Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn cóyếu tốnƣớc ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn thi hành tại việt nam (Trang 36 - 42)

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN CÓYẾU

1.3.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn cóyếu tốnƣớc ngoà

ngoài

Quan hê ̣ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là mô ̣t trong các quan hê ̣ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài nên quan hê ̣ này cũng chi ̣u sƣ̣ điều chỉnh của các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài.

Nguyên tắc điều chỉnh quan hê ̣ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài là những nguyên lý, tƣ tƣởng chỉ đa ̣o các qui pha ̣m pháp luâ ̣t điều chỉnh quan hê ̣ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài . Các nguyên tắc này đƣợc qui đi ̣nh trong Hiến pháp nƣớc Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam năm 2013, Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luâ ̣t khác.

Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, ngoài các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn bao gồm các nguyên tắc:

Thứ nhất, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên . Nguyên tắc này đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 121 Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm

2014. Điều đó có nghĩa, các quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Viê ̣t Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quan hê ̣ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n theo quy đi ̣nh pháp luâ ̣t sẽ đƣợc tôn tro ̣ng và bảo vê ̣ bằng nhiều biê ̣n pháp khác nhau . Tùy theo mƣ́c đô ̣ vi pha ̣m và hâ ̣u quả x ảy ra, các chủ thể có quyền sử dụng các biện pháp bảo về mà pháp luật cho phép hoặc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vê ̣ quyền lợi cho mình bằng các biê ̣n pháp hình sƣ̣ hoă ̣c hành chính. Tuy nhiên, khi thƣ̣c hiê ̣n các biê ̣n pháp bảo vê ̣ quan hê ̣ hôn nhân và gia đìnhcó yếu tố nƣớc ngoài phải bảo đảm các biê ̣n pháp đó phù hợp với pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam và Điều ƣớc Quốc tế mà Viê ̣t Nam đã ký kết . Trong trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế có quy đi ̣nh khác với pháp luất Viê ̣t Nam thì ƣu tiên áp du ̣ng Điều ƣớc quốc tế.

Nguyên tắc này cũng đƣợc đề câ ̣p trong Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ Pháp , tại đoạn 1 Điều 170 (Luâ ̣t ngày 21/6/1907) quy đi ̣nh:

Viê ̣c kết hôn ở nước ngoài giữa công dân Pháp với nhau hoặc giữa công dân Pháp với người nước ngoài có giá tri ̣ nếu viê ̣c kết hôn được thực hiê ̣n theo đúng thủ tục tại nước đó và với điều kiê ̣n là trước đó viê ̣c kết hôn được công bố theo quy đi ̣nh tại Điều 63 Thiên “chứng thư hộ ti ̣ch” và công dân Pháp không vi phạm quy đi ̣nh nêu tại các điều trong Chương I , Thiên này.[24]

Nghĩa là việc kết hôn ở nƣớc ngoài của công dân Pháp với nhau hoặc công dân pháp với ngƣời nƣớc ngoài phải tuân theo pháp luật nƣớc đó về mặt thủ tục, bên ca ̣nh đó công dân Pháp trong quan hê ̣ kết hôn đó cũng phải tuân theo quy đi ̣nh về thủ tu ̣c kết hôn của pháp luâ ̣t Pháp thì hôn nhân mới đƣợc coi là có giá trị tại Pháp. Trƣờng hợp chỉ tuân theo pháp luâ ̣t của nƣớc nơi tiến hành kết hôn hoặc chỉ tuân theo pháp luật của Pháp về điều kiện kết hôn mà

vi pha ̣m pháp luâ ̣t của nƣớc kia thì hôn nhân đó cũng không đƣợc công nhâ ̣n tại Pháp.

Thứ hai, nguyên tắc bảo hô ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Viê ̣t Nam ở nƣớc ngoài phù hợp với pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , pháp luật nƣớc sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế . Đồng thời không phân biệt đối x ử với ngƣời nƣớc ngoài trong quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam . Theo nguyên tắc này , quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Viê ̣t Nam ở nƣớc ngoài phù hợp pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , pháp luật nƣớc sở tại và tập quán quốc tế thì sẽ đƣợc bảo hô ̣. Đi ̣a vi ̣ pháp lý của công dân Viê ̣t Nam cƣ trú, sinh sống và làm ăn ở nƣớc ngoài do pháp luâ ̣t nƣớc sở ta ̣i qui đi ̣nh , đồng thời vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoă ̣c tham gia . Do vâ ̣y , công dân Viê ̣t Nam ở nƣớc ngoài khi tham gia vào các quan hê ̣ kết hôn sẽ đƣợc pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam bảo hô ̣ theo quan điểm của Nhà nƣớc thể hiê ̣n ta ̣i Khoản 2 Điều 18 Hiến pháp năm 2013, Điều 7 Luâ ̣t Quốc ti ̣ch Viê ̣t Nam năm 2008 (sửa đổi năm 2014) là:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hê ̣ gắn bó với gia đình và quê hương , góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc ti ̣ch Viê ̣t nam được trở lại quốc ti ̣ch Viê ̣t Nam.[31]

Khái niệm “Ngƣời V iê ̣t nam đi ̣nh cƣ ở nƣớc ngoài” cũng đƣợc giải thích tại Điều 3 của Luật Quốc tịch nhƣ sau:”Người Viê ̣t Nam đi ̣nh cư ở nước ngoài là công dân Việt nam và người cố Việt nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Quy đi ̣nh này là thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến ngƣời Viê ̣t Nam đi ̣nh cƣ ở nƣớc ngoài , bao gồm công dân Viê ̣t Nam, ngƣời gốc Viê ̣t Nam đang thƣờng trú hoă ̣c ta ̣m trú ở nƣớc ngoài ,

tạo điều kiện thuận lợi , khuyến khích để họ giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình quê hƣơng.

