Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 26 - 29)

Năm 1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đƣợc thành lập đánh dấu sự thay đổi sâu sắc toàn diện mọi mặt trong đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực pháp lý, tố tụng nói riêng. Vị thế của nhân dân ta từ ngƣời nô lệ mất nƣớc trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc, làm chủ vận mệnh dân tộc và tự mỗi ngƣời làm chủ chính bản thân mình, điều này đƣợc ghi nhận trong bản Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau Hiến pháp năm 1946, Nhà nƣớc ta tiếp tục cho xây dựng và ban hành các văn bản ghi nhận các quyền cơ bản của con ngƣời và quyền công dân. Các quy định về thu thập chứng cứ của Tòa án đƣợc ban hành cũng thể hiện tƣ tƣởng đó. Gắn liền với nó là sự hình thành của chế định điều tra trong tố tụng dân sự, theo đó, điều tra trong TTDS đƣợc hiểu là tổng thể các hành vi TTDS mà Tòa án và Viện kiểm sát tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thu thập, nghiên cứu và

bƣớc đầu đánh giá chứng cứ để giúp Tòa án có những quyết định đúng đắn về vụ án trong giai đoạn xét xử.

Ngày 05/12/1957, Bộ Tƣ pháp ban hành Thông tƣ 141/HCTP quy định về tổ chức và phân công trong nội bộ Tòa án mới có quy định “Đối với những vụ án dân sự, ông Chánh án có nhiệm vụ điều tra lập hồ sơ vụ án….”. Nhƣ vậy việc thu thập chứng cứ trong giai đoạn đầu tiên hình thành chế định điều tra vụ án dân sự đƣợc xác định, nghĩa vụ thu thập chứng cứ lập hồ sơ vụ án hoàn toàn thuộc về Tòa án mà đại diện là Chánh án, ngƣời đứng đầu Tòa án.

Ngày 29/06/1966, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành Công văn số 06/NCPL về thủ tục xét xử bắt ngƣời đàn ông thông gian phải chịu phí tổn nuôi con ngoại tình; ngày 19/08/1972 của TANDTC ban hành Thông tƣ số 112/NCPL hƣớng dẫn việc xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định trong đó có quy định chứng cứ về hôn nhân thực tế.

Ngày 25/02/1974, TANDTC ban hành Thông tƣ 06/TATC hƣớng dẫn việc điều tra trong tố tụng dân sự. Sự ra đời của Thông tƣ 06/TATC đánh dấu bƣớc phát triển đối với các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ dƣới góc độ nghiệp vụ xét xử của ngành Tòa án. Thông tƣ này đã quy định tƣơng đối đầy đủ về nhiệm vụ điều tra, phƣơng pháp điều tra, nội dung, thời hạn điều tra của Tòa án đã đƣợc quy định rõ. Tại Mục I của Thông tƣ 06/TT- TATC khẳng định:

Trong tố tụng dân sự, việc điều tra thu thập chứng cứ lập hồ sơ khi có đơn khởi kiện là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân… Để đảm bảo giải quyết vụ kiện đƣợc chính xác đầy đủ, nhanh chóng, trong khi điều tra Tòa án nhân dân càn xác định rõ vấn đề nhƣ là:

- Xác định những quan hệ pháp luật giữa đƣơng sự, ví dụ quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ về quyền sở hữu, quan hệ thừa kế….

đảm cho họ có những quyền trong tố tụng dân sự nhƣ: đề xuất chứng cứ, yêu cầu…

- Xác định rõ những vấn đề cần phải chứng minh để hƣớng cuộc điều tra vào những điểm mấu chốt không mất thời giờ về những vấn đề chỉ có tính chất thứ yếu hoặc không có quan hệ với vụ kiện... [19, mục I].

Về phƣơng pháp điều tra, Mục III của Thông tƣ 06/TT-TATC quy định: Muốn cho việc điều tra đƣợc chính xác cần phải kết hợp việc Tòa án nhân dân trực tiếp lấy lời khai của đƣơng sự, nhân chứng, xem xét vật chứng…. với việc điều tra trong quần chúng. Mặt khác, phải kết hợp việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân với việc Tòa án nhân dân giáo dục các đƣơng sự về mặt pháp luật, chính sách để các đƣơng sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ mà khai báo chính xác [19, mục III].

Nhƣ vậy, Thông tƣ 06/TT-TATC ngày 25/02/1974 là một văn bản có giá trị thực tiễn, các biện pháp và phƣơng pháp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ đƣợc quy định trong BLTTS hiện nay thể hiện rõ nét sự kế thừa một số các quy định tại Thông tƣ này.

Sau đó, ngày 08/02/1977 TANDTC đã ban hành Công văn 96/ NCPL hƣớng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm có nêu: “Khi đương sự khởi tố, Tòa án

nhân dân phải tích cực chủ động việc điều tra, thu thập chứng cứ, chứ không nên cho rằng đương sự để xuất chứng cứ đến chừng mực nào thì Tòa án nhân dân chỉ căn cứ vào những chứng cứ đó để xét xử”. Hƣớng dẫn của Công văn

này càng củng cố thêm trách nhiệm thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy vậy, điều này đặt trong bối cảnh ngành Tòa án chƣa có sự phát triển đủ về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, nó là nguyên nhân tạo ra sự chậm trễ trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, và

các vụ kiện dân sự bị hủy án, sửa án do Tòa án không tiến hành đầy đủ biện pháp thu thập chứng cứ.

Nhƣ vậy, pháp luật TTDS giai đoạn này cũng đã có những quy định tƣơng đối hoàn chỉnh về các nguyên tắc và thủ tục thu thập chứng cứ của Tòa án, các biện pháp điều tra nên đã đem đến những hiệu quả nhất định trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án và khi xây dựng BLTTDS sau này về các quy định đó đã đƣợc kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này việc điều chỉnh hoạt động tố tụng dân sự nói chung và hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án nói riêng chủ yếu vẫn bằng các quy định, hƣớng dẫn trong các công văn, Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn hoạt động xét xử, điều này cho thấy sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật nên đã gây khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 26 - 29)