Giản đồ TGA của mẫu TFG20-8h

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tio2 fe2o3 GNP từ quặng ilmenite và graphit định hướng chuyển hóa Cr(VI) trong nước thải công nghiệp quốc phòng (Trang 123 - 164)

3.2. Nghiên cứu quá trình chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2-

Fe2O3/GNP

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình xử lý kim loại nặng của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP, mẫu vật liệu TFG20 với hàm lượng GNP là 20 mg được lựa chọn cho các quá trình đánh giá này. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa Cr(VI) như hàm lượng GNP, đặc trưng hình thái học, kích thước, độ tinh thể của vật liệu tổ hợp đã được đề cập trong nội dung phần 3.1.3. Các điều kiện khảo sát trong phần này bao gồm độ pH của dung dịch phản ứng, nồng độ Cr(VI) ban đầu, hàm lượng xúc tác TFG20 sử

dụng, cường độ chiếu sáng, bước sóng ánh sáng, ảnh hưởng của tác nhân nhận lỗ trống...

3.2.1.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch

Ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý Cr(VI) được đánh giá bằng quá trình thực nghiệm với các mẫu có hàm lượng đầu Cr(VI) là 10 ppm, hàm lượng xúc tác sử dụng 1 g/L, thời gian xử lý là 90 phút, có độ pH khác nhau, thay đổi trong dải từ 2 đến 10. Đồ thị xác định ảnh hưởng của pH được được thể hiện trong hình 3.38, khu vực “bóng tối” chính là khoảng thời gian để đạt cân bằng hấp phụ-giải hấp, khu vực “chiếu sáng” là khoảng thời gian diễn ra quá trình quang khử.

Hình 3.38. Đồ thị ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý Cr(VI)

Khu vực “bóng tối” trên đồ thị 3.38 cho thấy trong dải pH từ 2 đến 10 vật liệu TFG20 đều có khả năng hấp phụ ion Cr(VI), hiệu suất cao nhất khi pH môi trường là 2, hiệu suất hấp phụ giảm dần khi pH môi trường tăng lên.

Khu vực “chiếu sáng” trên đồ thị 3.38 cho thấy hiệu quả xúc tác quang chuyển hóa của vật liệu vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP.

Hiệu ứng quang xúc tác cao nhất đạt được đối với mẫu chuyển hóa trong môi trường pH2. Khi pH của môi trường tăng lên hoạt tính quang xúc tác khử

Cr(VI) của vật liệu giảm dần. Điều này được giải thích là do mối tương quan tỷ lệ giữa các anion HCrO4- và Cr2O72-. Sự có mặt của ion Cr2O72- trong dung dịch ở pH thấp có thể khử dễ dàng được chỉ ra là do thế khử tiêu chuẩn cao như trong phương trình phản ứng sau:

Cr2O72- + 6e + 14 H+ = 2 Cr3+ + 7 H2O (E0 = + 1,33 V ) (3.7) Quá trình tăng khả năng khử Cr(VI) trong pH thấp là do sự gia tăng số lượng các phần tử TiOH và kết quả tạo ra nhiều electron quang sinh hơn. Sự suy giảm hiệu quả quang khử khi pH cao hơn 5 có thể là do sự hình thành anion CrO42- và ion TiO- trên bề mặt của TiOH và dẫn đến sự kết tủa Cr(OH)3, lớp kết tủa này tạo thành sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của vật liệu với nguồn sáng và do đó làm giảm hiệu quả quang khử Cr (VI). Mặt khác khi pH tiếp tục tăng lên hiệu ứng quang khử càng giảm là do ở pH cao xu hướng tạo thành anion CrO42-

càng tăng mà anion này có khả năng khử yếu hơn nhiều so với HCrO4- và Cr2O72- do thế khử chuẩn của nó thấp, thể hiện ở phản ứng dưới đây.

CrO42- + H2O + 3 e →Cr(OH)3 + 5OH- (E0 = +0,13 V) [112] (3.8)

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch ban đầu

Hình 3.39. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu đến hiệu suất chuyển hóa

Trên hình 3.39 là đồ thị so sánh ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng chuyển hóa Cr(VI), các giá trị nồng độ lựa chọn khảo sát bao gồm 10ppm, 20 ppm và 50 ppm. Mốc “0” về nồng độ và thời gian tại đó mà các mẫu đã đặt căn bằng hấp phụ và giải hấp.

Qua đồ thị có thể thấy sau thời gian 90 phút, mẫu ở nồng độ 10 ppm có hiệu suất chuyển hóa đạt 99,8%, trong khi thời gian để đạt hiệu suất chuyển hóa 99,4% đối với mẫu 20 ppm là 150 phút và đạt 99,7% với mẫu 50 ppm là 360 phút.

Hằng số tốc độ của quá trình quang xúc tác xử lý Cr (VI) trong môi trường nước với nồng độ loãng được xác định qua phương trình Langmuir– Hinshelwood bậc nhất theo đồ thị mối quan hệ giữa hàm ln(Ct/C0) với thời gian.

kt= -ln(Ct/C0)

Trong đó Ct là hàm lượng Cr (VI) tại thời điểm t và C0 là hàm lượng của các ion trên tại thời điểm bắt đầu quá trình xúc tác quang (ở đây chính là thời điểm sau khi đạt hấp phụ cực đại.

Hình 3.40. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến mối quan hệ - Ln(C/C0) và thời gian

Để xác định được hàm lượng xử lý tối ưu, tiến hành xác định phương trình động học và hằng số tốc độ phản ứng. Kết quả xác định hằng số tốc độ phản ứng được thể hiện trên hình 3.40. Hằng số tốc độ phản ứng tương ứng với nồng độ đầu 10 ppm; 20 ppm và 50 ppm lần lượt là 0,0649 (phút-1); 0,0323 (phút-1) và 0,0173 (phút-1). Như vậy, nồng độ đầu tối ưu cho quá trình xử lý Cr(VI) là 10 ppm.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng tác nhân nhận lỗ trống

Ảnh hưởng của hàm lượng tác nhân nhận lỗ trống đến khả năng quang khử Cr(VI) được thể hiện trên đồ thị ở hình 3.41.

Hình 3.41. Đồ thị ảnh hưởng của tác nhân nhận lỗ trống đến khả năng quang xúc tác chuyển hóa Cr(VI)

Như trên đồ thị, có thể thấy rằng hiệu quả xử lý Cr(VI) tăng lên khi hàm lượng etanol tăng lên. Theo các tài liệu đã chỉ ra, etanol đóng vai trò chất tiêu thụ lỗ trống giúp tiêu hao các lỗ trống quang sinh được tạo thành trên bề mặt của vật liệu xúc tác. Khi chưa có mặt etanol hiệu ứng quang khử thấp do sự

cạnh tranh của các lỗ trống quang sinh và ion Cr(VI) để tiếp xúc với các electron quang sinh. Do sự dư thừa các lỗ trống quang sinh mà sự tái tổ hợp của các lỗ trống này với các electron quang sinh diễn ra nhanh hơn và vì thế hiệu quả quang xúc tác của vật liệu quang xúc tác cũng giảm theo. Khi có mặt etanol, etanol là chất hữu cơ nó sẽ phản ứng với các lỗ trống quang sinh để tạo thành các sản phẩm phân hủy như CO2 và H2O, do đó sẽ tiêu thụ bớt các lỗ trống quang sinh ngăn cản sự tái tổ hợp và sự cạnh tranh giữa lỗ trống quang sinh và các ion Cr(VI) với các electron quang sinh cũng giảm đi vì vậy hiệu quả quang xúc tác cũng được nâng cao.

Lượng etanol tối ưu sử dụng sẽ phụ thuộc vào lượng electron quang sinh được tạo ra, mà đối với lượng xúc tác sử dụng 0,1g/L vật liệu xúc tác tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP là 0,2 mL (1%). Qua đồ thị ta có thể thấy khi tăng dần hàm lượng etanol từ 0,05 mL lên 0,2 mL, hiệu quả quang khử tăng mạnh, phần trăm Cr(VI) được khử cũng tăng rõ rệt. Khi tăng hàm lượng etanol từ 0,2 lên 0,5 mL, sự tăng phần trăm Cr(VI) bị khử cũng tăng lên nhưng sự gia tăng này không thay đổi đáng kể. Vì vậy ta lựa chọn lượng chất tiêu thụ lỗ trống tối ưu trong trường hợp này là 0,2 mL etanol.

3.2.1.4. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác quang

Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác quang được thể hiện trên hình 3.42. Kết quả chỉ ra rằng khi lượng xúc tác tăng từ 0,5 đến 1 g/L, hiệu quả xử lý Cr(VI) tăng lên rõ rệt.

Đối với mẫu sử dụng lượng xúc tác là 0,5 g/L, sau 90 phút xử lý, hiệu quả chỉ đạt 79,8%. Đối với mẫu sử dụng lượng xúc tác là 0,75g/L, cùng thời gian đó hiệu suất xử lý đạt 89,8%. Mẫu sử dụng 1g/L xúc tác TFG, hiệu quả đạt tới 99,8%. Điều này được giải thích là do khi tăng lượng xúc tác lên sẽ làm tăng số lượng photon trên bề mặt xúc tác và do đó nó sẽ làm tăng số lượng tâm hoạt tính trên bề mặt chất xúc tác, mặt khác nó còn làm tăng lượng ion Cr(VI) được hấp phụ trên bề mặt. Và vì vậy, hiệu suất xử lý tăng lên một cách rõ rệt.

