Xây dựng và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ công chức Tư pháp-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 101 - 131)

3.1 .Thực trạng đăng ký hộ tịch có yếu tố tịch nước ngoài tại ViệtNam

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ViệtNam trong đăng ký hộ

3.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ công chức Tư pháp-

pháp- Hộ tịch

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: "Cán bộ là gốc của công việc", "Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong".Tại Nghị quyết số 08/- NQ/NQ/TW ngày 02.02.2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tư pháp trong thời gian tới đã xác định xây dựng độingũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị cũng xác định phương hướng cải cách tư pháp tới năm 2020 là "xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ".

Nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm trong việc thúc đẩy hiệu quả công tác trong từng lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Tư pháp. Thực tiễn cho thấy, các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, tính chất đa

dạng và phức tạp hơn, trong khi đây là nhiệm vụ mới của UBND cấp huyện, do đó việc thiếu kinh nghiệm trong quá trình tham mưu thực hiện đang là khó khăn không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc giúp UBND thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch ở địa phương, cán bộ làm công tác Tư pháp còn phải đảm nhiệm rất nhiều công việc Tư pháp khác như tuyên truyền pháp luật, hòa giải viên….Trong khi đó công tác hộ tịch đòi hỏi có sự ổn định chuyên môn cao nên cần phải có cán bộ chuyên trách về hộ tịch. Cùng chia sẻ này, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, thực tế địa phương cán bộ làm công tác hộ tịch còn mỏng, có đến 30% cán bộ chưa tốt nghiệp Trung cấp Luật hoặc đại học Luật. Việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Phòng tư pháp cấp huyện là một nhiệm vụ mới và phức tạp, do đó khi triển khai Luật Hộ tịch thì sẽ có nhiều khó khăn, lúng túng cho cán bộ của Phòng tư pháp cấp huyện. Mặt khác tại UBND cấp huyện hiện không có công chức chuyên trách về hộ tịch mà công tác hộ tịch do công chức của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện kiêm nhiệm. Biên chế bình quân hiện nay của các phòng Tư pháp (ngoại trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có từ 3- 4 công chức. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về trình độ, kiến thức và năng lực thì đội ngũ cán bộ Tư pháp- Hộ tịch tại cơ sở còn nhiều mặt hạn chế; tỷ lệ cán bộ chưa đạt chuẩn về chuyên môn còn cao, công tác lãnh đạo, quản lý của cán bộ đang dựa vào các đợt tập huấn ngắn ngày và kinh nghiệm là chủ yếu, nên công tác quản lý điều hành thiếu bài bản, thiếu khoa học, hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao.

Nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp làm công tác đăng ký hộ tịch nói chung và công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nói riêng trong thời gian tới cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Tiếp cục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Hộ tịch đủ về số lượng và tiều chuẩn nghiệp vụ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ

về tổ chức, cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và phải tại điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch nói riêng.

Đổi mới cách thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch theo hướng chuyển từ bồi dưỡng kiến thức sang phát triển năng lực. Đây không đơn thuần là sự thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, mà là sự thay đổi trong cách tiếp cận, trong tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Để phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, vấn đề căn bản là phải để cán bộ, công chức tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, cán bộ, công chức phải chủ động tiếp thu kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả các kiến thức, kinh nghiệm vào thực thi công vụ. Việc thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp cần tập trung vào những định hướng lớn, như định hướng hành động, định hướng thực thi công vụ, định hướng nhận diện và giải quyết công việc thực tế. Đưa ra những vấn đề khó khăn, vướng mặc trong giải quyết hồ sơ thủ tục của công dân, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu vấn đề đang được đặt ra.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Cần chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ, từng bước bố trí, sắp xếp để tiến tới 100 % công chức Tư pháp- Hộ tịch đạt chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch và có trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc và được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ để đáp ứng cho triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký, quản lý Hộ tịch.Bên cạnh đó đổi mới nội dung thi tuyển ngoài hiểu biết pháp luật nói chung, cần coi trọng kiểm tra, sát hạch về kỹ năng xử lý tình huống. Việc tuyển dụng phải đảm bảo bình đẳng, khách quan, công khai và minh bạch

Ngoài ra, UBND cấp huyện cần bố trí 01 cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm, đủ tiêu chuẩn theo quy định, được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ làm công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài để đảm bảo hồ sơ hộ tịch có yếu tố nước ngoài được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, đúng theo quy định pháp luật tránh xảy ra sai sót, có thể phát sinh những phiền hà cho người dân.

