Giải pháp hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam (Trang 94 - 97)

- Bảo đảm vững chắc an ninh hàng không tại cảng hàng không là nhiệm vụ sống còn, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân

3.3.5. Giải pháp hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không

không tại cảng hàng không

- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;

- Tham gia tích cực các diễn đàn, các chương trình hỗ trợ các nước thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trong việc phòng ngừa đối phó với nguy cơ đe dọa an ninh hàng không.

- Tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay; chia sẻ kết quả Chương trình thanh tra an ninh hàng không giữa các cảng hàng không trên thế giới.

- Thường xuyên cử lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tham dự các khóa đào tạo của ICAO liên quan đến đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không nhằm kịp thời nắm bắt sự phát triển của lĩnh vực an ninh hàng không trên thế giới để học hỏi, ứng dụng thực hiện tại các cảng hàng không của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không là một thành phần quan trọng của an ninh hàng không, đóng góp phần lớn vào công tác đảm bảo an toàn cho các chuyến bay đã được quy định trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không dân dụng và những bất ổn về tình hình chính trị, kinh tế thế giới như hiện nay thì an ninh hàng không tại cảng hàng không càng cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chưa có một đội ngũ chuyên môn đủ mạnh trong lĩnh vực này mà hầu hết đang vận dụng một cách tương đối rập khuôn, máy móc các quy định, hướng dẫn của pháp luật quốc tế trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không của Việt Nam. Việc rập khuôn trên phần nào giúp Việt Nam tiến gần đến với quy chuẩn chung về đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không của các quốc gia trên thế giới nhưng nó cũng là một khó khăn, thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi hoàn cảnh kinh tế, chính trị của Việt Nam cũng như mức độ thiếu đồng đều tại các cảng hàng không của Việt Nam không cho phép thực hiện đầy đủ theo các quy định, hướng dẫn của pháp luật quốc tế.

Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại các cảng hàng không Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự chỉ đạo của một đơn vị doanh nghiệp cổ phần nên chưa tương xứng với tầm quan trọng trong trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc gia của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Từ đó, dẫn tới việc đầu tư cả về nhân lực và trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không vẫn còn hạn chế do bị sự chi phối bởi tính chất kinh doanh, lợi nhuận của một doanh nghiệp. Ngoài ra, việc lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thuộc doanh nghiệp cũng làm cho vị trí của các nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ chưa

được thể hiện đúng với vai trò người thi hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh hàng không nên hành khách đi tàu bay còn chưa có ý thức cao trong việc chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Chính vì vậy, mục tiêu trước mắt cần phải tổ chức hoàn thiện lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại Việt Nam thành một đơn vị độc lập, chuyên nghiệp, hoạt động dịch vụ công ích [1, điều 3]; đồng thời xây dựng lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và lực lượng chuyên môn về an ninh hàng không có kỹ năng, kiến thức, trình độ chuyên sâu về an ninh hàng không. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu để gia nhập các điều ước quốc tế về an ninh hàng không trên tinh thần học hỏi, tận dụng sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển để xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh hàng không nói chung và an ninh hàng không tại cảng hàng không nói riêng một cách thống nhất, hiệu quả với mục tiêu cao nhất đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tất cả các chuyến đi và đến qua các cảng hàng không tại Việt Nam.

*****************************

Tác giả luận văn xin bày tỏ sự cảm tạ sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Bá Diến (Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội), người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam (Trang 94 - 97)