Hoạt động đăng ký hộ tịch tại một số địa phương trên cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 88 - 98)

3.1 .Thực trạng đăng ký hộ tịch có yếu tố tịch nước ngoài tại ViệtNam

3.1.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch tại một số địa phương trên cả nước

Qua gần 04 năm thực hiện Luật hộ tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước ổn định và đi vào nề nếp, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện. Các cơ quan thực hiện việc đăng ký hộ tịch đã ý thức được trách nhiệm của mình, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giấy tờ hộ tịch nên không tùy tiện sữa chữa, thêm, bớt và tự giác thực hiện đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng “sinh không khai, tử không báo” như trước đây.

Đối với công chức tư pháp hộ tịch đã xác định được tầm quan trọng của công tác này nên đã tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo nghiệp vụ, luôn nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, nâng cao khả năng, trình độ, nghiệp vụ nên công tác giải quyết nhanh chóng, chính xác, theo đúng quy định của pháp luật góp phần làm giảm đáng kể các vụ việc khiếu nại, tố cáo về hộ tịch.

Thực tế đăng ký hộ tịch trong năm 2017 cả nước cho thấy, số lượng khai sinh mới có xu hướng tăng, đặc biệt là khai sinh lại tăng rất lớn và trong khi tổng số đăng ký kết hôn giảm thì đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tiếp tục tăng khá nhiều so với các năm trước, cụ thể: Cả nước đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho 1.953.345trường hợp (tăng gần 3,9% so với năm 2016), đăng ký khai sinh lại cho 791.287trường hợp (tăng tới 40,24%) và 4.955trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài; khai tử cho tổng số 551.465trường hợp (giảm 2,8%); đăng ký kết hôn cho tổng số 731.883 cặp (giảm 3,5%), trong đó có 18.718trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (tăng 15,85%). Số lượng đăng ký kết hôn tăng bởi vì xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã từng bước hoàn thiện và triển khai mở rộng phạm vi áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh - kết nối cấp mã số định danh cá nhân cho trẻ em. Tính đến hết năm 2017 đã mở rộng triển khai phần mềm đăng ký khai sinh tại 17 tỉnh/thành phố, phần mềm đăng ký hộ tịch (phiên bản đầy đủ) tại 15 tỉnh/thành phố. Riêng năm 2017, hệ thống phần mềm đã ghi nhận 646.582 trường hợp đăng ký khai sinh (trong đó có 468.534 trường hợp đăng ký khai sinh lần đầu cho trẻ dưới 14 tuổi là công dân Việt Nam được cấp số định danh cá nhân), 129.125 trường hợp đăng ký kết hôn, 290.507 trường hợp cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 104.806 trường hợp đăng ký khai tử).

Trong công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thì công tác đăng ký nuôi con nuôi luôn được Bộ Tư pháp quan tâm: Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị về tăng cường công tác nuôi con nuôi trong tình hình mới; nghiên cứu định hướng phát triển công tác nuôi con nuôi giai đoạn 2018-2025; chú trọng theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước LaHaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Một số địa phương đã mạnh dạn trong việc chỉ định cơ sở nuôi dưỡng ngoài công lập được giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, Bình Thuận).Trong năm 2017 đã đăng ký được 510 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (giảm 43 trường hợp so với năm 2016).

Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên cả nước còn gặp một số thách thức như sau:

Đối với số lượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có số lượng tăng. Bên cạnh những tác động tích cực đến xã hội thì nó cũng nảy sinh

những nỗi lo trong đó nguy hiểm nhất chính là việc những cô gái kết hôn với người nước ngoài qua môi giới hôn nhân lại trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, mặc dù tổng hồ sơ đăng ký kết hôn giảm, theo số liệu thống kê năm 2017 cả nước có 18.718 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (tăng 15,85%) so với năm 2016, trong đó tập trung đông kết hôn với công dân nước Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Nhật Bản, Mỹ, và các quốc gia châu âu, chủ yếu là kết hôn với công dân Hàn Quốc và Trung Quốc (Đài Loan), do ở các nước này đang bị mất cân bằng về giới, nhất là ở các vùng nông thôn do khó khăn về kinh tế và chi phí kết hôn rất tốn kém nên khó có khả năng kết hôn ở trong nước buộc họ phải tìm vợ ở nước ngoài trong đó có Việt Nam. Mặt khác, luật pháp một số nước quy định thủ tục kết hôn đơn giản và cho phép công ty môi giới hôn nhân quốc tế hoạt động, trong khi đó tại Việt Nam không cho phép hoạt động môi giới hôn nhân, dẫn tới tình trạng để đáp ứng giữa cung và cầu, các tổ chức môi giới hôn nhân của nước ngoài vào Việt Nam núp dưới danh nghĩa hợp tác, ký kết làm ăn kinh tế, du lịch… sau đó, móc nối với một số đối tượng người Việt Nam để thiết lập nên những tổ chức, đường dây môi giới hôn nhân bất hợp pháp.

