1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN
1.2.2. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn cóyếu tốnƣớc ngoài
- Pháp luật trong nước
Pháp luật trong nƣớc đƣợc coi là nguồn quan trọng trong quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật của quốc gia nhằm điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài. Đây là loại nguồn phổ biến và đƣợc áp dụng rất rộng rãi trong tƣ pháp quốc tế (do số lƣợng điều ƣớc quốc tế đƣợc ký kết còn giới hạn, khác với pháp luật quốc gia có phạm vi bao quát rất rộng các lĩnh vực khác nhau).
Nguồn pháp luật quốc gia có rất nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nƣớc. Trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn nhất Common law và Civil law với hệ thống nguồn luật khác nhau. Nếu Common law sử dụng nguồn luật chính là án lệ thì Civil Law lại sử dụng nguồn pháp luật thành văn. Nguồn pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc quy định trong các loại văn bản cụ thể sau:
Hiến pháp: Là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nói chung và của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng,trong đó có quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Quyền về hôn nhân và gia đình là quyền cơ bản của công dân đƣợc ghi nhận trong các Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980; Hiếp pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Đây là cơ sở để các văn bản pháp luật khác cụ thể hoá, đƣa luật vào cuộc sống điều chỉnh các quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Bộ luật dân sự: Quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là một trong các loại quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài nên quan hệ này cũng đƣợc điều chỉnh trong Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự là Bộ luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, chứa đựng các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều quy định mới và chi tiết về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài.
Luật hôn nhân và gia đình: Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là luật chuyên điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 là văn bản mới nhất dành chƣơng VIII để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, trong đó có quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Luật hộ tịch: Ghi lại những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một ngƣời từ khi sinh ra đến khi chết. Theo đó, Luật có quy định vấn đề cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký hộ tịch nhằm xác nhận và ghi vào sổ hộ tịch sự kiện kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài trên cơ sở tiến hành đăng ký kết hôn.
Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ngoài ba văn bản chính nêu trên còn có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh:
Luật quốc tịch Việt Nam 2008
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật hộ tịch.
- Điều ước quốc tế:
Điều ƣớc quốc tế là một trong các loại nguồn quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, là văn bản thoả thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Điều ƣớc quốc tế về hôn nhân và gia đình chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, trong đó có quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Trong lĩnh vƣ̣c hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài, hầu nhƣ các nƣớc thƣờng tham gia ký kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng với tƣ̀ng nƣớc hƣ̃u quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến viê ̣c giải quyết quan hê ̣ hôn nhân . Nô ̣i dung các điều ƣớc quốc tế về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài thƣờng không quy định cụ thể việc điều chỉnh quan hệ
kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài mà chỉ quy đi ̣nh nguyên tắc cho ̣n luâ ̣t áp du ̣ng . Trong đó, chỉ ra pháp luật nƣớc nào sẽ đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài . Nói cách khác , các quy phạm đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế về hôn nhân thƣờng là các quy pha ̣m xung đô ̣t.
Mă ̣c dù Viê ̣t Nam chƣa ký kết hoă ̣c tham gia mô ̣t điều ƣớc quốc tế đa phƣơng nào về hôn nhân nhƣng đã tích cƣ̣c ký kết điều ƣớc quốc tế song phƣơng với mô ̣t số nƣớc trên thế giới, trong đó quy đi ̣nh mô ̣t số vấn đề cơ bản điều chỉnh quan hê ̣ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài. Đó là các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp. Ví dụ Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam - Cuba (1984), Viê ̣t Nam - Hungari (1985), Viê ̣t Nam - Bunragi (1986), Viê ̣t Nam - Liên Bang Nga (1998)…Trong các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp này đƣa ra nguyên tắc lựa chọn pháp luật áp dụng trong trƣờng hợp có xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng.