Bên ca ̣nh viê ̣c bảo hô ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời Viê ̣t Nam ở nƣớc ngoài thì pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cũng bảo hô ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. Ngƣời nƣớc ngoài ta ̣i Viê ̣t Nam đƣợc hƣởng các quyền và nghĩa vụ nhƣ công dân Việt Nam , trƣ̀ trƣờng hợp pháp luâ ̣t có qui đi ̣nh khác . Theo nguyên tắc này , ngƣời nƣớc ngoài sẽ đƣợc hƣởng các quyền nhân thân và quyền tài sản nhƣ công dân Viê ̣t Nam . Trƣ̀ mô ̣t số trƣờng hợp, quyền lƣ̣a cho ̣n nơi cƣ trú sẽ bi ̣ ha ̣n chế , ngƣời nƣớc ngoài không đƣợc cƣ trú ở mô ̣t số khu vƣ̣c nhƣ khu vƣ̣c biên giới…Viê ̣c qui đi ̣nh này xuất phát tƣ̀ tình hì nh chính tri ̣, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt nam để bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ . Quy đi ̣nh này là phù hợp với quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t các nƣớc trên thế giới.

Thứ ba, nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i Điều 122 Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng”[35]

Theo các văn bản vừa nêu, pháp luật nƣớc ngoài đƣợc áp dụng tại Việt Nam dựa trên các cơ sở sau: i) Có quy phạm xung đột trong Điều ƣớc quốc tế quy định; ii) Quy phạm xung đột trong văn bản pháp luật quốc gia quy định; iii) Có sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đƣơng sự.

Nhƣ vậy, pháp luật nƣớc ngoài không chỉ đƣợc áp dụng khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột ghi nhận trong các điều ƣớc quốc tế mà còn đƣợc áp dụng khi có sự thoả thuận của các bên về việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài.

Trình tự áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam đối với quan hê ̣ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là áp du ̣ng Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam . Nếu trong Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam thì ƣu tiên áp dụng quy định của Điều ƣớc quốc tế đó. Việc áp dụng các quy định của pháp luật nƣớc ngoài không đƣợc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình. Nếu pháp luật nƣớc ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Việc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài hoàn toàn phù hợp với thực tế, pháp luật Việt Nam hiê ̣n chƣa có các quy pha ̣m xung đô ̣t để điều chỉnh tất cả các quan hê ̣ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh , đồng thời ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết vu ̣ viê ̣c mô ̣t

cách nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đƣơng sƣ̣ cũng nhƣ lợi ích của Nhà nƣớc [27, tr.101].

Ngoài ra, Điều 6 Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định áp dụng Bộ luật dân sự điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình , có nghĩa Bộ luâ ̣t dân sƣ̣ sẽ đƣợc áp du ̣ng điều chỉnh quan hê ̣ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nếu nhƣ Luâ ̣t hôn nhân và gia đình không quy đi ̣nh. Nhƣ vâ ̣y, theo nguyên tắc tƣơng tƣ̣, nếu trong chƣơng VIII không có quy đi ̣nh về quan hê ̣ hôn nhân và gia đình nào đó thì sẽ áp du ̣ng Phần thứ Năm Bộ luật dân sự năm 2015 về quan hê ̣ dân sƣ̣ có yếu tố nƣớc ngoài để giả i quyết xung đô ̣t phá p luâ ̣t về hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài. [40,tr.77]

Việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài cũng đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc. Điều này là hết sƣ́c cần thiết trong trƣờng hợp pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , điều ƣớc quốc tế mà Viê ̣t Nam ký kết chƣa có quy đi ̣nh điều chỉnh nhằm đảm bảo đƣợc quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên đƣơng sƣ̣, đồng thời phát triển quan hê ̣ giao lƣu dân sƣ̣ quốc tế . Theo đó, pháp luật nƣớc ngoài sẽ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có viện dẫn. Trong tất cả các trƣờng hợp áp du ̣ng pháp luật nƣớc ngoài nêu trên , pháp luật nƣớc ngoài chỉ đƣợc áp dụng nếu viê ̣c áp du ̣ng hoă ̣c hâ ̣u quả của viê ̣c áp du ̣n g không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam . Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là nhƣ̃ng nguyên tắc đƣợc quy đi ̣nh trong Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam . Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam quy định điều ƣớc quốc tếđóng một vai trò quan trọng và thƣờng đƣợc ƣu tiên áp dụng trong trƣờng hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cùng một vấn đề. Mặc dù các văn bản

pháp luật quy định nguyên tắc “ƣu tiên” áp dụng điều ƣớc quốc tế khi có điều khoản khác quy định của nội luật nhƣng đây chƣa phải là điều khoản xác định vị trí của điều ƣớc quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bời thực tiễn, viê ̣c áp du ̣ng điều ƣớc quốc tế sẽ đƣợc áp dụng trực tiếp trong từng trƣờng hợp cu ̣ thể. Mă ̣c dù pháp luâ ̣t nƣớc ngoài không mâu thuẫn với pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam nhƣng nếu viê ̣c áp du ̣ng gây hâ ̣u quả không tốt , không lành ma ̣nh , ảnh hƣởng đến nền tảng đa ̣o đƣ́c , thuần phong, mỹ tục của Việt Nam thì sẽ không đƣợc áp du ̣ng.

1.3.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ta ̣i Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn thi hành tại việt nam (Trang 36 - 42)