Các khuyến nghị cho các cơ quan xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 72)

2.3 .Thực trạng mô hình gia đìn hở Việt Nam trong thời điểm hiện tại

3.2.1.Các khuyến nghị cho các cơ quan xây dựng pháp luật

Đảng và Nhà nƣớc cũng đã quán triệt phƣơng hƣớng phát triển đới với xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng hạnh phúc[19,23].

Thứ nhất: Tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hƣớng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội và thực hiện xây dựng gia đình mới ở nƣớc ta. Những quy định ấy phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang đà đổi mới toàn diện và từ từng dạng hình gia đình cụ thể khác nhau.Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hƣớng tới hình thành con ngƣời mới Việt Nam với những đặc tính nhƣ Nghị quyêts Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã nêu. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, chống lại những ảnh hƣởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tƣ sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại Đại hội đại biểu Quốc hội lần X của đảng đã nêu rõ ” Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thật sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi người. phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật Hôn nhân gia đình”

Trƣớc mắt, ” no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là chuẩn mực cần vƣơn tới của gia đình mới ở nƣớc ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể

hiện dân chủ vừa thể hiện tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình[22]. Gia đình tiến bộ trên cơ sở tiến bộ của mọi thành viên và không thể tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng, tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình là hạnh phúc không phải là cái trìu tƣợng mà là tổng hòa những nét đẹp thƣờng ngày của cuộc sống gia đình.

Thứ hai: Xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích của cá nhân và xã hội. Con ngƣời mới của xã hội phải có ý chí vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Từ chuẩn mực trên của gia đình, ta nhận thấy, sự nghiệp xây dựng gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc là sự cố gắng chung của mỗi ngƣời. Mỗi gia đình, của mọi lực lƣợng và tổ chức xã hội trong nƣớc, và còn có sự giúp đỡ của quốc tế.Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn với kế hoạch xây dựng và phát triển xã hội ở từng địa phƣơng cũng nhƣ trên phạm vi quốc gia. Nhiều loại chính sách xã hội tác động thì gia đình mới có thể hình thành. Chính ở đây đã nói lên trọng trách của Nhà nƣớc trong việc xây dựng gia đình. Từ thực tiễn của vấn đề gia đình Việt Nam, một mặt tiếp tục tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của nnn, mặt khác cần rà soát lại để đề nghị bổ sung, sửa đổi một số chính sách có liên quan đến gia đình, góp phần củng cố và phát triển gia đình hiện nay ở nƣớc ta.

Thứ ba:Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa là mục tiêu vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc ở nƣớc ta. Những quan điểm lớn về giải phóng phụ nữ đã đƣợc ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật. Cần tích cực hơn nữa để đạt đƣợc trong tực tế là những mục tiêu mà kế hoạch này đƣa ra. Qua đó phụ nữ Việt Nam có điều kiện làm tốt công việc gia đình và làm tròn nhiệm vụ xã hội.

Điều 36 Khoản 2 Hiến pháp 2013 có quy định “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” trên cơ sở đó

Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên của chế độ HNGD là “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” ( Khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này đƣợc thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Quyền về hôn nhân và gia đình biểu hiện quyền con ngƣời trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ quyền tự do cá nhân đƣợc xác lập chấm dứt trong quan hệ hôn nhân[6]. Điều 5 khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Cấm các hành vi sau đây: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;Yêu sách của cải trong kết hôn;Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;Bạo lực gia đình;Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”. Việc kết hôn của nam và nữ do chính họ tự quyết định trên cơ sở tình yêu chân chính. Đƣợc coi là nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn khi sự bày tỏ ý muốn kết hôn hoàn toàn phù hợp với ý chí của họ, nghĩa là xuất phát từ nội tâm, từ nguyện vọng muốn trở thành vợ, thành chồng với ngƣời mình yêu.

Sự tự nguyện kết hôn của nam nữ là yếu tố quan trọng để hoàn thành quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, là cơ sở để duy trì hạnh phúc. Đồng thời tự nguyện kết hôn một chế độ hôn nhân và gia đình dân chủ.Quyền tự do trong hôn nhân còn đƣợc thể hiện ở quyền tự do ly hôn. Nếu nhƣ không thể ép buộc họ tiếp trục duy trì cuộc sống vợ chồng, khi cuộc sống đã hoàn toàn là dối trá, hôn nhân của họ đã đổ vỡ gây cho họ những mất mát và đau khổ của vợ và chồng trong mọi trƣờng hợp. Luật chỉ quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn hôn của ngƣời chồng vì bảo vệ chính đáng quyền lợi của phụ nữ và con nhỏ: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ( Khoản 3 điều 51). Trong trƣờng hợp hạn chế này không áp dụng đối với ngƣời vợ, nghĩa là dù trong tình trạng mang thai hay nuôi con dƣới 12 tháng tuổi ngƣời vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu có lý do chính đáng.

Hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội chủ nghĩa và là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững của hôn nhân. Chính vì vậy, hôn nhân một vợ một chồng đƣợc Luật Hôn nhân gia đình khẳng định là nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân và gia đình (Điều 2).

Quan hệ vợ chồng bình đẳng: Vợ và chồng là các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, có các nghĩa vụ và quyền về nhân thân, tài sản ngang nhau trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam và nữ kết hôn với nhau trên cơ sử tình yêu nhằm chung sống suốt đời, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững (Nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng kể từ khi việc kết hôn của họ đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận bằng thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật ). Điều mà vợ chồng quan tâm nhất là lợi ích chung của gia đình, cho nên vợ chồng cùng “chung sức chung lòng” vun đắp cho hạnh phúc

gia đình. Vì thế vợ chồng đều có trách nhiệm nhƣ nhau trong việc xây dựng gia đình. Pháp luật không căn cứ vào giới tính để quy định nghĩa vụ và quyền riêng cho mỗi bên vợ, chồng mà chỉ quy định nghĩa vụ và quyền chung của họ. Những quy định về nghĩa vụ và quyền chung của vợ chồng là khung pháp lý cho những xử sự của vợ, chồng trong tất cả các trƣờng hợp thực hiện quan hệ gia đình và chính là sự thể hiện sự bình đẳng có bảo đảm giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền.

Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về phải đƣợc thể hiện đầy đủ trên các mặt của đời sống gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Nhƣ vậy vợ và chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội là một nguyên tắc nhất quán trong quan hệ Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, giải phóng ngƣời phụ nữ ra khỏi những tàn dƣ của sự kìm hảm của tƣ tƣởng gia đình phong kiến, đồng thời bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng ( đặc biệt là vợ ) đƣợc sống và phát triển trong một gia đình dân chủ, hạnh phúc tham gia công tác chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 72)