Các khuyến nghị cho các cơ quan thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 72 - 81)

2.3 .Thực trạng mô hình gia đìn hở Việt Nam trong thời điểm hiện tại

3.2.2.Các khuyến nghị cho các cơ quan thực hiện pháp luật

Nhà nƣớc chăm lo phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội nhằm xây dựng gia đình ở Việt Nam:

Để chăm lo phát triển kinh tế cho nhân dân, nhà nƣớc phải hoạch định chính sách kinh tế phù hợp giúp cho từng gia đình có định hƣớng xây dựng kinh tế và tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Đồng thời, nhà nƣớc phải có hệ thống chính sách về gia đình bao gồm: Chính sách trực tiếp, chính sách gián tiếp; Chính sách chung cho mọi loại hình gia đình và chính sách riêng cho các đối tƣợng đặc thù nhƣ gia đình thƣơng binh liệt sỹ, tàn tật, nghèo đói; Chính sách phát huy các chức năng của

gia đình và các chính sách góp phần nâng cao chất lƣợng y tế, giáo dục. Trong thực tế, hệ thống chính sách xã hội có tác động rất lớn đến gia đình, do vậy việc hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách xã hội là một phƣơng hƣớng tích cực xây dựng gia đình ở địa phƣơng. Trong đó có một số chính sách cấp bách hiện nay nhƣ: Tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đèn ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và từ thiện, nâng cao thể chất con ngƣời. Thực hiện tốt sẽ góp phần hạn ché tình hình vi phạm pháp luật vể hôn nhân Gia đình.

Đầu tiên, tổng kết phong trào xây dựng gia đình Văn hóa:Gia đình văn hóa là gia đình phải hội tụ đủ những nội dung tiêu chuẩn: Đời sống vật chất ổn định, phát triển; Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; gia đình hạnh phúc, hòa thuận; chấp hành tốt chủ chƣơng chính sách của nhà nƣớc và đoàn kết với xóm giềng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã có sự phát triển rộng rãi, vấn đề hiện nay là cần trú trọng đến bề sâu, sự bền vững của phong trào. Chuẩn mực gia đình văn hóa chung đã đƣợc ghi nhận tại Khoản 3, Điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2014 nhƣng cần cụ thể hóa hơn ở từng địa phƣơng và các cụm dân cƣ khác nhau để xây dựng có hiệu quả, thiết thực. Xây dựng gia đình văn hóa cần gắn liền với các phong trào khác nhƣ xây dựng cụm dân cƣ văn hóa. Cần kết hợp các lực lƣợng trong xã hội đẻ xây dựng gia đình văn hòa. Xây dựng gia đình trƣớc hết là sự cố gắng của mỗi thành viên trong gia đình. Hàng năm phải có kế hoạch tổng kết, trên cơ sở đó đánh giá mặt đạt đƣợc, mặt còn hạn chế của phong trào, kịp thời có đề xuất, chỉnh lý nội dung cho phù hợp.

Thứ hai, cần giải quyết vấn đề ly hôn một cách tích cực và có tính nhân văn hơn.Ly hôn có chiều hƣớng tăng, và lại mang tính phức tạp hơn- ly hôn ở nhiều lứa tuổi, ở khắp các tầng lớp xã hội, có vợ hoặc chồng là ngƣời nƣớc ngoài, không ít những trƣờng hợp ly hôn không chính đáng … Do vậy, cần tập trung vào : một là , tìm ra đúng những nguyên nhân để qua đó tác động

nhằm hạn chế ly hôn ; hai là , đến độ phải giải quyết ly hôn cần thực hiện đúng luật, giảm thiểu những đổ vỡ không cần thiết; ba là , giải quyết hậu quả ly hôn: chăm sóc đến các cháu nhỏ, tạo điều kiện cho những ngƣời ly hôn, nhất là phụ nữ vƣợt qua những khó khăn, để mau chóng trở lại cuộc sống bình thƣờng và sớm đến với hạnh phúc mới.

Thứ ba, giải pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao năng lực quản lý của UBND các cấp và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị -xã hội.

+ Đối với cấp ủy Đảng:

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc tuyên truyền, thực hiện luật Hôn nhân gia đình, nội dung này không chỉ đƣa vào nghị quyết của Đảng bộ thành phố, quận mà các cấp ủy phƣờng , khu phố, chi bộ đều phải đƣa nội dung này vào nghị quyết .

