Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 98 - 101)

3.1 .Thực trạng đăng ký hộ tịch có yếu tố tịch nước ngoài tại ViệtNam

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ViệtNam trong đăng ký hộ

3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố

trên địa bàn Tỉnh bố trí chưa tương xứng với số lượng công việc. Ngoài việc thực hiện tham mưu đăng ký công tác hộ tịch cán bộ cấp huyện phải đảm nhiệm rất nhều công việc khác dẫn đến chưa có sự chuyên môn hóa trong công việc. Tại một số địa phương cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hộ tịch chưa đảm bảo như: Kho lưu trữ (chưa bố trí riêng) máy tính, máy in đã cũ và cấu hình máy thấp dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài

3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nước ngoài

Trước đó, liên quan đến việc điều chỉnh đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài còn phân tán tại nhiều văn bản khác nhau để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, Luật Hộ tịch ra đời đã trở thành cơ sở pháp lý thống nhất các quy định về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch thì một số khái niệm, quy định còn chưa được thống nhất trong các văn bản Luật dẫn đến việc áp dụng chưa có sự thống nhất do đó cần phải có điều chỉnh cho phù hợp giữa các văn bản Luật.

Ví dụ: Khái niệm “Yếu tố nước ngoài”tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 có quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất

một trong cá bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Vậy theo quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam với công dân, pháp nhân Việt Nam thì quan hệ đó không được coi là yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên việc loại bỏ nhóm chủ thể này dẫn đến sự khác biệt giữa quy định của Luật Dân sự năm 2015 với một số văn bản Luật khác của Việt Nam. Chẳng hạn, theo khoản 25, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định “ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Trong đó tại điều 37 của Luật Hộ tịch có quy định “ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài”. Theo quy định trên thì “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” trong Luật Hộ tich và Luật Hôn nhân và gia đình là chủ thể trong mối quan hệ có yếu tố nước ngoài. Do đó, cần có sự điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất trong việc xác định “Yếu tố nước ngoài” giữa các văn bản Luật Việt Nam. Theo quy định của Luật Quốc tịch thì người “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Theo quan điểm nếu người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì có yếu tố nước ngoài, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì vẫn là người Việt Nam nên không có yếu tố nước ngoài.Vậy nên sửa đổi Luật Hộ tịch và Luật Hôn nhân và Gia đình cho phù hợp hợp với Bộ Luật Dân Sự năm 2015.

Cần hoàn thiện pháp luật Việt Nam phù hợp với Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ: trong Luật nuôi con nuôi năm 2010 không có

quy định về hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 24 của Luật nuôi con nuôi thì cha mẹ đẻ không có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật…có nghĩa là con nuôi trong pháp luật Việt Nam không có quan hệ với cha mẹ đẻ. Đây là điểm cơ bản giữa quy định của Luật pháp luật Việt Nam với Công ước La Haye 1993, theo đó tại quy đinh tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 có quy định “ Việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ nếu việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại Nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi đó”. Như vậy theo công ước La Haye 1993 cũng không bắt buộc việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lí giữa cha mẹ đẻ với trẻ em và việc nuôi con nuôi chỉ làm chấm dứt quan hệ đó nếu việc nuôi con nuôi đó có hệ quả như vậy tại nước kí kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nước nhận). Qua phân tích trên cần phải bổ sung quy định pháp luật về vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với quy định của công ước La Haye 1993.

Tại Khoản 3, Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi có quy định “Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy kha khai sinh cũ, tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”. Tuy nhiên tại Điều 24 của Bộ của Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Do đó, việc thu hồi hủy bỏ để đăng ký lại nhằm mục đích

thay đổi phần khai về cha, mẹ ruột sang cha, mẹ nuôi là không thể thực hiện được theo luật Hộ tịch (vì sổ, giấy khai sinh vẫn còn). Tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về phạm vi thay đổi có quy định “Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi” .Vậy theo quy định của Luật Hộ tịch sẽ tiến hành thay đổi thông tin cha, mẹ trong nội dung giấy khai sinh. Vì vậy cần điều chỉnh Luật Nuôi con nuôi cho phù hợp với Luật Hộ tịch năm 2014.

Đề nghị Bộ Tư pháp có hướng dẫn thủ tục phỏng vấn đối với một số trường hợp cụ thể như: Chênh lệch độ tuổi quá lớn; đương sự kết hôn quá nhiều lần, khoảng cách từ khi ly hôn đến khi kết hôn quá ngắn để phòng ngừa việc đương sự lợi dụng việc kết hôn để đi nước ngoài hoặc mục đích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 98 - 101)