Hình 3.42. Đồ thị ảnh hưởng của lượng xúc tác TFG20 đến khả năng chuyển hóa Cr(VI)

Tuy nhiên khi hàm lượng chất xúc tác tăng lên quá 1g/L, ta lại thấy hiệu suất phản ứng không tăng mà thậm chí còn bị giảm xuống. Điều này được lý giải là do hiệu ứng che chắn của lượng xúc tác không kịp tham gia phản ứng, các ion Cr(VI) đã hấp phụ vào lượng tối ưu xúc tác, phần xúc tác chưa kịp nhận ion Cr(VI) sẽ tạo thành lớp khiên cản trở sự tiếp xúc của ánh sáng, do đó làm giảm phần diện tích tiếp xúc ánh sáng trên bề mặt chất xúc tác và vì vậy hiệu ứng xúc tác quang bị giảm sút. Cụ thể ở đây, sau 90 phút, hiệu quả xử lý chỉ còn đạt 97,1%. Càng tăng lượng xúc tác lên cao hơn, hiệu quả xử lý sẽ càng giảm. Vì vậy, có thể chọn hàm lượng xúc tác quang tối ưu của vật liệu TFG với mẫu nước chứa Cr(VI) nồng độ 10 mg/L, trong môi trường axit là 1 g/L.

3.2.1.5. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng trên hình 3.43 cho thấy, cường độ chiếu sáng (đánh giá qua công suất chiếu sáng) có ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.

Hình 3.43. Đồ thị ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến khả năng chuyển hóa Cr(VI)

Khi công suất đèn tăng, độ rọi tăng làm cho hiệu suất xử lý cũng tăng theo nhưng quá trình tăng này không phải là lũy tiến, tăng mãi. Lúc đầu quá trình tăng này là rõ rệt tuy nhiên khi công suất trên 296,4 W thì quá trình tăng chậm lại và hiệu suất xử lý không khác biệt nhiều khi công suất trên 356,2W (hiệu suất đạt 97,8% so với 99,8% khi công suất đèn là 391,5W). Điều này được giải thích là do khi công suất tăng làm tăng quang thông, do khoảng cách chiếu đèn không đổi nên độ rọi cũng tăng theo, khi độ rọi tăng làm tăng theo quá trình tái tổ hợp của cặp electron và lỗ trống quang sinh, do đó tới một ngưỡng nhất định việc tăng công suất đèn, tăng độ rọi sẽ làm giảm hiệu suất xử lý. Ở đây ta thấy mức “0” của bộ chỉnh dòng, công suất đèn 391,5W là phù hợp, khi sử dụng trong thực tế ta có thể không cần phải sử dụng thêm bộ chỉnh dòng.

3.2.1.6. Ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng

Hình 3.44 là đồ thị ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng đến khả năng quang xúc tác chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP, quá

trình khảo sát được thực hiện với các nguồn sáng khác nhau bao gồm: đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời Xenon 350W, đèn tử ngoại UVA, UVB và UVC (công suất 12W).

Hình 3.44. Đồ thị ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng đến khả năng quang xúc tác chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Có thể quan sát thấy hiệu quả chuyển hóa với mỗi nguồn đèn là khác nhau. Hiệu quả chuyển hóa đạt cao nhất là đối với đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời Xenon 350W, hiệu suất đạt 99,8% sau 90 phút, cũng trong khoảng thời gian này hiệu suất chuyển hóa với đèn UVA, UVB, UVC lần lượt là 91,8; 88,9 và 75,3%. Điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng của năng lượng vùng cấm cho nên khi sử dụng các đèn UVA, UVB và UVC có mức năng lượng cao hơn so với mức năng lượng cần thiết, khi kích thích làm quá trình tạo ra electron quang sinh và lỗ trống quang sinh diễn ra nhanh, khiến các hạt mang điện này dễ bị tái tổ hợp ngay sau khi tạo thành, do đó làm giảm hiệu quả xúc tác. Đèn UVA có bước sóng gần bước sóng kích hoạt của vật liệu TFG20 cho nên hiệu suất chuyển hóa cao hơn so với hai loại đèn UV còn lại

3.2.2. Quá trình chuyển hóa Cr(VI)) của vật liệu xúc tác

3.2.2.1. Hiệu quả chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Hình 3.45. Đồ thị đánh giá hiệu quả quá trình quang xúc tác chuyển hóa Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Như trên hình 3.45, có thể thấy rằng khi được chiếu sáng, hiệu suất chuyển hóa Cr(VI) cao nhất được ghi nhận đối với mẫu TFG20, hiệu suất chuyển hóa thấp nhất là trong trường hợp không sử dụng xúc tác. Quá trình chiếu sáng khi không có mặt chất xúc tác (thể tích etanol sử dụng 0,2 mL (1% thể tích mẫu xử lý), Cr (VI) cũng bị chuyển hóa nhưng lượng Cr(VI) giảm gần như không đáng kể, sau 90 phút phần trăm chuyển hóa chỉ là 11,6%.