Mặc khác xu hướng kết hôn xuyên biên giới ở Việt Nam hiện nay có chiều hướng tăng cả về số lượng và đa dạng hơn về tính chất. Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng người kết hôn xuyên biên giới, nhưng theo ước tính, hiện có khoảng trên 50 nghìn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Trung Quốc, khoảng hơn 2 nghìn người Việt Nam kết hôn với người Lào. Hiện tượng kết hôn xuyên biên giới vốn đã có trong lịch sử với đặc điểm của các thôn bản biên giới liền kề nhau, nhưng trở thành một trào lưu khá phổ biến từ những năm 1980 đến 2005 ở cả 3 vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Camphuchia. Các tộc người có nhiều

người kết hôn xuyên biên giới phải kể đến như: Tày, Nùng, Hmông, Hà Nhì, Lô Lô, Thái, Khơ mú, Giẻ-Triêng, Brâu, Cơ ho,…các cuộc kết hôn xuyên biên giới cũng đang tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội, trước hết là những rủi ro đối với bản thân những người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài không thực hiện được các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật nước sở tại. Bên cạnh trào lưu đi lấy chồng ở các nước láng giềng, nhiều trường hợp phụ nữ đã bị các đối tượng tội phạm lừa bán, ép gả hay buôn bán người qua biên giới. Do vậy, hôn nhân xuyên biên giới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý đường biên giới và sự ổn định trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương khu vực biên giới.

Đối với công tác nuôi con nuôi nước ngoài vẫn còn hiện tượng làm sai lệch hồ sơ để nhận tiền tài trợ, hỗ trợ của tổ chức nước ngoài: Hoạt động cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài là hoạt động dễ bị những người có thẩm quyền lạm dụng để kiếm lợi bất chính cho nên những trường hợp như thế này không phải ít. Điển hình như vụ án làm xôn xao dư luận về việc làm khống hồ sơ trẻ bị bỏ rơi để giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài của hai trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh và huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát tỉnh Nam định cáo buộc, từ năm 2005 đến tháng 7/2008, các bị cáo thuộc 2 trung tâm trên đã có hành vi thông đồng với một số trạm trưởng và nhân viên các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Nam định để thu gom trẻ em, lập 226 hồ sơ giả về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi rồi làm thủ tục cho trẻ làm con nuôi nước ngoài để nhận tiền tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân người nước ngoài.

Biểu số 1: Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trong cả nƣớc từ năm 2014-2017

(bao gồm cả đăng ký mới, đăng ký lại và các trường hợp có yếu tố nước ngoài)

Năm 2014 2015 2016 2017

Khai sinh 2,474,377 2,490,094 2,449,135 2,749,587

Khai tử 502,035 512,489 567,403 551,467

Kết hôn 807,545 775,093 758,364 731,883 3.1.3.1 Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quá trình triển khai thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đặc biệt là hộ tịch có yếu tố nước ngoài, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về Hộ tịch đã chủ động tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật cư trú…liên quan đển công tác hộ tịch cho cán bộ công chức Tư pháp- Hộ tịch tại cấp xã, phường, thị trấn; công chức tiếp nhận hồ sơ hộ tịch cấp huyện; biên soạn và phát hành tài liệu để hướng dẫn cơ sở và luôn quan tâm chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch theo đề nghị của UBND cấp huyện, xã và chỉ đạo phòng Tư pháp khi tham mưu giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch nếu có vướng mắc để đản bảo hồ sơ của công dân được giải quyết đúng hạn theo quy định.

