Quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Mô hình Gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 42 - 54)

2.2. Những quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2014 về mô hình gia đình

2.2.2Quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Mô hình Gia đình

Các quy định về thiết lập các mối quan hệ gia đình:

Xác lập quan hệ hôn nhân, Tại Chƣơng II của Luật hôn nhân gia đình có quy định về điều kiện kết hôn: Đối với Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:Nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từđủ 18 tuổi trở lên tức là phải khi ngƣời Nam tròn 20 tuổi và ngƣời nữ tròn 18 tuổi; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và hai bên nam nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn phải không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm kết hôn đó là: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung

sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;Yêu sách của cải trong kết hôn; Cƣỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thƣơng mại, mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán ngƣời, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi[13].Nhà nƣớc không thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính.Việc kết hôn phải đƣợc đăng ký và do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không đƣợc đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Cụ thể theo Luật hộ tịch quy định rằng: Việc đăng ký kết hôn tùy thuộc vào từng trƣờng hợp mà sẽ đƣợc đăng ký ở Ủy ban nhân dân xã, phƣờng; Ủy ban nhân dân huyện và Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nƣớc. Ví dụ nhƣ: Ủy ban nhân dân cấp xã, phƣờng nơi cƣ trú của một trong hai bên nam, nữ có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam sinh sống ở trong nƣớc. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài, giữa công dân Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc với công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; giữa công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nƣớc ngoài với công dân Việt Nam hoặc với ngƣời nƣớc ngoài. Trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam

có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn[7].

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Tuy rằng trƣớc đây đã là vợ chồng nhƣng sau khi đã ly hôn thì khi muốn tái hôn thì thủ tục vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn chứ không phải đƣơng nhiên vẫn là vợ chồng[16,17].

Thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ và con đƣợc quy định tại Mục 2 Chƣơng V Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ:Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do ngƣời vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con đƣợc sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân đƣợc coi là con do ngƣời vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trƣớc ngày đăng ký kết hôn và đƣợc cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Và theo Luật Hộ tịch 2015 thì những trƣờng hợp nhƣ trên không phải làm thủ tục nhận con mà chỉ cần cha mẹ đồng ý nhận con và làm thủ tục đăng ký khai sinh nhƣn bình thƣờng.

Về việc xác định con, ngƣời không đƣợc nhận là cha, mẹ của một ngƣời có thể yêu cầu Tòa án xác định ngƣời đó là con mình.Ngƣời đƣợc nhận là cha, mẹ của một ngƣời có thể yêu cầu Tòa án xác định ngƣời đó không phải là con mình.Con có quyền nhậncha, mẹ của mình, kể cả trong trƣờng hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trƣờng hợp con đã chết. Trong trƣờng hợp ngƣời đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của ngƣời kia.

Trong trƣờng hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà ngƣời có yêu cầu chết thì ngƣời thân thích của ngƣời này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho ngƣời yêu cầu đã chết.

Trong trƣờng hợp ngƣời phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì ngƣời phụ nữ đó là mẹ của con đƣợc sinh ra. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa ngƣời cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với ngƣời con đƣợc sinh ra. Con sinh ra trong trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con đƣợc sinh ra.

Các quy định về cuộc sống gia đình:

Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Vợ chồng có nghĩa vụ thƣơng yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Việc lựa chọn nơi cƣ trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhau. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch đƣợc xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có

liên quan. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia đƣợc Tòa án chỉ định làm ngƣời đại diện theo pháp luật cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp theo quy định của pháp luật thì ngƣời đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.Trong trƣờng hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định ngƣời khác đại diện cho ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Trong trƣờng hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là ngƣời đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trƣờng hợp trƣớc khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

a) Quan hệ giữa cha mẹ - con:

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau đối với cha mẹ của mình. Cha mẹ có nghĩa vụ thƣơng yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành ngƣời con hiếu thảo của gia đình , công dân có ích cho xã hội .Trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình .Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chƣa thành niên , con đã thành niên mất năng lƣ̣c hành vi dân sƣ̣ . Không đƣợc phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không đƣợc lạm dụng sức lao động của con chƣa thành niên,

con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không đƣợc xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Con cái có quyền đƣợc cha me ̣ thƣơng yêu , tôn trọng, thƣ̣c hiê ̣n các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t ; đƣợc học tập và giáo dục; đƣợc phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dƣỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha me ̣, đƣợc cha mẹ trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc. Con chƣa thành niên tham gia công viê ̣c gia đình phù hợp với lƣ́a tuổi và không trái với quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về bảo vê ̣, chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em . Con đã thành niên có quyền tƣ̣ do lƣ̣a cho ̣n nghề nghiê ̣p , nơi cƣ trú , học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha me ̣, con có nghĩa vu ̣ tham gia công việc gia đình, lao đô ̣ng, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhâ ̣p vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trƣờng hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con đƣợc sống trong môi trƣờng gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gƣơng tốt cho con về mọi mặt; phối

hợp chặt chẽ với nhà trƣờng, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. Cha mẹ hƣớng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

Cha mẹ là ngƣời đại diện theo pháp luật của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trƣờng hợp con có ngƣời khác làm giám hộ hoặc có ngƣời khác đại diện theo pháp luật.Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đƣa vào kinh doanh của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con đƣợc nhƣ trên.

b) Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Vợ, chồng bình đẳng với nhauvề quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.[31] Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của ngƣời khác thì phải bồi thƣờng. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trƣờng hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến

nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trƣờng hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhƣng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.[30]

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản đƣợc chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng; tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế riêng,đƣợc tặng cho riêng hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, đƣợc dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trƣờng hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó đƣợc coi là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi ngƣời có trƣớc khi kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 42 - 54)