Xác định pháp luật áp dụng trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 63)

Để giải quyết một vụ việc của Tư pháp Quốc tế nói chung và đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nói riêng rất phức tạp và khó khăn bởi có yếu tố nước ngoài dẫn đến sẽ có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh. Vì vậy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với nhóm quan hệ này tại điều 664. Theo đó đối vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được giải quyết trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó sẽ được xác định theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXNCN Việt Nam là thành viên hoặc theo sự lựa chọn của các bên trong trường hợp các bên được quyền lựa chọn luật áp dụng. Nếu không có quy phạm thực chất và quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế điều chỉnh, để lựa chọn luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống quy phạm xung đột trong nước. Trong trường hợp không xác định được pháp luật áp dung theo quy định của Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và sự chọn pháp luật áp dụng của các bên thì theo Khoản 3, Điều 664 của Bộ luật Dân sự năm 2015, “Pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.

-Áp dụng pháp luật theo quy định của điều ước quốc tế: Trước hết các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, để lựa chọn quy phạm thực chất thống nhất. Nếu có sự khác nhau giữa quy định trong điều ước quốc tế và Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều ước quốc tế

sẽ được áp dụng. Ví dụ: Điều 24 của Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Liên Bang Nga có quy định “Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”. Vậytheo quy trên thì khi công dân Việt Nam và công dân của Liên Bang Nga đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì hình thức kết hôn tuân theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế không có quy phạm thực chất thì quy phạm xung đột thống nhất sẽ được điều chỉnh “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên” theo quy định tạiKhoản 2 Điều 664 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Áp dụng pháp luật theo quy định của pháp luật quốc gia: Nếu không có quy phạm thực chất và quy phạm trong điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc điều ước quốc tế không điều chỉnh mối quan hệ đó thì pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng, Ví dụ: Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài không có điều ước quốc tế nào điều chỉnh vẫn đề này, vậy khi công dân tiến hành thủ tục đăng ký khaisinh có yếu tố nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì Luật Việt Nam sẽ được áp dụng.

Quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế và trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có thể dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.Nếu các quy phạm này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, ngh a vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng”.Nếu quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự sẽ được áp dụng theo pháp luật nước ngoài và còn dẫn chiếu đến pháp luật của

nước thứ ba quy định tại Khoản 3, Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, ngh a vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng”.

- Áp dụng luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất: theo Khoản 3, Điều 664 của Bộ luật Dân sự năm 2015 “Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”. Vậy để xác định thế nào là luật của nước có “mối liên hệ gắn bó nhất” thật sự rất khó khăn bởi Bộ luật không đưa lời giải thích, tại nhiều nước trên thế giới nguyên tắc trên cũng được ghi nhận trong Luật của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc.Tuy nhiên, các nước cũng không giải thích thế nào pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất. Theo Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về những nội dung cơ bản của phần thứ năm “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” có đưa ra sự luận giải về bản chất, các hệ thuộc luật được dẫn chiếu đến trong các quy phạm xung đột là hệ thuộc luật có quan hệ gắn bó nhất đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó và thường đã được chỉ rõ (ví dụ: theo hệ thuộc quốc tịch, nơi thường trú… tùy theo từng quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể). Tuy nhiên, do quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài rất đa dạng nên trong nhiều trường hợp pháp luật chưa quy định hết được các hệ thuộc luật áp dụng. Cách quy định này sẽ đảm bảo độ mềm dẻo cần thiết để cơ quan xét xử có thể xử lý linh hoạt các vụ việc phát sinh trên thực tế, tránh tình trạng áp dụng trực tiếp pháp luật Việt Nam mà không có căn cứ như hiện nay, đồng thời cũng thể hiện sự hội nhập của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là cách tiếp cận được nhiều nước sử dụng khi xây dựng các quy phạm xung đột của nước mình và cũng được sử dụng trong một số điều ước quốc tế có quy định về xung đột pháp luật.

2.9.3. Giải quyết xung đột pháp luật trong một số quan hệ hộ tịch có yếu tố nước ngoài

2.9.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật của các nước có quy định rất khác nhau về khái niêm, nguyên tắc, điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn.

Trong đó về điều kiện kết hôn pháp luật các nước có quy định về vấn đề này như sau: Theo quy định của Bộ luật Dân sự pháp nam là 18, nữ là 15; Nhật Bản, tuổi kết hôn đối với Nam là 18, nữ là 16. Trong khi đó theo pháp luật Việt Nam thì nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi. Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cứ trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Cụ thể: Pháp: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch quyết định. Tuy nhiên, khi tiến hành kết hôn ở Pháp ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch nước mà họ mang quốc tịch, người nước ngoài còn phải tuân thủ một số điều kiện do pháp luật Pháp quy định: tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên…

Để giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong đó có các Điều ước quốc tế đa phương cần kể đến là Công ước La haye 1902 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan tới hôn nhân. Để giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thì Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn, ghi thức kết hôn và ký kết với các nước các Hiệp đinh tương trợ tư pháp.

