Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 41 - 43)

2.5. Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

2.5.3. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận “Một Cửa” của UBND cấp quận, huyện.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

Lƣu ý: Đăng ký nhận cha, mẹ con trong một số trường hợp đặc biệt Trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ bỏ đi không liên hệ được, người con sống cùng với người cha thì người cha làm thủ tục nhận con không cần có ý kiến của người mẹ trong tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Phần khai về người mẹ được ghi theo giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ, trường hợp không có giấy chứng sinh, giấy tờ tùy thân của người mẹ thì bỏ trống, không ghi.

Trường hợp sau khi đăng ký kêt hôn, cha, mẹ thừa nhận con do người mẹ sinh ra trước thời điểm cha, mẹ đăng ký kết hôn là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận con, người có yêu cầu làm thủ tục bổ sung hộ

tịch để ghi thông tin về người cha trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của người con; trong hồ sơ bổ sung hộ tịch phải nộp văn bản của cha mẹ thừa nhận con chung.

Việc xác định cha, mẹ, tại điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng; Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con của người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Điều kiện để đăng ký việc nhận cha mẹ con: việc nhận cha, mẹ con không có tranh chấp (Lưu ý: Tranh chấp ở đây xác định chỉ trong phạm vi mỗi quan hệ giữa người nhận với người được nhận là cha, mẹ con)

Ví dụ: Vợ chồng ông Son Bong Hong và bà Phí Thị Thanh kết hôn đã nhiều năm nhưng chưa có con. Ông Son Bong Hong có quan hệ với cô Thái, Tháng 1 năm 2016, cô Thái sinh con với ông Song Bong Hong. Khi con đầy tháng, cả cô Thái và ông Song Bong Hong cùng đến Uỷ ban nhân dân huyện K, nơi cô Thái cư trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Hai người trình bày nguyện vọng được đăng ký khai sinh cho cháu bé và làm thủ tục cha nhận con. Biết chuyện này bà Thanh đến Uỷ ban nhân dân huyện K để khiếu nại. Gặp cán bộ tư pháp huyện K, bà Thanh xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn giữa bà và ông Song Bong Hong và yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện Kphải giải quyết một trong hai đề nghị của bà như sau:

Thứ nhất, nếu Uỷ ban nhân dân huyện K muốn giải quyết việc ghi tên ông Song Bong Hong vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé thì phải ghi tên bà vào phần khai về người mẹ, vì bà và ông Song Bong Hong là vợ chồng hợp pháp.

Thứ hai, nếu Uỷ ban nhân dân huyện K không chấp nhận giải quyết như trên thì không được ghi tên ông Song Bong Hong vào giấy khai sinh của cháu bé, vì ông Song Bong Hong không phải là chồng của cô Thái, mà là chồng hợp pháp của bà Thanh

Ủy ban nhân dân huyện K căn cứ vào quy định của pháp luật trả lời bà Thanh như sau:Các chủ thể của quan hệ cha nhận con trong vụ việc này là cô Thái, ông Song Bong Hong và cháu bé. Trong đó cô Thái - với tư cách người mẹ - là người đại diện cho con để thực hiện việc xác định cha cho con. Chỉ có ý kiến của cô Thái và ông Song Bong Hong mới có giá trị pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết việc cha nhận con. Bà Thanh - người vợ hợp pháp của ông Song Bong Hong không có tư cách chủ thể trong quan hệ cha nhận con này, cả cô Thái và ông Song Bong Hong đều bày tỏ ý chí tự nguyện và thống nhất công nhận ông Song Bong Hong là cha của cháu bé và giữa các bên chủ thể trong quan hệ cha nhận con này không phát sinh tranh chấp. Bà Thanh không phải là chủ thể có tư cách pháp lý tham gia vào quan hệ cha nhận con, do đó, khiếu nại của bà Thanh không phải là căn cứ phát sinh tranh chấp trong quan hệ cha nhận con. Như vậy, căn cứ quy định của Luật hộ tịch thì việc ôngSong Bong Hongnhận con thoả mãn đầy đủ điều kiện để có thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện thụ lý giải quyết việc đăng ký cha nhận con theo thủ tục đăng ký hộ tịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 41 - 43)