Để đẩy mạnh công tác đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nói riêng. UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 17/4/2018 về việc thành lập tổ chỉ đạo thực hiện chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024. Trong năm 2018, UBND thành phố đã giao Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan truyền thông, Báo Hà Nội mới, Báo pháp luật Xã hội… thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, vai trò của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hoạt động đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: trong năm 2016 đã giải quyết 305 trường hợp đăng ký khai

hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.Trong năm 2018, việc khai sinh, khai tử, kết hôn trên địa bàn thành phố được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, trình tự đã giải quyết 287 trường hợp đăng ký khai sinh nước ngoài, 57 trường hợp khai tử có yếu tố nước ngoài và 512 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Biểu 2: Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nƣớc ngoài năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội

KHAI SINH KHAI TỬ

T Tổng số Con có cha và mẹ là người nước ngoài

Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân

Việt Nam Tổng số

Người nước ngoài Nam định cư ở Công dân Việt nước ngoài Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

3305 229 111 118 2276 1137 1139 229 227 223 04 22 2 0

Biểu 3: Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nƣớc ngoài triên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018

KHAI SINH KHAI TỬ

Tổng số

Con có cha và mẹ là người nước ngoài

Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân

Việt Nam Tổng số

Người nước ngoài định cư ở nước ngoài Công dân Việt Nam Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

287 42 22 20 245 133 112 57 54 43 11 3 3 0 Biểu 4: Số liệu đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2016

Số lƣợng kết hôn chia theo đối tƣợng

kết hôn (cặp) Số ngƣời kết hôn chia theo quốc gia/ vùng lãnh thổ của công dân nƣớc ngoài mang quốc tịch/ cƣ trú (ngƣời)

Số ngƣời kết hôn chia theo giới tính công dân việt Nam

cƣ trú trong nƣớc (ngƣời) Tổng số Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với người nước ngoài Công dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước Công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau Người nước ngoài với người nước ngoài Tổng số Mỹ Canada Trung Quốc (Đại lục) Trung Quốc ( Đài Loan) Hàn Quốc Quốc gia vùng lãnh thổ khác TTổ ng số Nam Nữ

Biểu 5: Số liệu đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số lƣợng kết hôn chia theo đối tƣợng kết hôn (cặp)

Số ngƣời kết hôn chia theo quốc gia/ vùng lãnh thổ của công dân nƣớc ngoài mang quốc tịch/ cƣ trú

(ngƣời)

Số ngƣời kết hôn chia theo giới tính công dân việt Nam cƣ trú trong nƣớc (ngƣời) Tổng số Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với người nước ngoài CCôn g dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài Công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau Người nước ngoài với người nước ngoài Tổng số Mỹ Canada Trung Quốc (Đại lục) Trung Quốc ( Đài Loan) Hàn Quốc Quốc gia vùng lãnh thổ khác TTổn g số Nam Nữ 512 436 72 0 4 478 43 16 17 84 101 217 508 75 433

Qua phân tích số liệu trên cho thấy thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài có xu hướng giảm từ 305 trường hợp năm 2016 đến năm 2018 là 287 trường hợp nhưng số liệu đăng ký khai tử và kết hôn có yếu tố nước ngoài có xu hướng tăng. Trong đó số lượng người Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài chủ yếu là công dân Hàn Quốc từ 47 trường hợp tăng lên 101 trường hợp. Một trong những điểm nổi bật trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội là đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch.Theo Sở Tư pháp Hà Nội, đến nay, 100% đơn vị cấp xã, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh và cấp mã số danh cho công dân đảm bảo việc thi hành đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã mang lại những hiệu quả thiết thực, cụ thể trong công tác cải cách hành chính như: Giảm thao tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời giảm chi phí đi lại của người dân khi

dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch, UBND thành phố đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống một cửa điện tử dùng chung, trong đó có các thủ tục hành chính về hộ tịch được áp dụng tại 3 cấp của thành phố; Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, xã tiếp tục mở rộng các dịch vụ công mức độ 3, 4 trong lĩnh vực hộ tịch; Triển khai dịch vụ công mức độ 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch tại 17 quận, huyện. Theo đó công dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng Internet và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ cung cấp, không phải đến cơ quan nhà nước để thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp một số khó khăn như: Một số các quy định của pháp luật về hộ tịch về xử phạt trong lĩnh vực này còn chưa rõ ràng, không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho cán bộ giải quyết thủ tục hành chính về hộ tịch tại các địa phương. Việc đầu tư cơ sở, vật chất phục vụ công tác hộ tịch tại các địa phương chưa được chú trọng nên việc bảo quản, lưu trữ sổ sách hộ tịch, chứng thực còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 88 - 98)