Phƣơng hƣớng hoàn thiện mô hình gia đình cho pháp luật Việt Nam hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 65 - 68)

2.3 .Thực trạng mô hình gia đìn hở Việt Nam trong thời điểm hiện tại

3.1.Phƣơng hƣớng hoàn thiện mô hình gia đình cho pháp luật Việt Nam hiện tại

hiện tại

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đảng ta coi gia đình không chỉ là nơi sản sinh ra con ngƣời mà bên cạnh đó nó còn là ngôi trƣờng, có trách nhiệm trực tiếp giáo dục con ngƣời về đạo đức, lối sống, nếp sống. Không chỉ thế, gia đình còn là nơi lƣu trữ, sàng lọc và lƣu truyền các giá trị của truyền thống cho việc sản sinh, xây dựng, giáo dục, rèn luyện và phát triển con ngƣời - thế hệ kế cận. Đây là trách nhiệm nặng nề mà vẻ vang của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Và muốn làm đƣợc vai trò ấy, hoàn thành đƣợc trách nhiệm ấy thì gia đình Việt Nam chẳng những phải có bộ lọc tốt đối với tinh hoa nhân loại mà còn phải có bộ lọc tốt ngay với cả truyền thống của chính mình để có thể loại bỏ những rào cản, tìm ra điểm tƣơng thích giữa truyền thống với hiện đại, dung hòa đƣợc truyền thống và hiện đại. Đây là vấn đề hết sức hệ trọng và khó khăn, bởi nếu nhƣ vậy gia đình Việt Nam sẽ không chỉ làm nhiệm vụ là giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ mà nó còn phải đối mặt, phải trở thành ngôi trƣờng có sự giáo dục, rèn luyện, đổi mới ngay cả với các thành viên “cũ” của thế hệ đi trƣớc. Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là vấn đề không hề đơn giản, nó đã và đang đặt ra cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức phải đối mặt. Cơ hội để hiện đại hóa gia đình, nâng cao mức sống, chất lƣợng sống của gia đình, giảm bớt cơ cấu, kết cấu thế hệ của gia đình, tạo sự năng động cho gia đình Việt Nam,… nhƣng thách thức cũng không hề nhỏ, đó là sự bấp bênh, nguy cơ đổ vỡ của gia đình; sự thờ ơ, không muốn kết hôn, chịu trách nhiệm về gia đình; sự trở lại với những hủ tục do tính khoe khoang, sĩ diện hão, đề cao giá trị đồng tiền, đánh đồng sự giàu có bằng hiện đại và văn hóa

trong ứng xử xã hội,… của một bộ phận không nhỏ cƣ dân. Các hiện tƣợng chạy đua dòng họ, bất bình đẳng giới dẫn đến tan nát gia đình ở một vài nơi là biểu hiện của những vấn đề trên. Điều này sẽ làm giảm sút vai trò và hiệu quả gây dựng, định hƣớng giá trị của gia đình đối với việc xây dựng và phát triển con ngƣời ở Việt Nam hiện nay và những năm tới, đòi hỏi Đảng tiếp tục có những giải pháp, chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn và kịp thời.

Gia đình truyền thống đƣợc hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bƣớc vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. do vậy Nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan văn hóa các ban ngành lên quan phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích: đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Tất nhiên, kết thừa không phải là “ phục cổ” . Nhƣng những gì tiếp thu của gia đình quá khứ đều nhằm bổ sung và làm phong phú thêm gia đình mới hiện nay.

Gia đình còn liên quan và chịu ảnh hƣởng của tình hình quốc tế, nhất là ngày nay, khi có những phƣơng tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng giao lƣu quốc tế. Nhiều hiện tƣợng tiêu cực khắp các châu lục đang diễn ra, những lo lắng cho mọi ngƣời và tác hại đến sự phát triển gia đình lành mạnh của gia đình ở nhiều quốc gia, nhƣ tính thực dụng trong tình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng… nhƣng, xã hội mới cũng mang lại nhiều nội dung tiến bộ đến cho gia đình nhƣ: dân chủ hóa các quan hệ trong gia đình, sự tôn trọng nhân cách của các thành viên khác, hiện đại hóa nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình, cộng đồng hổ trợ gia đình phát triển, hình thức gia đình hạt nhân tăng lên, thu hẹp quy mô gia đình …[21]

Để xây dựng gia đình mới phải ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực, mạnh dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nãy sinh, và quan trọng hơn, là biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại. Xử lý và tiếp thu những vấn đề của thời đại không phải là cách tân đơn giản mà phải phù

hợp với truyền thống của dân tộc, của gia đình và sự phát triển chung của xã hội.

Hôn nhân tiến bộ coi tình yêu là cơ sở tinh thần chủ yếu, là yếu tố quyết định nhất của hôn nhân. Tình yêu là phạm lớn của vấn đề hôn nhân và gia đình. Những yếu tố cơ bản về một tình yêu chân chính đã đƣợc Ph. Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”. Theo Ăngghen, tình yêu là trạng thái say mê rất hiện thực nhƣng không rơi vào tầm thƣờng, dung tục[2]. Nó khác hẳn với tình dục đơn thuần. Tình yêu thực sự phải phù hợp với đạo đức, có trách nhiệm và nồng nhiệt với cả hai phía của lứa đôi. Tình yêu lành mạnh phải tíến tới hôn nhân, với Ph.Ăngghen cho rằng việc yêu và lấy nhau – hình thành gia đình là một nghĩa vụ chân chính. Còn khi nói về bản chất của tình yêu, Ngƣời nhấn mạnh hơn cả đến sự chung thủy… Bởi vậy, những quy định phong kiến quá khắt khe, cũng nhƣ kiểu tự do tƣ sản trong quan hệ nam nữ đã hạn chế và ngăn cản tình yêu chân chính.

Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm nguyên tắc tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện đảm bảo tối đa cho tình yêu tiến tới hôn nhân một cách hiện thực. Để cho nam nữ tự do tìm hiểu, đến với nhau có ý nghĩa là họ tự định đoạt lấy tƣơng lai hạnh phúc Sau khi thành lập gia đình, họ có trách nhiệm với nhau trong lúc thuận lợi cũng nhƣ khó khăn. Hôn nhân tự nguyện là điều kiện của hạnh phúc và sự vững bền của gia đình. Nhân loại ngày càng nhận thức đƣợc về hôn nhân tự nguyện nhƣ một nội dung quan trọng của nhân quyền và tiến bộ xã hội. Xây dựng gia đình mới cần khắc phục và loại trừ tệ nạn cƣỡng ép và quan điểm ; “ bố mẹ đặt đâu con ngồi đó” trong hôn nhân. Tất nhiên, trong xã hội mới, hạnh phúc lứa đôi rất cần sự hƣớng dẫn, khuyên nhủ của ngƣời thân, bạn bè họ có thể tìm hiểu và quyết định vấn đề phù hợp nhất[21].

Hôn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một vợ một chồng. Bản chất của tình yêu đòi hỏi hôn nhân tất yếu phải là hôn nhân cá thể. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục duy trì tình yêu sau hôn nhân.

3.2. Các khuyến nghị cho các bên trong việc xây dựng mô hình gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 65 - 68)