Thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 27 - 30)

2.1. Những quy định của pháp luật trƣớc đây về mô hình gia đình

2.1.2 Thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ và con

Quan hệ cha mẹ - con ruột

Đây làm mối quan hệ có tính chất tự nhiên, quan hệ cha mẹ - con rằng buộc những ngƣời có liên quan một cách tự nhiên và đƣợc ngƣời thứ 3 nhìn nhận mà không cần sự can thiệp của luật, không cần dựa vào các quy tắc pháp lý. Với tính cách là quan hệ tự nhiên, quan hệ cha mẹ - con có thể đƣợc xác định dựa vào một trong hai yếu tố hoạc cả hai yếu tố: sinh học và xã hội học[13].

Từ lâu, thực tiễn dân gian vẫn thừa nhận việc sử dụng giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha mẹ - con trong nhiều trƣờng hợp. Trong suy nghĩ lành mạnh phù hợp với tâm lý của dân cƣ, giấy khai sinh là bằng chứng về việc có một ngƣời đƣợc sinh ra vào ngày tháng năm đƣợc ghi nhận trên giấy tờ đó; ngƣời này có cha và mẹ lần lƣợt đƣợc ghi tên ở các mục tƣơng ứng trong Giấy khai sinh.

 Xác định quan hệ cha mẹ-con nhƣ là quan hệ tự nhiên. Với tính cách là quan hệ tự nhiên, quan hệ cha mẹ-con có thể đƣợc xác định dựa vào một trong hai yếu tố: sinh học và xã hội học. Trong quan niệm truyền thống, con ruột của cha và mẹ là con do ngƣời mẹ sinh ra từ một bào thai do ngƣời mẹ cƣu mang và bào thai đó là kết quả của sự phối hợp xác thịt của cha và mẹ. Giả sử ngày sinh của con đƣợc xác định; làm thế nào để xác định ngày thành thai của con ? Luật viết chƣa trả lời câu hỏi này. Trƣớc khi có Luật hôn

nhân và gia đình năm 1986, một số văn bản lập quy của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử có ghi nhận các quy tắc về việc suy đoán khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian đó ngƣời phụ nữ có thể mang thai. Các quy tắc ấy không giống nhau và hầu nhƣ không đƣợc áp dụng một cách phổ biến trong thực tiễn. Y học truyền thống, về phần mình, ghi nhận rằng trong đa số trƣờng hợp, khoảng cách về thời gian giữa thời điểm thành thai và thời điểm sinh là chín tháng[16]. Bài toán về xác định quan hệ cha mẹ-con bằng dữ kiện sinh học đƣợc tục lệ giải quyết khá đơn giản: cha mẹ hai bên tổ chức lễ cƣới cho một cô gái và một chàng trai vào ngày rằm tháng Giêng; Hai vợ chồng ly hôn vào ngày 29 tháng Tƣ; ngƣời vợ sinh con vào đêm 30 tháng Chạp. Vậy, con thành thai vào khoảng tháng Ba, nghĩa là trong thời kỳ hôn nhân; kết luận: đó là con chung của ngƣời vợ và ngƣời chồng đã ly hôn. Trƣờng hợp sinh sản nhân tạo. Trƣớc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 luật Việt Nam chƣa có các quy tắc liên quan đến việc xác định quan hệ cha mẹ-con trong trƣờng hợp sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, thực tiễn có xu hƣớng thừa nhận rằng: Nếu sự thụ tinh là kết quả sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ và chồng, thì trẻ sinh ra có cha và mẹ là chồng và vợ đó, ngƣời mang thai hộ chỉ đóng vai trò ngƣời hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của trẻ ấy. Nếu vợ hoặc chồng không cung cấp đƣợc yếu tố vật chất của chính mình cho việc thụ tinh, thì lai lịch của ngƣời cung cấp yếu tố bổ khuyết không đƣợc công bố cho vợ và chồng biết, cũng nhƣ bản thân ngƣời cung cấp yếu tố bổ khuyết không biết lai lịch của vợ và chồng muốn có con bằng con đƣờng thụ tinh nhân tạo. Con đƣợc sinh ra coi nhƣ có cha và mẹ ruột là ngƣời chồng và ngƣời vợ đó.

