Công tác thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam (Trang 45 - 51)

không trên thế giới

Hoa Kỳ là một quốc gia có nền công nghệ kỹ thuật tiên tiến cũng như là một trong những mục tiêu hàng đầu của các đối tượng khủng bố nên các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không của Hoa Kỳ đã được triển khai rất sớm từ những thời kỳ đầu của hoạt động hàng không dân dụng. Sân bay quốc tế New Orleans của Mỹ là nơi đầu tiên sử dụng máy dò kim loại và lưu hồ sơ hành khách để tăng cường an toàn hàng không từ những năm đầu của thập niên 70.

Đến ngày 10/11/1972, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật an ninh vận tải hàng không. Một trong những thiết bị quan trọng được yêu cầu sử dụng trong sân bay Mỹ là máy dò kim loại và máy chiếu X-quang. Chúng dùng để kiểm tra các túi đồ xách tay của hành khách. Sau đó, hội ủng hộ người tiêu dùng đã kiện phán quyết này với lý do các máy dò kim loại vi phạm vào việc lục lọi và bắt giữ vô lý. Tòa án đã đồng ý với lập luận này. Dù bị coi là phạm luật, máy soi vẫn được xem là hợp pháp khi dùng cho các trường hợp phổ quát như tìm vũ khí hoặc chất nổ.

Sau sự kiện 9/11 tại Mỹ, tất cả vật thể có cạnh hoặc mũi sắc nhọn đều bị cấm để trong hành lý xách tay. Hành khách cũng không còn được phép tập trung tại nhà vệ sinh phía trước của bất kỳ hãng máy bay thương mại nào. Và từ sự kiện 11/9 đã thúc đẩy đạo luật An ninh Hàng không và Giao thông được thông qua. Chính phủ liên bang Mỹ chịu trách nhiệm cho tất cả các cuộc kiểm tra an ninh hàng không, cơ quan quản lý an ninh giao thông (TSA) được thành lập.

Đến cuối năm 2010, TSA bắt đầu thay thế các máy dò kim loại cũ bằng công nghệ hình ảnh tiên tiến, cơ bản cho phép một số nhân viên an ninh trong phòng kín có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể của hành khách. Tuy nhiên, hình ảnh “khỏa thân” của hành khách từ máy quét toàn thân bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông. Sau đó, TSA thông báo chuyển sang sử dụng một

phiên bản máy quét mới tạo ra hình ảnh giống như phim hoạt hình hơn. Hành khách có thể chọn không sử dụng quét hình ảnh toàn thân, thay vào đó cho phép một nhân viên an ninh cùng giới kiểm tra bằng tay.

Việc sử dụng máy quét toàn thân như trên là một biện pháp tương đối triệt để trong công tác kiểm tra người của hành khách đi tàu bay và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang có lộ trình để nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm sử dụng máy quét toàn thân “Body scan” tại một số cảng hàng không lớn của Việt Nam như Cảng HKQT Nội Bài, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để triển khai áp dụng rộng rãi tại các cảng hàng không của Việt Nam.

Có thể nói, an ninh hàng không tại các cảng hàng không của Hoa Kỳ là một trong những hệ thống đảm bảo an ninh hàng không chặt chẽ và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

2.2.2.2. Tại Nhật Bản

Bên cạnh các biện pháp đảm bảo an ninh truyền thống như sử dụng hệ thống máy soi chiếu tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, camera giám sát an ninh,… thì từ ngày 03/6/2019, sân bay quốc tế Narita của Nhật Bản bắt đầu triển khai 'biệt đội' 4 robot làm nhiệm vụ tuần tra, nhằm đảm bảo an ninh tại sân bay này khi lượng du khách tới Nhật Bản dự kiến tăng đột biến thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội thể thao Olympic và Paralympic Tokyo 2020.

Tập đoàn cảng hàng không quốc tế Narita đã thông báo kế hoạch trên ngày 30/5, đồng thời cho ra mắt 'biệt đội' robot an ninh này.

Với thiết kế cao 1,2m, mỗi robot an ninh được trang bị một loạt công nghệ đảm bảo an ninh như camera với góc quay 360 độ, thiết bị cảm biến nhiệt, máy dò kim loại.

Mỗi cặp robot sẽ làm nhiệm vụ tuần tra an ninh tại Cảng hàng không số 1 và số 2 của sân bay Narita nằm ở tỉnh Chiba, giáp thủ đô Tokyo, Trong buổi thử

nghiệm ngày 29/5/2019, robot đã thực hiện thành công kiểm tra thùng rác phát hiện vật thể khả nghi và truyền thông tin đến trạm kiểm soát.

Đây sẽ là lần đầu tiên robot được đưa vào làm nhiệm vụ giám sát an ninh tại sân bay của Nhật Bản, qua đó mở ra một biện pháp đảm bảo an ninh mới tại quốc gia này.

2.2.2.3. Tại Israel

Trong số các sân bay trên thế giới thì sân bay Ben Gurion của Israel là một trong những phi trường an toàn nhất hành tinh nhờ các biện pháp an ninh gắt gao.

Ben Gurion là sân bay quốc tế lớn nhất của Israel, đón tiếp gần 12 triệu lượt hành khách năm 2010. Phi trường được đánh giá hàng đầu khu vực Trung Đông này nằm gần thành phố Lod, phía đông nam Ten Aviv. Sân bay Ben Gurion có quy mô trung bình nhưng được biết đến khắp thế giới như là một trong những nơi được đảm bảo an ninh tốt nhất.

Để có được uy tín nói trên, Ben Gurion đang sử dụng cả cảnh sát lẫn quân đội tham gia bảo vệ an ninh. Lực lượng này hoạt động với sắc phục riêng lẫn những nhân viên mặc thường phục trà trộn vào đám đông để phát hiện mọi mối đe doạ, đồng thời duy trì sự cảnh giác cao độ.

Đất nước Do Thái Israel vốn là mục tiêu tấn công từ lâu của các chiến binh Hồi giáo, nên việc sân bay Ben Gurion được thắt chặt an ninh là điều dễ hiểu. Sân bay này từng chứng kiến một số vụ tấn công khủng bố nhưng chưa từng có âm mưu cướp chiếc máy bay nào xuất phát từ đây thành công.

Sự thắt chặt an ninh cho sân bay Ben Gurion khiến hành khách qua lại mất nhiều thời gian. Tất cả các loại xe hơi, taxi, xe buýt và xe tải tiến vào khu vực sân bay đều phải đi qua một trạm kiểm soát vòng ngoài. Tại đây lực lượng bảo vệ có vũ trang kiểm tra tỉ mỉ từng chiếc xe, riêng xe buýt họ sẽ bước hẳn lên và trao đổi với tài xế cũng như hành khách.

Tại lối vào các nhà ga của sân bay, nhân viên an ninh có vũ trang cũng đứng gác và quan sát chặt chẽ bất cứ ai bước vào trong. Nếu phát hiện ai có dấu hiệu khả nghi hoặc có biểu hiện bất thường, họ sẽ chặn lại thẩm vấn để đánh giá thêm. Bên ngoài các toà nhà của sân bay cũng luôn có an ninh đi tuần, kết hợp với camera theo dõi bí mật hoạt động suốt 24/24h. Việc sử dụng camera quan sát, trí thông minh và phát hiện hành vi (chú trọng vào hành vi thay vì hồ sơ chủng tộc phân biệt đối xử) sẽ đóng vai trò chính trong an ninh hàng không tốt hơn. Hầu hết các sân bay có thể học hỏi từ cách tiếp cận hành vi thành công được sử dụng cho các mức độ đe dọa cao tại Sân bay Israel Ben Ben Gurion [8].

Còn bên trong các toà nhà của sân bay là phần việc của các nhân viên an ninh mặc đồng phục và thường phục. Những hành khách chuẩn bị lên máy bay thường được các nhân viên an ninh xét hỏi riêng trước khi họ tới các quầy làm thủ tục check-in. Thủ tục này có thể mất một phút hoặc tới một tiếng đối với ai bị lọc ra để kiểm tra thêm bằng những biện pháp bổ sung như khám người.

Trong phần lớn những trường hợp, những câu hỏi của họ không dài và hành khách sẽ nhanh chóng được cho phép bước vào cổng. Những nhân viên an ninh sẽ tập trung chú ý vào một số trường hợp - một hành khách có vẻ ngoài khác thường, hay một ai đó đến Israel để du lịch, nhưng lại không nhớ được những gì mình đã tham quan.

Sau đó hành khách sẽ phải trả lời một số câu hỏi thăm dò từ những nhân viên an ninh trong khi hành lý của anh ta được lục soát cẩn thận. Nếu như không có được những câu trả lời thỏa đáng, anh ta sẽ được đưa vào một phòng riêng cho một nhóm nhà điều tra dày kinh nghiệm thẩm vấn.

Hành lý xách tay đều phải trải qua máy quét như mọi sân bay khác từ trước khi làm thủ tục lên máy bay và hầu hết đều được các nhân viên kiểm tra

lại bằng tay. Sự khác biệt của sân bay Ben Gurion chính là việc họ coi trọng kỹ thuật kiểm tra trực giác của nhân viên như đối với máy móc. Điều này khiến hành khách mất nhiều thời gian hơn và thường nhận những lời than phiền.

Nhưng nhờ sự tỉ mỉ và triệt để của an ninh Israel, đến nay chưa từng có âm mưu cướp máy bay nào trót lọt tại phi trường Ben Gurion. Sự an toàn của phi trường này thường được lấy làm hình mẫu như lời Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa nhắc tới sau vụ khủng bố. Tuy nhiên, các biện pháp an ninh của Ben Gurion, một sân bay có quy mô trung bình, rất khó áp dụng tại những sân bay có quy mô lớn hơn như Domodedovo của Matxcơva.

Qua đó, bài học quan trọng nhất rút ra từ sự an toàn của sân bay Ben Gurion là ứng dụng nhiều hơn kỹ thuật phân tích hành vi và hồ sơ hành khách của nhân viên an ninh, cộng với sự hỗ trợ bằng công nghệ dò tìm bằng máy móc. Đây dường như là cách hiệu quả hơn cả để tăng cường an ninh cho các sân bay, nơi mà không thể chuyển thành khu vực bất khả xâm phạm đối với tất cả những ai không có thẻ lên máy bay.

Nhìn chung, các biện pháp đảm bảo an ninh tại các cảng hàng không trên thế giới phần lớn được thực hiện theo một quy chuẩn với các biện pháp đảm bảo an ninh chung theo quy định của Annex 17, Công ước Chicago 1944. Tuy nhiên, với một số quốc gia có tình hình chính trị phức tạp hoặc yêu cầu về an ninh cần được thắt chặt hơn như Hoa Kỳ, Israel,… có thể bổ sung các biện pháp đảm bảo an ninh đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không như một số các biện pháp đã trình bày ở trên. Đây là các biện pháp không bắt buộc nhưng trong xu thế phát triển của ngành hàng không dân dụng thế giới thì đây cũng có thể là những ví dụ điển hình để Việt Nam có thể học tập và áp dụng tại các cảng hàng không của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam (Trang 45 - 51)