Xác lập quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 25 - 27)

2.1. Những quy định của pháp luật trƣớc đây về mô hình gia đình

2.1.1. Xác lập quan hệ hôn nhân

Theo Việt Nam dân luật lƣợc khảo, giá thú là sự phối hợp, đƣợc luật pháp công nhận, giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà với mục đích lập gia đình sinh con để nối rõi và thờ phụng tổ tiên[15]. Vì mục đích nối rõi là mục đích cốt yếu của định chế giá thú, cho nên ngày xƣa khi lấy vợ không có con, ngƣời chồng có quyền rẫy vợ. Ngày nay, theo quan niệm Tây phƣơng, mục đích ấy không có tính cách thiết yếu nữa. Vì vậy trong những cớ ly hôn, sự không có con để phụng sự tổ tiên không đƣợc nhà làm luật chấp nhận. Hơn nữa, sau khi đã làm giá thú, ngƣời chồng không thể tự ý bỏ vợ; gặp trƣờng hợp nào cũng vậy, muốn bỏ vợ phải theo thủ tục ly hôn đã ấn định trong luật. Bởi vậy, hiện nay có thể định nghĩa giá thú nhƣ sự phối hợp giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà, đƣợc pháp luật công nhận và không thể tự ý hủy bỏ đƣợc. Trong việc giá thú, sự ƣng thuận của hai vợ chồng là một điều kiện căn bản, vì vậy ngƣời ta có thể coi giá thú nhƣ một khế ƣớc, do sự thỏa thuận của hai bên kết lập mà thành. Tuy nhiên, xét cho kỹ, bản chất pháp lý của giá thú không giống bản chất của các khế ƣớc khác. Hai vợ chồng không thể tự mình ấn định hiệu lực của giá thú theo nhƣ ý riêng trong các khế ƣớc. Trái lại, hiệu lực của giá thú đối với hai vợ chồng cũng nhƣ đối với các con đã do các điều khoản trong luật quy định sẵn; các sự không thể sửa chữa đƣợc, thay đổi theo ý riêng. Vì lẽ ấy, một phần học lý đã coi giá thú là một định chế chứ không phải là một khế ƣớc. Quan niệm này nâng cao giá thú lên địa vị một tập thể hữu quan, một đoàn thể trong xã hội vƣợt ngoài ý chí cá nhân của các đƣơng sự. Một vài luật gia cho rằng vấn đề ấn định rõ bản tính của giá thú

không khỏi ảnh hƣởng đến vấn đề quy định việc ly hôn. Nếu coi giá thú nhƣ một khế ƣớc, tất nhiên sẽ đi đến chỗ chấp nhận thuận tình ly hôn, nhƣ trong dân luật của Pháp từ 1804 đến 1816 và trong ba bộ dân luật ban hành tại Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, vì ý chí cá nhân có thể tiêu hủy đƣợc những điều gì đã do ý chí ấy lập ra. Trái lại với quan niệm giá thú là một định chế, định chế ly hôn phải gạt bỏ, vì một định chế là một cơ quan lâu dài không thể tiêu diệt đƣợc. Sự thực, giải quyết vấn đề ly hôn trên căn bản yếu tính của giá thú nhƣ trên là một điều ngộ nhận. Dù giá thú đƣợc coi là một định chế, điều này cũng không phải là một luận cứ vững chắc để gạt bỏ hẳn sự ly hôn. Khi một định chế không thể đạt đƣợc những mục đích đã trù liệu, định chế ấy chỉ còn là một cái xác không hồn, cần phải tiêu diệt. Nhƣ vậy quan niệm “giá thú định chế” không phải là bất khả tƣơng hợp với ý niệm ly hôn. Thiết tƣởng để làm nội rã địa vị quan trọng của giá thú, có thể liên hợp cả hai quan niệm trên để coi giá thú nhƣ một định chế đƣợc đặt trên sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Quan niệm chiết trung này vừa tỏ rõ sự ƣng thuận của vợ chồng là thiết yếu trong việc hôn nhâ, vừa nhấn mạnh vào điểm giá thú không phải chỉ là một hành vi luật pháp thùy thuộc hoàn toàn ý chí của các đƣơng sự.

Kết hôn, theo định nghĩa chính thức của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Ðiều 8 khoản 2, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn[8,13]. Nhƣ vậy Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải là một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo; đó là một giao dịch xác lập trong đời sống dân sự chứ không phải trong đời sống tâm linh và là một giao dịch đƣợc xác lập với sự tham gia bắt buộc của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải đƣợc cơ quan Nhà nƣớc kiểm tra một cách chặt chẽ; Kết hôn là một giao dịch long trọng, tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những quy định ấy tạo

thành tập hợp các điều kiện về hình thức của việc kết hôn. Các điều kiện kết hôn, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, đƣợc xếp vào nhóm các quy tắc mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Vi phạm các điều kiện ấy, hôn nhân bị coi là trái pháp luật và có thể bị hủy. Quan hệ vợ chồng mà vi phạm các điều kiện ấy không đƣợc coi là quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý của quan hệ hôn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)