Trên cơ sở nghị quyết chung về lĩnh vực gia đình cũng cần phải ra các nghị quyết chuyên đề. Ngoài ra các cấp ủy Đảng phải có kế hoạch tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp chính quyến, các ban ngành đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực này. Giáo dục đảng viên gƣơng mẫu chấp hành và vận động ngƣời thân chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình.

+ Đối với chính quyền

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm cụ thể hóa nghị quyết của các cấp ủy thành chƣơng trình hoạt động cụ thể tạo điều kiện về mọi mặt cho các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân hoạt động về vấn đề thực hiện Luật Hôn nhân Gia đình và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân còn cần tăng cƣờng hơn nữa việc phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi

phạm pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình vì đây là hiện tƣợng xã hội phức tạp diễn ra hàng ngày trong cuộc sống cộng đồng làm ảnh hƣởng lớn đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa kiểu mới.

+ Đối với tổ chức chính trị - xã hội

Các thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân còn phải thành lập các câu lạc bộ tƣ vấn về lĩnh vực hôn nhân và già đình, và trợ giúp cho Phụ nữ cho thanh niên những kiến thức và vƣớng mắc về lĩnh vực hôn nhân gia đình .

3.2.3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức ngƣời dân và cộng đồng

Luật hôn nhân và gia đình 2014 là cơ sở pháp lý toàn diện hƣớng vào xây dựng, hoàn thiện và bỏ vệ chế dộ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hành phúc, bền vững. Do vậy, tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình là hƣớng tác động tầu tiên, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng gia đình mới. Phải xem việc tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân giúp họ nắm đƣợc, hiểu đƣợc đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về hôn nhân gia đình để ngƣời dân đƣợc trang bị những kiến thức pháp luật bảo vệ lợi ích cho mình.Đồng thời giáo dục công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nƣớc và xã hội, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm việc thực thi pháp luật.

Để tuyên truyền có hiệu quả phải có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể với nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền hữu hiệu phù hợp với nhiệm vụ

chính trị của địa phƣơng, với trình độ dân trí từng đối tƣợng, nội dung và hình thức phải luôn có sự đổi mới, phải tổ chức kiểm tra, sau mỗi đợt tuyên truyền có tổng kết rút kinh nghiệm. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ khả năng tuyên truyền yêu cầu có trình độ hiểu biết về pháp luật, những kiến thức xã hội nhất định và có khả năng truyền đạt.

Đầu tiên,cần quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và sự nghiệp giải phóng và bảo vệ phụ nữ:Phụ nữ mà trƣớc hết là các bà mẹ và ngƣời vợ, là nhân vật trung tâm trong gia đình. Trong thực tế, phụ nữ là ngƣời có tâm huyết và đóng góp nhiều hơn cả cho xây dựng gia đình. Do vậy cần quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Giải phóng phụ nữ chính là khắc phục những bất bình đẳng nam nữ và giảm bớt gánh nặng nội trợ đối với ngƣời phụ nữ. Tuyệt đối không đƣợc để ngƣời phụ nữ trở thành nạn nhân của nạn bạo lực gia đình.Biến lao động gia đình, nội trợ thành lao động xã hội, tạo điều kiện phát triển ngƣời phụ nữ về mội mặt trình độ, sức khỏe... để đƣa phụ nữ vào tham gia mọi hoạt động của xã hội, trên cơ sở đồng tình, hỗ trợ, giúp đỡ của những thành viên trong gia đình, tƣớc hết là ngƣời chồng.

Thứ hai, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền và đính hƣớng thông tin về gia đình, về sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào các hoạt động của gia đình: Khi hòa nhập với công nghệ thông tin hiện đại đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta phải có sự tuyên truyền và định hƣớng chọn lọc thông tin . Điều này yêu cấu các cấp,các ngành, trƣớc hết là ngành văn hóa- thông tin cần tiếp tục tổng kết và thực hiện có hiệu quả hơn nữa những quy định pháp lý về thông tin, báo chí, xuất bản… ở nƣớc ta.Cũng nhƣ vậy, cần sử dụng hợp lý các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ việc thực hiện các chức năng của gia đình nói chung – phù hợp với điều kiện kinh tế, yếu tố pháp lý, đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc.