Đối với GNP, khi chiếu sáng hàm lượng Cr(VI) suy giảm không đáng kể, sau 90 phút chiếu sáng hàm lượng Cr(VI) chỉ giảm xuống 28,1%. Điều này được giải thích là do hoạt tính xúc tác quang của GNP là thấp. Các mẫu có chứa Ti (TFG0 và TFG20) đều có hoạt tính xúc tác quang cao. Khi có mặt GNP, trong điều kiện chiếu sáng, mẫu TFG20 có hoạt tính cao nhất, điều này chứng tỏ hiệu quả của quá trình tổ hợp 2 oxit Ti và Fe với GNP, GNP với độ dẫn điện cao giúp cho quá trình khuếch tán electron diễn ra nhanh hơn và nhờ đó quá

trình tái tổ hợp electron và lỗ trống quang sinh diễn ra chậm hơn, hiệu quả quang xúc tác của phản ứng tăng lên, hàm lượng Cr(VI) bị khử cao hơn

Mẫu TFG0 cũng có hoạt tính xúc tác quang cao trong vùng ánh sáng khả kiến do đó có thể nói sự kết hợp giữa 2 oxit Fe và Ti đã làm giảm năng lượng vùng cấm (điều này đã được chứng minh bằng các kết quả đo UV-VIS DRS).

3.2.2.2. Tốc độ phản ứng và cơ chế xử lý kim loại nặng của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Hằng số tốc độ của quá trình quang xúc tác xử lý Cr (VI) trong môi trường nước với nồng độ loãng được xác định qua phương trình Langmuir– Hinshelwood bậc nhất tuyến tính theo đồ thị mối quan hệ giữa hàm ln(Ct/C0) với thời gian.

kt= -ln(Ct/C0) (3.9) Trong đó Ct là hàm lượng Cr (VI) tại thời điểm t và C0 là hàm lượng của các ion trên tại thời điểm bắt đầu quá trình xúc tác quang (ở đây chính là thời điểm sau khi đạt hấp phụ cực đại.

Hình 3.46. Mối quan hệ -ln(Co/Ct) với thời gian của quá trình quang xúc tác xử lý Cr(VI) của vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP

Đồ thị hình 3.46 chỉ ra rằng mối quan hệ giữa ln(Co/Ct) và thời gian phản ứng (t) là tuyến tính. Điều này cho thấy phản ứng xúc tác tuân theo mô hình động học Langmuir - Hinshelwood với hệ số tương quan cao là 0,987. Hằng số tốc phản ứng thực nghiệm trong trường hợp xử lý Cr (VI) được tính toán là bằng 0,0649 (phút-1). Phương trình động học quang xúc tác xử lý là phương trình giả bậc 1.

Các công trình nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng graphen có thể được sử dụng như vật liệu nền để hỗ trợ và là chất hoạt hóa để nâng cao khả năng phân tách các hạt mang điện (lỗ trống và các electron) nhờ vào việc cản trở quá trình tái tổ hợp của các cặp electron và lỗ trống được tạo ra do quá trình chiếu bức xạ vào hỗn hợp oxit 2 thành phần Fe-Ti, do đó làm tăng thời gian sống của các hạt mang điện [123], [ 33]. Graphen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình hấp phụ kim loại nặng vì sự ảnh hưởng qua lại của quá trình chuyển dịch các hạt mang điện xen giữa các bề mặt một cách dễ dàng với chất bị hấp phụ [32], [ 33].

Trên cơ sở những thảo luận ở trên, kết hợp với các nghiên cứu đã được công bố, cơ chế của quá trình quang xúc tác chuyển hóa kim loại nặng bằng vật liệu tổ hợp TiO2- Fe2O3/GNP trong vùng ánh sáng khả kiến bước đầu được đề xuất trên hình 3.47.

Theo đó, nhờ sự có mặt của Fe, năng lượng vùng cấm của vật liệu bán dẫn tổ hợp 2 oxit TiO2- Fe2O3 được thu hẹp, khi vật liệu tổ hợp được chiếu sáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tio2 fe2o3 GNP từ quặng ilmenite và graphit định hướng chuyển hóa Cr(VI) trong nước thải công nghiệp quốc phòng (Trang 123 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)