THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn thi hành tại việt nam (Trang 47)

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN

2.1.1. Điều kiện về tuổi kết hôn

Khi có nhu cầu kết hôn, các cá nhân phải tuân theo Luật hôn nhân và gia đình về các điều kiện kết hôn. Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, khi kết hôn, ngƣời nƣớc ngoài với công dân Việt Nam mà đăng ký kết hôn trƣớc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con ngƣời, khả năng nhận thức của từng cá nhân, khả năng tự đảm bảo và duy trì cuộc sống…và căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội nên hầu hết pháp luật của các quốc gia đều quy định độ tuổi tối thiểu. Một công dân chỉ đƣợc phép kết hôn khi đạt đƣợc độ tuổi tối thiểu mà pháp luật quy định và tuân theo quy định của pháp luật.

Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về độ tuổi tối thiểu nam, nữ đƣợc phép kết hôn nhƣ sau:“Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn” . So sánh với pháp luật của một số nƣớc trên thế giới, quy định về tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có những điểm khác biệt nhất định. Hầu hết các nƣớc quy định tuổi kết hôn của nam và nữ thấp hơn so với Việt Nam.

Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 732 Bô ̣ luâ ̣t Dân sƣ̣ Nhâ ̣t Bản thì: “Không thể kết hôn khi chưa tròn mười tám tuổi đối với nam giới và không tròn mười sáu tuổi đối với nữ giới”. Tuy nhiên Luật Dân sự sửa đổi của Nhật Bản đã có sự thay đổi, theo đó giảm độ tuổi kết hôn của nam giới từ hai mƣơi tuổi xuống

mƣời tám tuổi, tăng độ tuổi kết hôn của nữ giới từ mƣời sáu tuổi lên mƣời tám tuổi. Nhƣ vậy, độ tuổi kết hôn của nam và nữ Nhật Bản là mƣời tám tuổi.[50]

Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ là mƣời tám tuổi trừ hai trƣờng hợp ngoại lệ là mƣời chín tuổi ở bang Nebraska và hai mƣơi mốt tuổi tại bang Mississippi. Ngƣời trong độ tuổi mƣời sáu tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi nếu muốn kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc tƣ pháp; một số tiểu bang cho phép trẻ vị thành niên là nữ dƣới mƣời támtuổi kết hôn mà không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc tƣ pháp nếu ngƣời đó mang thai.[44]

Một số nƣớc lại quy định tuổi kết hôn theo nguyên tắc chỉ có ngƣời đã thành niên mới đƣợc kết hôn. Ví dụ nhƣ Luật Hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ hai mƣơi hai tuổi và nữ từ đủ hai mƣơi tuổi.[11] Nhƣ vậy, quy định về tuổi kết hôn trong pháp luật của mỗi quốc gia đều xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi quốc gia, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và nền văn hóa của quốc gia đó.

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học có tính đến phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa của ngƣời Việt. Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm xây dựng gia đình. Vì vậy, việc sinh con để duy trì nòi giống luôn là mong muốn của mỗi cặp vợ chồng sau khi xác lập quan hệ hôn nhân. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nam từ hai mƣơi tuổi trở lên, nữ từ mƣời tám tuổi trở lên.[34] Tức là nam bƣớc sang tuổi hai mƣơi, nữ bƣớc sang tuổi mƣời tám.Mặc dù pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nữ giới bƣớc sang tuổi mƣời tám có đủ điều kiện để kết hôn, song nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể giao dịch phải từ đủ mƣời tám tuổi trở lên. Trong hoạt động tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ mƣời tám tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Nhƣ vậy, một ngƣời chƣa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vẫn có thể bày tỏ ý chí tự

nguyện khi kết hôn. Sau khi kết hôn, muốn chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn thì ngƣời vợ chƣa đủ mƣời tám tuổi vẫn đƣợc xác định là đƣơng sự của vụ án ly hôn, tuy nhiên họ sẽ gặp khó khăn hơn khi đƣa ra quyết định, nhất là việc cung cấp các chứng cứ cần thiết với tƣ cách là đƣơng sự trong vụ án ly hôn. Với những bất cập của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về độ tuổi tối thiểu kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nâng độ tuổi lên , tính theo tuổi tròn , bắt buộc nam phải từ đủ hai mƣơi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mƣời tám tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn. Việc thay đổi độ tuổi kết hôn nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật về tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Pháp luật dân sự hiện hành quy định ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên là ngƣời đã thành niên, nếu không ở tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đƣợc quyền tham gia tất cả các quan hệ dân sự và tố tụng dân sự. Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác thì pháp luật cũng quy định nam giới từ đủ 18 tuổi là đã có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trƣớc Nhà nƣớc và xã hội. Đồng thời, việc thay đổi độ tuổi kết hôn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới đã đƣợc quy định trong Công ƣớc CEDAW mà Việt Nam là thành viên. [8, tr 3,4]