Để công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài đi vào nề nếp nên bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm, chế tài xử lý đối với công chức tư pháp-hộ tịch có sai phạm; quy định trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã trong việc bố trí cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch không đúng yêu cầu hoặc để xảy ra sai phạm trên địa bàn do buông lỏng quản lý. Việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và nâng cấp cơ sở vất chật của tư pháp cấp huyện để nhận chuyển giao các nhiệm vụ đăng ký hộ tịch từ cấp tỉnh, bao gồm cả đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cũng cần được triển khai đồng bộ, khẩn trương để đảm bảo tính thông suốt, thống nhất và hiệu quả của cả hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch.

3.2.3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch có yếu tố nước ngoài

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước ta

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch nói riêng cần tập trung vào các nội dung sau:

Chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Về

nội dung tuyên truyền cần phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, với lứa tuổi, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương. Về hình thức cần tiếp tục các hình thức tuyên truyền đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua như tọa đàm, buổi nói chuyện, các buổi trợ giúp pháp lý, qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, tờ rơi, tờ gấp….Ngoài ra cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Đối với hình thức giáo dục pháp luật hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cần thành lập các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các khu dân cư tại các xã, phường, thị trấn và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật tại cộng đồng dân cư.

Tăng cường đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao.Có thể mở chuyên mục hỏi đáp pháp luật trên cổng thông tin điện tử của huyện, để mọi vướng mắc của người dân về thủ tục hành chính, pháp luật được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Phải tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện, bảo đảm những nội dung đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được truyền tải đến người dân.

Tiếp tục xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật một cách hiệu quả với việc xây dựng Tủ sách pháp luật tại nhà văn hòa của cụm dân cư gồm các tài liệu, đề cương giới thiệu các luật, pháp lệnh, sách, tài liệu hỏi đáp,

bình luận, hướng dẫn pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật….liên tục cập nhật các đầu văn bản mới để người dân dễ tìm hiểu các văn bản pháp luật mới. Bên cạnh đó đầu tư máy tính có kết nối Internet tại thư viện, tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn để thuận cho việc tra cứu văn bản Luật, các văn bản hướng dẫn Trung ương, các Bộ, Ngành và Thành phố. Tiến hành hoàn thiện sơ sở dữ liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, tủ sách pháp luật điện tử quốc gia, các sản phẩm có nội dung số hóa, các phần mềm phổ biến, giáo dục pháp luật; gia tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan nhà nước với người dân.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật bước đầu có sự đổi mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền tải pháp luật đến người dân.Thúc tiến các biện pháp để đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 1919-2021” với mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp, ứng yêu cầu phát triển của xã hội góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân.

Đảm bảo đủ kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó nên tiến hành xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khuyến khích và có chính sách để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào công tác này, giảm gánh nặng của Nhà nước.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và Luật hộ tịch nói riêng, góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống và cũng là cơ sở để người dân có

thể tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật và thực thi pháp luật.

3.2.4. Bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho công tác đăng ký hộ tịch và tăng cường công nghệ thông tin trong công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài

Luật hộ tịch năm 2014 đã có những quy định mới về cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đây là một bước đột phá của Luật Hộ tịch để hướng đến Chính phủ điện tử. Theo đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân đã đăng ký, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Có thể nói rằng, Luật Hộ tịch ra đời đã tạo bước đột phá về thể chế của công tác hộ tịch. Là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Triển khai và thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”. Các địa phương cần quan tâm bố trí cơ sở vật chất, nguồn lực tạo mọi điều kiện cần thiết để việc triển khai, ứng dụng, quản lý đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về dữ liệu hộ tịch. Nhằm cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên nghành có liên quan.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người dân về đăng ký hộ tịch. Đặc biệt là đẩy

mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trong đăng ký, quản lý hộ tịch nói chung và đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài nói riêng (đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức đột 4: Theo quy định tại Điểm c, d Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Nhà nước). Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp người dân được thụ hưởng dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, mặt khác còn tránh được nạn nhũng nhiễu, quan liêu, gây phiền hà từ những cán bộ, công chức ở cơ quan hành chính nhà nước.

Đẩy mạnh tiến hành triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông điện tử trong công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên cả nước. Cơ chế “Một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá và áp dụng quy trình điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cơ quan thông qua bộ phận “Một cửa”.Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” của 02 thủ tục trong lĩnh vự Tư pháp đó là thủ tục khai sinh- đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi và thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 101 - 131)