Đối với điều kiện kết hôn, trong các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp mà Việt Nam ký kết với các nƣớc đều quy định điều kiện kết hôn của các bên sẽ do pháp luật quốc tịch của mỗi bên điều chỉnh. Tại khoản 1 Điều 23 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam và CuBa quy định: “Điều kiện kết hôn đối với công dân mỗi nước ký kết do pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân quy định” hay tại khoản 2 Điều 23 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam và Hungari quy định: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân”. Bên cạnh áp dụng l uật quốc tịch của các bên để xác định điều kiện kết hôn, một số Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam ký với các nƣớc còn xác định pháp luật nơi tiến hành kết hôn đƣợc xem xét để xác định tính hợp pháp của điều kiện kết hôn. Tại khoản 1 Điều 24 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “Về điều kiện kết hôn, mỗi bên
đương sự phải tuân theo pháp luật của bên ký kết mà người đó là công dân. Ngoài ra, về những trường hợp cấm kết hôn, việc kết hôn còn phải tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”.
Về nghi thức kết hôn, trong Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam ký với các nƣớc đều quy định nghi thức kết hôn sẽ đƣợc coi là hợp pháp nếu tuân thủ theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn. Theo nội dung này thì kết hôn đƣợc tiến hành ở đâu thì pháp luật nơi đó sẽ áp dụng để xem xét tính hợp pháp của kết hôn đó. Tại khoản 1 Điều 23 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam ký và Ba Lan quy định: “Hình thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn”.
- Tập quán quốc tế:
Tập quán quốc tế là nguồn của tƣ pháp quốc tế là những quy tắc xử sự đƣợc hình thành lâu đời trong thực tiễn pháp lý quốc tế, đƣợc thừa nhận rộng rãi trong một cộng đồng hay khu vực địa lý nhất định, đƣợc áp dụng ổn định thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại, có nội dung phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thông thƣờng, các tập quán quốc tế điều chỉnh một cách gián tiếp quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài thông qua việc chọn pháp luật áp dụng.
Ở Việt Nam, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế đƣợc quy định tại Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”và đƣợc quy định chi tiết tại Điều 666 Bộ luật dân sự năm 2015 nhƣ sau: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.[30]
Đây là điểm mới trong Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Khoản 4 Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chỉ áp dụng tập quán quốc tế trong trƣờng hợp quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài không đƣợc pháp luật Việt Nam, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh. Nhƣ vậy, trƣớc đây, tập quán quốc tế là loại nguồn bổ trợ trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Tính bổ trợ đƣợc thể hiện ở chỗ: tập quán quốc tế không mang tính bắt buộc áp dụng. Tập quán quốc tế chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp không có quy phạm trong nƣớc hoặc quy phạm Điều ƣớc quốc tế có liên quan điều chỉnh hoặc các bên chủ thể không có thoả thuận. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự mới đã có quy định các bên đƣợc lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam đƣợc áp dụng. Quy định này đã thể hiện tƣ duy pháp lý linh hoạt, tiến bộ, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong lĩnh vực tƣ pháp quốc tế.
Nhƣ trên đã phân tích, có nhiều loại nguồn pháp luật khác nhau điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nhƣng luôn có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau điều chỉnh quan hệ này. Nguồn pháp luật trong nƣớc là một loại nguồn cơ bản, phổ biến để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Nguồn pháp luật này do Nhà nƣớc của mỗi nƣớc ban hành để điều chỉnh quan hệ kết hôn trong phạm vi lãnh thổ nƣớc mình. Tuy nhiên, do tính đặc thù của yếu tố nƣớc ngoài nên quy phạm pháp luật trong nƣớc cũng có thể đƣợc áp dụng ở nƣớc khác tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể. Trƣờng hợp này xảy ra khi Toà án của một nƣớc áp dụng pháp luật của nƣớc khác để giải quyết, tức là khi pháp luật nƣớc có Toà án quy định áp dụng pháp luật nƣớc
ngoài. Hiện nay, Việt Nam chƣa ký kết nhiều Điều ƣớc quốc tế về vấn đề kết