Do Luật hôn nhân và gia đình không quy định ngoại lệ cho các trƣờng hợp kết hôn nam trƣớc 20 tuổi, nữ trƣớc 18 tuổi nên việc kết hôn vi phạm quy định này thì bị coi là tảo hôn (trái pháp luật) và phải bị Toà án huỷ bỏ. Để xác định một ngƣời đã đủ tuổi kết hôn hay chƣa cần phải căn cứ vào giấy khai sinh của ngƣời đó. Tuy nhiên xác định nhƣ thế nào đƣợc coi là đủ tuổi kết hôn là một vấn đề cần đƣợc quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình để tránh áp dụng một cách tùy tiện pháp luật. Hiện nay, việc quy định về độ tuổi kết hôn của một số nƣớc và vùng lãnh thổ thấp hơn so với Việt Nam (Nhƣ Anh, Mỹ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi; ở Pháp là từ 15 tuổi).

Do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khăn khi thụ lý các hồ sơ xin công nhận việc đăng ký kết hôn đã đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài (ghi chú kết hôn) vì ngoài việc xem xét hôn nhân có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không còn phải tính đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em [10, tr.36].

2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện kết hôn

Sự tự nguyện kết hôn là điều kiê ̣n bắt buô ̣c trong quan hê ̣ kết hôn đƣợc pháp luật nhiều nƣớc ghi nhận . Để đảm bảo sự tự nguyện kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b Khoản 1 Điều 9). Ghi nhận sự tự nguyện kết hôn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Tự nguyện kết hôn là các bên nam nữ đƣợc tự do tìm hiểu và quyết định lựa chọn ngƣời bạn đời của họ, không lệ thuộc vào ý chí của ngƣời khác. Sự tự nguyện kết hôn phải thể hiện đƣợc các dấu hiệu về khách quan cũng nhƣ chủ quan. Về khách quan, việc tự nguyện kết hôn phải thể hiện thông qua hành vi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Khi đăng ký kết hôn phải có mặt cả hai bên nam nữ. Về chủ quan, việc tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân hoàn toàn xuất phát từ ý chí của ngƣời kết hôn. Nếu kết hôn bị ép buộc, trái với ý muốn chủ quan của cá nhân thì mặc dù về khách quan, hai bên đều có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn, việc kết hôn đó vẫn bị coi là thiếu sự tự nguyện. Do vậy, tự nguyện kết hôn phải có sự thống nhất từ ý chí đến hành vi thể hiện và nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng.

Hành vi buộc ngƣời khác kết hôn trái với ý chí của họ là hành vi vi phạm sự tự nguyện đƣợc quy định Theo điểm a , b Khoản 2 Điều 5 Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”

Về hành vi kết hôn giả tạo: Khoản 2 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về kết hôn giả tạo nhƣ sau: “Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác”.Nhƣ vậy, việc kết hôn giả, vì mục đích trục lợi bị cấm, nếu ai thực hiện là trái pháp luật, nhƣng do Luật Hôn nhân và gia đình không quy định nội dung này nên thực tế, Tòa án không xử lý hủy kết hôn đối với các trƣờng hợp trên mà giải quyết ly hôn. Đây là điều không phù hợp, hành vi vi phạm của các bên vẫn không bị xử lý. Ngoài ra, chƣa có quy định giải thích thuật ngữ “trục lợi khác” là gì? Vì vậy, việc áp dụng quy định này trong thực tế còn nhiều bất cập.[10, tr.37]

Một điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là đƣa ra khái niệm về “kết hôn giả tạo” và xác định “kết hôn giả tạo” không thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện. Cụ thể theo Khoản 11 Điều 2, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài; hƣởng chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc hoặc để đạt đƣợc mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.Trƣờng hợp kết hôn giả tạo là việc kết hôn mà mục đích của hai bên nam nữ không phải để xác lập quan hệ vợ chồng mà chỉ lấy sự kiện pháp lý đó làm cái cớ cho thực hiện một mục đích khác. Việc lừa dối kết hôn cũng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp một bên hứa hẹn là nếu kết hôn thì sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp này, thiết nghĩ ngƣời kết hôn đã coi việc xin đƣợc việc làm phù hợp hay đƣợc bảo lãnh ra nƣớc ngoài là mục đích của việc kết hôn. Mục đích của việc kết hôn là nhằm xác lập quan hệ vợ chồng. Vì vậy, trong trƣờng hợp, một ngƣời đồng ý kết hôn chỉ vì mục đích đƣợc xuất cảnh liệu có nên coi là họ tự nguyện kết hôn.Trên thực tế hành vi kết hôn giả ta ̣o có những biểu hiện đa dạng nhƣng

