Những sai lầm thƣờng thấy trong các gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 61 - 65)

2.3 .Thực trạng mô hình gia đìn hở Việt Nam trong thời điểm hiện tại

3.1.2Những sai lầm thƣờng thấy trong các gia đình

Không đảm bảo đƣợc sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia diễn ra rất mạnh mẽ. Ở nhiều quốc gia phát tiển nhƣ Anh, Mỹ, Đức … sự tồn tại của các gia đình mới đƣợc hình thành thông thƣờng không đƣợc duy trì lâu dài, sự ràng buộc các chủ thể trong quan hệ hôn nhân giữa hai ngƣời không quá gƣợng ép và bó buộc, các chủ thể có thể dễ dàng chấm dứt quan hệ này khi không còn tình cảm hoặc không muốn duy trì quan hệ này

nữa. Cho đến nay, Việt nam cũng dần gia tăng các trƣờng hợp chấm dứt hôn nhân khi sự tồn tại của nó là khá ngắn. Các nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của hôn nhân thông thƣờng là do cuộc sống hôn nhân giữa vợ và chồng không thể thống nhất quan điểm với nhau về các vấn đề tài chính, công việc chung trong gia đình, công việc riêng, hay đôi khi là yếu tố lỗi khi vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Bên cạnh đó, một vài quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập ban đầu không nhằm xác định mục đích xây dựng một gia đình tiến bộ, văn minh. Sự tham gia của một trong hai bên chủ thể không hoàn toàn là tự nguyên. Việc chấp nhận kết hôn với ai đó đôi khi bị ảnh hƣởng bởi tác động rất nhiều từ phía ngƣời thứ ba, đặc biệt là những ngƣời thân trong gia đình. Có nhiều trƣờng hợp, sự kiện kết hôn của con là dựa trên “sự định hƣớng” của cha mẹ với lý do ngƣời đƣợc chọn để kết hôn đã đƣợc cha và mẹ “ƣng ý”. Trong xã hội dân sự Việt Nam hiện nay không thiếu những trƣờng hợp nhƣ vậy. Đây cũng là một phần nguyên do sâu xa dẫn đến sự tồn tại của các gia đình đƣợc thiết lập nên không thể kéo dài, hoặc không tiến tới đƣợc mục đích tốt đẹp nhất. Bởi quan hệ hôn nhân này không có nền tảng của sự yêu thƣơng, sự chăm sóc và vun đắp xây dựng gia đình dƣờng nhƣ không thể đật dƣợc mức độ tốt nhất. Và đó chính là sai lầm cần phải gạt bỏ trong quan niệm và suy nghĩa của ngƣời Việt Nam hiện nay. Cần đảm bảo tốt hơn nữa nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân[13].

Cha mẹ không thông cảm, thƣờng hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời. Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền ít có thời gian chăm sóc tới gia đình, con cái. Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với thanh thiếu niên, nếu không đƣợc điểm cao thì thƣờng đƣợc cha mẹ đem ra so sánh với bạn bè, lo mắng gây nên tâm lý căng thẳng của thế hệ này. Do tính chất đặc thù của xã hội hiện đại vợ chồng thƣờng ít có

thời gian gần gủi quan tâm tới nhau hơn. Tỷ lệ các cuộc ly hôn không ngừng tăng trong những năm qua cũng đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng gia đình Việt Nam hiện đại. Những mâu thuẫn của vợ chồng đã ảnh hƣởng không tốt tới suy nghĩ và hành động của con trẻ làm chúng có những khái niệm sai lệch về gia đình. Bạo hành trong gia đình cũng làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rạn vỡ nó là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình hiện nay. Khi đó, các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, sợi dây liên kết các thành viên đang bị “nới rộng ra” theo hƣớng tự chủ, phát triển độc lập và cá nhân hoá. Khuynh hƣớng này có thể làm suy yếu tính cộng đồng, cộng cảm trong phạm vi gia đình[16,17].

Ngoài ra, trong một vài hộ gia đình, những quan niệm trong cách đối nhân xử thế của chế độ phong kiến cũ vẫn còn để lại những tàn dƣ. Điển hình nhƣ quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, cũng phần này ảnh hƣởng đến sự đối xử của cha mẹ đối với các con trong gia đình, chƣa kể đến quan niệm này cũng dẫn đến những hành vi sai lệnh khi sét nghiệm, siêu âm thai nhi và lựa chọn con khi sinh. Sai lầm này là vô cùng nghiêm trọng khi nó tác động trực tiếp đến sinh mạng của một cá thể có thể đƣợc sinh ra, hoặc ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách trong con ngƣời trẻ nhỏ. Chƣa kể đến ngày nay, chức năng giáo dục thế hệ trẻ và truyền thụ văn hoá của cha mẹ và những ngƣời của thế hệ trƣớc đang ít nhiều bị xem nhẹ. Gia đình đang có xu hƣớng “giao phó” chức năng này cho thiết chế trƣờng học và hệ thống các dịch vụ xã hội khác. Điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện của trẻ cũng nhƣ duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống.[24]

Để có thể xây dựng đƣợc một xã hội văn minh tiến bộ, tăng cƣờng thúc đẩy phát triển những hộ gia đình hạt giống hạn chế đƣợc những sai lầm trên là vô cùng cần thiết. Những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm trên chủ yếu là do sự yếu kém trong nhận thức của các chủ thể, không có đƣợc tƣ tƣởng tiến

bộ về hôn nhân và gia đình, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của những hệ tƣ tƣởng lạc hậu, không có đƣợc sự thông cảm, đồng lòng giữa các thành viên trong gia đình, do đó dễ dẫn đến những hiểu nhâm, vƣớng mắc trong quá trình duy trì sự tồn tại của gia đình. Khi giải quyết đƣợc những sai lầm này, những gia đình tiến bộ, hiện đại sẽ giúp cho việc xây dựng một thế hệ lớp ngƣời tiến bộ, hiện đại, góp phần hoàn thiện và phát triển xã hội hƣớng tới mục tiêu tốt đẹp hơn.

Gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dƣới sự tác động của những biến đổi về kinh tế, xã hội và giao lƣu văn hoá toàn cầu. Sự biến đổi đó còn gặp nhiều sao lầm nhƣng không tách rời hoàn toàn với những đặc trƣng của gia đình truyền thống mà có thể coi đó là sự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội mới. Thực tế, gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải lựa chọn cho mình một khuôn mẫu phù hợp, trong đó có sự cân bằng giữa việc bảo lƣu những yếu tố truyền thống bền vững với những thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại. Với khả năng thích ứng cao trên nền tảng văn hoá truyền thống, gia đình Việt Nam vẫn hoàn toàn có khả năng gìn giữ đƣợc những nét bản sắc đặc trƣng của nó ngay trong điều kiện phát triển của thế giới hiện đại.

CHƢƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 61 - 65)