KẾT LUẬN

Mô hình gia đình là một chế định quan trọng của nhà nƣớc và phát luật về vấn đề hôn nhân gia đình để nhằm đảm bảo đƣợc các mục tiêu phát triển chung mà Đảng đã đề ra. Đi theo tiến trình lịch sử, mô hình gia đình đã trải qua rất nhiều thay đổi từ mô hình đại gia đình trong thời kì phong kiến đến mô hình tiểu gia đình trong xã hội hiện tại.

Sự quy định khái quát về mô hình gia đình trong pháp luật nhằm tạo cho mỗi gia đình một sự tự chủ, tự do trong cách thức xây dựng, củng cố và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đó. Điều này còn tạo điều kiện để các thành viên có thể giữ gìn đƣợc các truyền thống tốt đẹp mà đã đƣợc hun đúc qua nhiều thế hệ làm sao cho các nội dung đó đƣợc phát huy mà không thực hiện trái pháp luật.

Trong xã hội hiện đại tại thời điểm này, việc giao lƣu toàn cầu hóa đã đem lại rất nhiều yếu tố ngoại lai ảnh hƣởng đến mô hình gia đình của Việt Nam và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Các hệ quả mà sự du nhập và xáo trộn đem lại rất lớn khi tỷ lệ kết hôn sớm và ly dị tăng, các vụ việc thƣơng tâm diễn ra vi phạm các quy định về nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Tất cả đều đặt gánh nặng cho việc thực hiện các chính sách, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật. Thêm đó là nhận thức của cộng đồng cũng đóng yếu tố then chốt. Tất cả đều hƣớng đến xây dựng một mô hình gia đình bền vững nhằm đảm bảo các mục tiêu trƣớc đó mà Đảng đã đề ra nhằm giữ ổn định an toàn và an ninh cho xã hội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. L. Anđrêép, Về tác phẩm của Ph. Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb. Tiến bộ Mátxcơva, 1987, bản dịch tiếng Việt của Nxb. Sự thật, Hà Nội;

2. C. Mác - Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Tuyển tập, tập VI, xb. Sự thật, Hà Nội;

3. Dân luật Bắc Kỳ năm 1931

4. Hiến pháp năm 1992 (Đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001)

5. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2014), Luật hôn nhân và gia đình

7. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2015), Luật hộ tịch

8. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2000), Luật Hôn nhân và gia đình

9. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

10. Trƣờng Đại học luật Hà Nội (1994), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

11. Khoa Luật - Đại học cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và Gia đình - Tập 1

12. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

13. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hƣờng (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

14. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình, Tập 1 – Gia đình, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

15. Vũ Văn Mẫu (1962), Dân luật Việt Nam Lược khảo, quyển I

16. Nguyễn Thế Giai (1991), Luật hôn nhân và gia đình, trả lời 120 câu hỏi,

Nxb Pháp lý.

17. Nguyễn Văn Thông (2001), Hỏi đáp về luật hôn nhân và gia đình, Nxb Đồng Nai

18. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ, TPHCM;

19. Văn kiện Đảng: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 47, tr. 429-430

20. Văn kiện Đảng: Toàn tập, Sđd, t. 51, tr. 140 – 141

21. Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 427

22. Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 170, 103 – 104

23. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 76 – 77.

24. Đinh Thị Quỳnh Như (2012), “Thực tiễn thi hành luật hôn nhân và gia đình: Truy nhận cha cho con, khó trăm bề”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh.

25. Báo cáo của bộ tư pháp về tổng kết năm năm thi hành pháp luật về hôn nhân gia đình, Bộ tư pháp.

26. Nguyễn Thị Khoa (2009), Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí triết học số 10/2009.

27. Đoàn Thị Phương Diệp (2008), Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và luật dân sự Pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử.

28. Nguyễn Hồng Hải (2008), Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới, Tạp chí của Bộ tư pháp.

29. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp (1996), Thông tin chuyên

đề về Luật HN&GĐ, Hà Nội.

30. Bùi Tƣờng Chiểu (1975), Dân luật, quyển II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn. 31. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ Luật Dân sự của Cộng hoà Pháp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 72 - 81)