không phải tất cả các trƣờng hợp lừa dối đều làm mất đi sự tự nguyện trong kết hôn. Tuy nhiên, việc đƣa ra các tiêu chí chính thức để phân biệt hành vi lừa dối có tính chất nghiêm trọng là không dễ dàng. Bởi lẽ chỉ hai bên kết hôn mới hiểu chính xác họ có bị lừa dối hay không. Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, có thể thấy mục đích của hành vi lừa dối kết hôn là để đƣợc nhập quốc tịch vào các nƣớc phát triển, xuất khẩu lao động. Tình trạng kết hôn giả bắt đầu xuất hiện vào năm 2005 và rộ lên trong những năm 2008, 2009, 2010. Từ năm 2008 đến tháng 3/2010, tại xã Tam Dị (Lục Nam, Bắc Giang) là điểm nóng của kết hôn giả với hơn 160 ngƣời kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài, chủ yếu là các nƣớc Hàn Quốc, Đài Loan, Ma Cao…[1]Việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài có liên quan mật thiết đến hoạt động hỗ trợ kết hôn. Hoạt động hỗ trợ kết hôn hoàn toàn tuân theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận. Một trong những quyền cơ bản quan trọng của Trung tâm hỗ trợ kết hôn đƣợc pháp luật ghi nhận là quyền giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài tìm hiểu các vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội, phong tục, tập quán và các vấn đề khác có liên quan mà các bên yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng. Mặc dù vậy, hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn vẫn không làm giảm tình trạng “môi giới hôn nhân”. Pháp luật nghiêm cấm việc “môi giới hôn nhân” nhằm mục đích trục lợi nhƣng trên thực tế việc môi giới vẫn tồn tại. Môi giới lén lút là nguy cơ dẫn đến việc thƣơng mại hóa quan hệ hôn nhân, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của ngƣời kết hôn. Việc cho phép “môi giới hôn nhân” nhằm mục đích trục lợi không phù hợp với bản chất của hôn nhân. Hôn nhân không phải là một hợp đồng dân sự. Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ dựa trên cơ sở của tình yêu.

Sở dĩ hiện tƣợng môi giới lén lút vẫn còn tồn tại một phần là do nhiều cô gái coi việc lấy chồng ngƣời nƣớc ngoài nhƣ một giải pháp để thay đổi

cuộc sống của mình. Trào lƣu kết hôn không mang tính tự nguyện, kết hôn vì mục đích kinh tế (kết quả khảo sát xã hội học gần đây nhất cho thấy có 31% phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm, tăng thu nhập; 15,6% muốn lấy chồng nƣớc ngoài giàu có để giúp đỡ gia đình) không chỉ làm tăng nguy cơ mất cân bằng giới tính ở độ tuổi kết hôn, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam mà còn ảnh hƣởng sâu sắc đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ mà phụ nữ Việt Nam đã kết hôn.[43] Số lƣợng phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị lừa gạt đƣa ra nƣớc ngoài để buôn bán, buộc làm gái mại dâm, hoặc làm vợ bất hợp pháp, nô lệ tình dục cũng tăng cao. Nhiều phụ nữ Việt Nam đã kết hôn giả (bị mất tiền) để sang Đài Loan nhƣng bị bán cho các nhà thổ.[38]

Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về kết hôn giả tạo nhƣng đến nay vẫn chƣa có biện pháp hữu để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả tạo nhằm mục đích khác.

Về hành vi cưỡng ép kết hôn: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cƣỡng ép kết hôn đƣợc định nghĩa là: “Việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ”. Nhƣ vậy, hành vi cƣỡng ép thể hiện sự tác động có chủ yếu của một hoặc nhiều ngƣời nhằm buộc ngƣời bị cƣỡng ép phải kết hôn theo yêu cầu của họ. Ngƣời cƣỡng ép có thể tác động lên ngƣời bị cƣỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần de đọa xâm hại đến thân thể, tài sản, danh dự, uy tín hoặc thực tế đã xâm hại đến thân thể, tài sản, danh dự, uy tín…của ngƣời bị cƣỡng ép.

Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định trƣờng hợp nào đƣợc coi là cƣỡng ép kết hôn gặp nhiều khó khăn. Theo tác giả, không phải tất cả hành vi cƣỡng ép đều bị coi là vi phạm sự tự nguyện. Chỉ những hành vi cƣỡng ép có tính

chất nghiêm trọng thì mới bị coi là làm cản trở yếu tố tự nguyện trong kết hôn. Đối với những trƣờng hợp hành vi cƣỡng ép chỉ ở mức độ tác động đến tƣ tƣởng của ngƣời kết hôn mà chƣa đặt ngƣời đó vào tình trạng “buộc phải kết hôn”, thì việc kết hôn vẫn đƣợc coi là có sự tự nguyện. Trong thực tế, có những trƣờng hợp ngƣời có hành vi cƣỡng ép lợi dụng mối quan hệ thân thuộc của mình với ngƣời bị cƣỡng ép tác động lên chính mình. Ví dụ, cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn thi hành tại việt nam (Trang 47)