hệ thống thanh tra ngân hàng trong toàn quốc ở Trung ương và chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng mô hình tổ chức thanh tra được biểu thị ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Thanh Tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng)

(Nguồn: Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội).

Sau khi có các Pháp lệnh Ngân hàng, tổ chức thanh tra ngân hàng đã được củng cố để để phù hợp với yêu cầu mới, đặc biệt sau khi Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực (từ tháng 10 năm 1998); Nghị định số 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân

hàng ngày 04 tháng 9 năm 1999 quy định hệ thống tổ chức thanh tra bao gồm: Thanh tra NHNN và Thanh tra chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau khi có Luật Ngân hàng Nhà nước 1997)

Quan hệ điều hành trực tiếp

Quan hệ gián tiếp: Chỉ đạo về mặt chủ trương, chính sách, quản lý một số việc liên quan đến bổ nhiệm cấp thanh tra, cấp và quản lý thẻ thanh tra viên, yêu cầu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ, quan hệ phối hợp trong chỉ đạo và xử lý sau thanh tra; kiểm tra trách nhiệm của Giám đốc chi nhánh trong việc chỉ đạo công tác thanh tra.

(Nguồn: Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội).

Thanh tra Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố Các vụ, cục Ngân hàng Nhà nước

Thanh tra Các phòng nghiệp vụ

Phòng Thanh tra các TCTD nhà nước Phòng Thanh tra các TCTD cổ phần Phòng Thanh tra ngân hàng nước ngòai và liên doanh Phòng Thanh tra các TCTD phi ngân hàng Phòng Thanh tra các TCTD hợp tác Phòng xét khiếu tố Phòng giám sát, phân tích Văn phòng thanh tra

Theo Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 1675/2004/QĐ - NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 23 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngân hàng quy định “Thanh tra ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu

tổ chức của NHNN thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ngân hàng và giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật” [20, Điều 1].

Điều hành hoạt động của Thanh tra Ngân hàng là Chánh thanh tra NHNN. Cũng theo quy định này, tổ chức bộ máy của thanh tra NHNN có 7 phòng: Văn phòng, phòng thanh tra các tổ chức tín dụng nhà nước; Phòng thanh tra các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh; Phòng thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài; Phòng thanh tra xét khiếu tố; Phòng giám sát và phân tích và Phòng chế độ và phát triển năng lực thanh tra; mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng.

Ngày 27 tháng 5 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 83/2009/QĐ - TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Đó là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành ngân hàng ở cấp trung ương.

Tới Luật Ngân hàng 2010, chức năng thanh tra NHNN được ghi nhận trong Luật thuộc về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền [16, Điều 49].

Theo quy định của Nghị định 26/2014/NĐ – CP về tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

2. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra,

giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng [1, Điều 6].

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng gồm Văn

phòng, 7 vụ và cục được tổ chức theo đơn vị phòng. Cụ thể:

- Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I). - Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vụ II).

- Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Vụ III).

- Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (Vụ IV). - Vụ Chính sách an toàn lao động ngân hàng (Vụ V).

- Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (Vụ VI). - Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ VII).

- Văn phòng.

- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (Cục I).

- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (Cục II). - Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục III).

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà

nước chi nhánh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Theo Quyết định 35/2014/QĐ – TTg ngày 12 tháng 6 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là đơn vị cấp Tổng cục dù vẫn trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, trực thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng [24].

Sở dĩ thành lập hai Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và tại hai địa phương này sẽ không còn Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là vì:

Thứ nhất, hiện nay hầu hết trụ sở chính của các ngân hàng thương mại,

ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài đặt tại 2 địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tổng tiền gửi tại hai địa bàn chiếm 65,3% toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Do đó, cần thiết phải bố trí hai đơn vị thanh tra, giám sát cấp Cục tại hai địa bàn này trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo chỉ đạo tập trung, thống nhất, kịp thời xử lý các vấn đề nổi cộm mới phát sinh.

Thứ hai, hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển nhanh, rộng ở trên khắp

cần phải tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả công tác này để bảo đảm kỷ cương pháp luật về tiền tệ, ngân hàng và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, từ đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc.

Thứ ba, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có mô hình tổ chức tương

đương tổng cục, nên việc có các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở địa phương sẽ góp phần hình thành nên cấu trúc thanh tra, giám sát ngân hàng thực sự mang tính hệ thống ngành dọc, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ tư, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh là 2 đơn vị trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và độc lập với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại 2 thành phố này, đảm bảo cho việc thanh tra, giám sát hoạt động tiền tệ và ngân hàng độc lập, minh bạch, phát huy tối đa vai trò của hoạt động thanh tra, giám sát.

Đồng thời, việc thành lập các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại tỉnh, thành phố là cơ sở để bảo đảm thống nhất chỉ đạo về công tác cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ và công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong toàn bộ hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chương trình, mục tiêu chung và triển khai áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế…

Từ năm 2009 đến trước năm 2018, hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Dự kiến đến sau năm 2018, hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại tỉnh, thành phố nơi cần thiết, và không còn tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Khi đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức thành hệ thống ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Quá trình tiến tới mô hình hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng độc lập cần có những bước đi và lộ trình thích hợp để tránh những xáo trộn và rủi ro cho hệ thống ngân hàng và hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại hà nội 07 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)