Khái niệm về xung đột pháp luật trong đăng ký hộ tịch có yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 59 - 63)

Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.

2.9. Giải quyết xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nƣớc ngoài trong đăng ký hộ tich có yếu tố nƣớc ngoài

2.9.1. Khái niệm về xung đột pháp luật trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nước ngoài

Một một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vậy nếu các quốc gia chưa ký kết với nhau điều ước quốc tế về nguyên tắc áp

dụng pháp luật thì có thể phát sinh hiện tượng là cùng một quan hệ pháp lý sẽ có hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh, hiện tượng trên được gọi là xung đột pháp luật.

Ví dụ: Chị Nguyễn Văn A có quốc tịch Việt Nam kết hôn với anh Song Joong Han có quốc tịch Hàn Quốc. Sự kiện kết hôn trên có thể sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng điều chỉnh là hệ thống pháp luật của nước Viêt Nam và hệ thống pháp luật của nước Hàn Quốc.

Theo định nghĩa trong giáo trình Tư pháp Quốc tế của Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội- Khoa Luật [trang 93] có ghi “Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các quy định khi giải quyết vấn đề này”. Vậy xung đột trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể tham gia điều chỉnh mỗi quan về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và giữa các hệ thống pháp luật các nước có sự khác biệt về các quy định khi giải quyết vấn đề này. Do vây, vấn đề đặt ra là, cần phải áp dụng hệ thống pháp luật nước nào để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hộ tịch có yếu tố nước ngoài.

Vậy để giải quyết về vấn đề xung đột pháp luật thường được giải quyết bằng hai phương pháp chủ yếu: áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất (phương pháp thực chất) và áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột (phương pháp xung đột). Hai phương pháp cósự kết hợp hài hoà, cũng như sự tác động hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm một trật tự pháp lý dân sự quốc tế.

Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ trong đó có quy pham pháp luật thực chất thống nhất là quy phạm được các bên

thống nhất quy định trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, ví dụ như: Công ước La Haye 1993 được thông qua ngày 29/05/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước có hiệu lực từ ngày 01/5/1995. Quy phạm thức chất thông thường được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia như (Bộ luật Dân sư năm 2015, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Luật Hộ tịch).

Ví dụ: Tại khoản 2 Điều 126 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định “Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.

Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia (kể cả các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyển giải quyết phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựa chọn hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết phải dựa trên cơ sở quy định của các quy phạm xung đột.Vậy quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật không quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó chỉ ra việc áp dụng pháp luật của nước nào nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật đó.

Ví dụ: Một cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Việt Nam tại Việt Nam mà không có sự đồng ý chấp thuận của bố mẹ cô ta ở Pháp. Tương tự như vậy, cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Nga tại Nga cũng không có sự chấp thuận của bố mẹ cô ta ở Pháp. Để giải quyết vấn đề này cần xem xét luật pháp Việt Nam và luật liên bang Nga về kết hôn của công dân của họ với người nước ngoài. Luật pháp của mỗi nước đều có các quy phạm

xung đột riêng của mình. Ớ Việt Nam để giải quyết điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài thì mỗi bên tuân theo luật nước mình về điều kiện kết hôn (Tại khoản 1, Điều 126 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam có quy định “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Như vậy công dân Việt Nam xét theo luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Còn công dân Pháp xét theo luật Pháp về điều kiện kết hôn mà theo luật dân sự của Pháp về điều kiện kết hôn thì quy định một điều kiện là cần có sự đồng ý của cha mẹ. Do thiếu điều kiện này nên việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với cô gái Pháp không thể tiến hành được. Còn ở Liên bang Nga việc xét điều kiện kết hôn giữa công dân Nga với công dân nước ngoài tại Nga được giải quyết theo luật của Liên bang Nga. Do đó cả công dân Nga và Pháp đều xét theo luật pháp của Nga và trong luật của Nga thì điều kiện kết hôn lại không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ. Cho nên việc tiến hành kết hôn giữa công dân Nga và Pháp trên lãnh thổ của Liên bang Nga được đăng ký và tiến hành thuận tiện. Như vậy, cùng là một quan hệ kết hôn với công dân nước ngoài thì ở Việt Nam giải quyết khác ở nước Nga do ở hai nước có hai quy phạm xung đột về điều kiện kết hôn quy định khác nhau. Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật nó chỉ có nhiệm vụ dẫn chiếu tới luật thực chất của quốc gia mà ở đó có các quy định thực tế giải quyết quyền và phân định nghĩa vụ của các bên trong quan hệ.

Vậy xung đột pháp luật trong đăng ký hộ tích có yếu tố nước ngoài là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ hộ tịch có yếu tố nước ngoài mà nội dung điều

chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau. Vì vây làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Trang 59 - 63)