Nội dung nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 53 - 56)

2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT

2.2.1. Nội dung nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự

2.2.1.1. Nội dung nghiên cứu chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

Việc nghiên cứu chứng cứ với mục đích là để đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ và làm rõ các vấn đề sau của vụ việc dân sự:

- Yêu cầu của các đương sự

Trong tố tụng dân sự, Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đƣơng sự và các chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Việc nghiên cứu các chứng cứ có trong hồ sơ cũng nhƣ tại phiên tòa là nền tảng để xác định đƣợc các yêu cầu của đƣơng sự; phạm vi các vấn đề đƣơng sự yêu cầu Tòa án giải quyết. Đây là cơ sở pháp lý xác định phạm vi giải quyết của Tòa án. Yêu cầu của đƣơng sự đồng thời là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cũng nhƣ các vấn đề tố tụng khác.

- Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án

Khi đã xác định đƣợc yêu cầu của đƣơng sự, việc nghiên cứu chứng cứ nhằm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án là cơ sở để Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khác, Thẩm phán ra quyết định chuyển vụ việc cho Tòa án khác giải quyết.

- Các quan hệ pháp luật giữa các đương sự

Để giải quyết đúng vụ việc Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc phải xác định đƣợc quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc. Trên cơ sở đó, xác định tƣ cách đƣơng sự, các chứng cứ tài liệu cần thiết làm sáng tỏ quan hệ ấy và pháp luật áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự cụ thể. Tùy từng trƣờng hợp trong một vụ án có thể có một hoặc nhiều quan hệ pháp luật cần giải quyết.

- Thành phần và vị trí tố tụng của đương sự trong vụ việc

Việc xác định đúng đƣợc thành phần các đƣơng sự trong vụ việc giúp đƣơng sự có đƣợc đề nghị Tòa án triệu tập thêm ngