Phổ XPS của C1s trong vật liệu GNP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tio2 fe2o3 GNP từ quặng ilmenite và graphit định hướng chuyển hóa Cr(VI) trong nước thải công nghiệp quốc phòng (Trang 87 - 89)

3.1.2. Nghiên cứu quá trình tạo dung dịch tiền chất cho quá trình tổng hợp vật liệu tổ hợp hai oxit Fe2O3 và TiO2 vật liệu tổ hợp hai oxit Fe2O3 và TiO2

3.1.2.1. Nghiên cứu quá trình nhiệt phân tinh quặng ilmenit 52%

Thành phần tinh quặng ilmenit 52% Bình Định ban đầu được khảo sát bằng phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX), được thể hiện trên hình 3.8. Kết qủa khảo sát cho thấy trong thành phần của ilmenit 52% gồm các nguyên tố O, Al, Si, Ti, Mn và Fe với tỷ lệ phần trăm nguyên tử lần lượt là 80,2%; 1,61%; 0,53%; 10,84%; 0,41% và 6,42%. Tỷ lệ giữa Fe và Ti về phần trăm nguyên tử là 10,84:6,42. Từ kết quả phân tích có thể dự đoán ngoài thành phần chính FeTiO3 còn có các hợp chất khác như SiO2; Al2O3 và mangan oxit.

Hình 3.8. Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) của ilmenit 52%

Tinh quặng ilmenit được trộn đều với muối KHSO4 theo tỷ lệ 1:7 (với khối lượng tương ứng là 10:70 g) rồi được nung ở nhiệt độ 600oC trong hai giờ. Mẫu vật liệu sau nung có khối lượng 71,5h được nghiền nhỏ. Để xác định thành phần pha của vật liệu trước và sau nung, tiến hành đo phổ nhiễu xạ tia X của hai mẫu vật liệu trên, kết quả đo nhiễu xạ tia X được thể hiện trên hình 3.9.

Trên giản đồ XRD của mẫu vật liệu trước khi nung có sự xuất hiện của các pic đặc trưng cho pha tinh thể của FeTiO3 và SiO2, các pic đặc trưng cho

pha tinh thể của Al2O3 và mangan oxit không xuất hiện. Điều này có thể được giải thích là do các hợp chất trên tồn tại ở dạng pha vô định hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tio2 fe2o3 GNP từ quặng ilmenite và graphit định hướng chuyển hóa Cr(VI) trong nước thải công nghiệp quốc phòng (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)