Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng của Thanh tra Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại hà nội 07 (Trang 54 - 57)

2.1. Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam

2.1.4. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng của Thanh tra Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ

từ Trung ương đến địa phương.

Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý, trực tiếp thực hiện thanh tra giám sát là Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành lập hai Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, tách rời hoạt động thanh tra giám sát ở hai địa bàn này với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Tại các tỉnh thành khác, thanh tra, giám sát ngân hàng là một bộ phận chuyên môn trực thuộc ngân hàng nhà nước chi nhánh. Trong tương lai sẽ tiến tới xây dựng Cục Thanh tra giám sát ở một số khu vực nhất định, tách rời hoạt động thanh tra, giám sát với hoạt động quản lý hành chính của Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố.

Thứ hai, tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,

công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, đối tượng giám sát ngân hàng.

Thứ ba, thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do

thanh tra viên ngân hàng thực hiện.

Thông thường, thanh tra ngân hàng thường được tiến hành định kỳ theo tháng, quý, năm hoặc thanh tra đột xuất khi có những vấn đề nổi cộm phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Thứ tư, giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, các tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo hoạt động của tổ chức tín dụng, báo cáo tài chính tháng, năm để thanh tra ngân hàng nhà nước có thể nắm bắt kịp thời được những yếu tố chứa đựng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát được tình trạng an toàn hay không

đối với thị trường tài chính tiền tệ, từ đó đưa ra những khuyến nghị, biện pháp khắc phục phù hợp đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thứ năm, kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật

với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.

Thứ sáu, thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

Thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm thanh tra về cơ cấu tổ chức, cơ cấu thành phần Hội đông quản trị, Ban kiểm soát, thanh tra cơ cấu tài sản có, cơ cấu tài sản nợ, thanh tra các hoạt động cấp vốn, kiểm tra sổ sách kế toán…Đó là những hoạt động liên quan trực tiếp tới mức độ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thứ bảy, thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ tám, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh

tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.

Thứ chín, nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra [1, Điều 4] 2.1.5. Phương pháp thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cũng giống như các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước khác trên thế giới, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng ở Việt Nam thực hiện việc thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai phương pháp, đó là: giám sát từ xa và giám sát tại chỗ.

* Phương pháp giám sát từ xa

tra giám sát thông qua báo cáo thống kê định kỳ và các loại báo cáo khác do tổ chức tín dụng gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê để tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng TCTD và toàn hệ thống ngân hàng. Từ đó có những nhận xét, kiến nghị và cảnh báo cho TCTD những vấn đề cần thiết để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Hàng tháng, các báo cáo của TCTD được gửi đến Phòng Giám sát và phân tích của thanh tra NHNN ở Trung ương, và tổ giám sát ở chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các đơn vị này có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của TCTD. Sau đó gửi kết quả giám sát thông báo đến Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD về những vấn đề có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật của toàn hệ thống TCTD, đưa ra những kiến nghị và biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm như: phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những biến động không bình thường trong hoạt động của TCTD; việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo thống kê; những kiến nghị, biện pháp chấn chỉnh và hình thức xử lý của Thanh tra NHNN [10].

Đối với thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hàng quý tổng hợp kết quả giám sát để báo cáo Thanh tra NHNN.

Tuy nhiên, phương pháp giám sát này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Phương pháp giám sát từ xa không đảm bảo được độ tin cậy của các thông tin nhận được hoặc tính đầy đủ và trung thực của các thông tin mà các TCTD cung cấp cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, việc giám sát từ xa cần có thông tin bổ sung để có thể đánh giá một cách khách quan nhất tình hình hoạt động của các TCTD như thông tin liên kết với các tổ chức khác, chất lượng quản lý, chất lượng phục vụ, chất lượng các công cụ quản lý và các thủ tục, hiểu biết và kiểm soát rủi ro của TCTD.

* Phương pháp thanh tra tại chỗ

Thanh tra tại chỗ được tiến hành bằng cách tổ chức các đoàn thanh tra tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra và tại các tổ chức, cá nhân là khách hàng

của TCTD trên cơ sở kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đúng các quy chế, quy định của ngành; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính đầy đủ của các hồ sơ khách hàng…trong một khoảng thời gian nhất định.

Thanh tra tại chỗ có thể tiến hành định kỳ (thanh tra toàn diện hoặc thanh tra trọng điểm), theo chuyên đề hoặc đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ngân hàng.

Phương pháp thanh tra tại chỗ nhằm các mục tiêu sau đây:

- Đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và các quy định trong hoạt động kinh doanh và tài chính của đối tượng thanh tra trong một thời kỳ nhất định.

- Xem xét việc thực hiện các quy định của cấp trên.

- Giúp các TCTD thấy được những mặt tích cực, những khuyết điểm và tồn tại, kiến nghị những biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngân hàng đúng pháp luật, ổn định và phát triển.

- Qua kiểm tra phát hiện những vấn đề chưa hoặc không phù hợp với thực tế nảy sinh, liên quan đến các quy định của pháp luật qua đó kiến nghị xây dựng mới, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, quy định hoạt động của ngành, của Nhà nước.

Như vậy, hoạt động thanh tra giám sát nếu chỉ dựa trên việc giám sát từ xa thì độ tin cậy chưa được bảo đảm, hoặc nếu chỉ dựa vào thanh tra tại chỗ thì sẽ gây phiền hà đối với cả cơ quan thanh tra cũng như đối với TCTD. Mặt khác, do việc kiểm tra các TCTD phải liên tục thì mới có hiệu quả nên dễ dẫn đến nguy cơ tốn kém đối với NHNN và đối với TCTD. Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là hai phương pháp bổ sung cho nhau, kết hợp, đan xen với nhau trong từng hoàn cảnh nhằm đảm bảo an toàn trong hệ thống kinh doanh của các TCTD và phòng ngừa rủi ro thông qua việc phát hiện kịp thời các rủi ro không được quản lý tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại hà nội 07 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)