Về điều kiện kết hôn, theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 “

phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”

Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết hôn nếu người đó không thường trú tại một trong nước mà người đó có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu cấp.

Đối với người không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì giấy tờ sử dụng trong giấy kết hôn là giấy là tờ do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó thường trú cấp. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước đó cấp.

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trong các Hiệp định trương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với nước ngoài, nguyên tắc cơ bản là áp dụng Luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn.

Về nghi thức kết hôn: Ở Việt Nam công nhận việc kết hôn khi có đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Đó là nghi thức dân sự được áp dụng và chấp nhận có hiệu lực về việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước ngoài ghi nhận nguyên tắc chung là nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên, cũng có

những bổ sung, chẳng hạn, khoản 1 Điều 18 Hiêp định giữa Việt Nam- Séc quy định: Việc kết hôn giữa công dân hai nước kí kết với nhau nhất thiết phải theo hình thức nhà nước mới có giá trị; hồ sơ, trình tự, thủ tục thời hạn giải quyết tại điều 37, 38 Luật hộ tịch và từ điều 30 đến điều 33, Điều 18 (nếu ở vùng biên giới) Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

2.9.3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Vấn đề nuôi con nuôi pháp luật của các nước có những quy định khác nhau như độ tuổi được nhận làm con nuôi, thủ tục nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi…Ví dụ: Độ tuổi người nhận nuôi, hầu hết các nước đều quy định tuổi tối thiểu khác nhau: Hàn quốc phải là người thành niên; Trung Quốc từ 30 tuổi trở lên; Thuỵ Điển, Elsalvado, Phần Lan từ 25 tuổi trở lên; Pháp 30 tuổi. Sự khác nhau đó đã làm phát sinh những xung đột pháp luật trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này, đa số các nước áp dụng nguyên tắc Luật nhân thân của người nuôi hoặc của con nuôi như Trung Quốc điều kiện và hình thức nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi và con nuôi có nơi thường trú, tại Khoản 1, Điều 57 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan năm 2011 thì vấn đề nuôi con nuôi giải quyết theo Luật của nước mà người nuôi mang quốc tịch.

Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đang thực hiện theo quy định trong điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên đó là công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước như Hiệp định song phương với Cộng hoà Pháp (1/2/2000) được xây dựng trên Công ước Lahaye năm 1993.

Hiện nay, quan hệ nuôi con nuôi được điều chỉnh trọng Luật nuôi con nuôi 2010 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/012011) và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi và một số văn bản hướng dẫn thi hành.Những quy định về nuôi con nuôi của Việt Nam phù hợp với các quy định của nhiều nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Pháp luât Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng hệ thuộc Luật nhân thân như một hệ thuộc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật trong giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như xung đột về điều kiện nuôi con nuôi, về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi…

+ Đối với điều kiện người xin nhân con nuôi: Pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc Luật nơi thường trú và Luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện của người nhận nuôi tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người ViệtNam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”. Tuy nhiên trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước (Nga, Séc, xlôvakia, Bungari, Cu ba..) áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của người xin nhận con nuôi để xác đinh điều kiện nuôi con nuôi đối với người đó. Nhưng trong pháp luật Việt Nam, hệ thuộc nhân thân của người xin con nuôi vẫn là hệ thuộc cơ bản thống nhất áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với người xin nhận con nuôi.

+ Điều kiện đối với trẻ em được cho làm con nuôi: Tại Điều 4 của công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước có quy định điều kiện để trẻ em được cho làm con nuôi do cơ quan có thẩm

quyền của nước gốc quy định, xác nhận và hầu hết các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước đều thống nhất áp dụng pháp luật của nước gốc (nước mà trẻ em có quốc tịch và thường trú) để xác định điều kiện trẻ em được cho làm con nuôi.

+ Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Hầu hết đa số các nước đều áp dụng hệ thuộc “nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” (nơi xảy ra hành vi pháp lý), trong các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước cũng áp dụng hệ thuộc này để xác định pháp luật áp dụng đối với hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 26 công ước La Haye 1993 có quy định nếu việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lí giữa cha mẹ đẻ với trẻ em, nếu việc nuôi con nuôi đó có hệ quả như vậy tại nước kí kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nước nhận). Như vậy, Công ước Lahaye 1993 cũng không bắt buộc việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 63)