Yếu tố xã hội học : Giả thiết đƣợc hình dung nhƣ sau: một ngƣời thứ ba đứng trƣớc hai ngƣời A và B. Nguyễn Văn A giới thiệu với ngƣời thứ ba rằng Nguyễn Văn B là con ruột của mình. Ngƣời thứ ba ghi nhận sự tồn tại của mối quan hệ cha-con giữa hai ngƣời đối diện không chỉ thông qua lời giới thiệu

mà còn qua thái độ cƣ xử của hai ngƣời đối với nhau. Ta nói rằng sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con đƣợc xác định nhờ những biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ ấy. Một cách tổng quát, quan hệ cha mẹ-con đƣợc xác định về phƣơng diện xã hội, nhƣ là kết quả của sự hội tụ của ba yếu tố:

Thứ nhất, đó là danh xƣng đối với Con của một ngƣời mang họ của ngƣời đó. Thông thƣờng, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân mang họ cha. Con sinh ra từ quan hệ chung sống nhƣ vợ chồng cũng thƣờng mang họ cha, trừ trƣờng hợp những ngƣời chung sống nhƣ vợ chồng chấp nhận tập tục của cộng đồng dân tộc ít ngƣời mà họ có xuất xứ, theo đó, con sinh ra phải mang họ mẹ. Con của một ngƣời phụ nữ độc thân thƣờng mang họ của chính ngƣời phụ nữ đó.

Thứ hai là thái độ. Việc chỉ mang chung một họ thôi là chƣa đủ. Các đƣơng sự phải cƣ xử với nhau nhƣ cha-con, mẹ-con. Việc cha, mẹ cƣ xử với tƣ cách đó trong quan hệ với con thể thiện một cách chung nhất qua việc cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục, gầy dựng tƣơng lai của con. Việc con cƣ xử với tƣ cách đó trong quan hệ với cha mẹ thể hiện một cách chung nhất qua việc con tỏ ra kính trọng, chăm sóc, nuôi dƣỡîng, tuân theo lời khuyên của cha mẹ.

Và cuối cùng, chính là dƣ luận. Quan hệ cha, mẹ - con chỉ có giá trị nếu quan hệ đó đƣợc thừa nhận bởi gia đình và xã hội, bởi bất kỳ ngƣời thứ ba nào cũng nhƣ bởi quyền lực công cộng: ông bà gọi cha mẹ đến để góp ý về cách giáo dục con; nhà trƣờng gọi cha mẹ đến để họp bàn về việc học của con; Tòa án gọi cha mẹ đến để tham gia vào vụ án hủy hoại tài sản của ngƣời khác mà con chƣa thành niên là thủ phạm;... Trong tất cả những trƣờng hợp đó, ngƣời thứ ba cũng nhƣ quyền lực công cộng thừa nhận quan hệ cha mẹ-con chỉ trên cơ sở ghi nhận sự hội tụ của những yếu tố xã hội đặc trƣng của quan hệ ấy.

Việc xác định quan hệ cha mẹ-con về phƣơng diện pháp lý chịu sự chi phối của những quy tắc đặc thù, đƣợc xây dựng tùy theo việc xác định đƣợc thực hiện trong hay ngoài thủ tục tƣ pháp. Bằng chứng chung là Giấy khai sinh. Giấy khai sinh là chứng thƣ hộ tịch đƣợc lập nhằm ghi nhận các yếu tố đặc trƣng của sự kiện một ngƣời nào đó, xác định, đƣợc sinh ra. Trong đa số trƣờng hợp, trên giấy khai sinh, tên họ của cha và mẹ đƣợc ghi nhận. Giá trị chứng minh của giấy khai sinh đối với quan hệ cha mẹ-con ruột. Không một văn bản nào trong luật viết Việt Nam hiện hành quy định rằng giấy khai sinh là bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con ruột[13]. Tuy nhiên, thực tiễn giao dịch vẫn thừa nhận việc sử dụng giấy khai sinh để chứng minh quan hệ ấy trong nhiều trƣờng hợp. Trong suy nghĩ lành mạnh phù hợp với tâm lý của dân cƣ, giấy khai sinh là bằng chứng về việc có một ngƣời đƣợc sinh ra; ngƣời này có cha và mẹ lần lƣợt đƣợc ghi tên ở các mục tƣơng ứng trong giấy khai sinh. Ngay cả trong trƣờng hợp những ngƣời đƣợc khai là cha và mẹ của đứa trẻ không có đăng ký kết hôn hợp lệ, thì tƣ cách cha và mẹ cũng có thể đƣợc chứng minh bằng cách dựa vào các ghi tiết đƣợc ghi nhận trên giấy khai sinh.

Trong cả hai trƣờng hợp trên, thực tiễn dƣờng nhƣ vẫn có xu hƣớng xác định quan hệ cha mẹ-con của các đƣơng sự theo các tiêu chí đƣợc chấp nhận cho quan hệ cha mẹ-con gắn với quan hệ hôn nhân hợp pháp. Ðặc biệt, nếu con sinh ra hoặc thành thai trong thời kỳ chung sống của hai ngƣời, thì thực tiễn thừa nhận đó là con chung của vợ và chồng. Ta nói rằng con ngoài giá thú trong hai trƣờng hợp đó là con ngoài giá thú một cách ngoại lê. Ngoài hai trƣờìng hợp đó, con ngoài giá thú đƣợc gọi là con ngoài giá thú theo nghĩa hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 27 - 30)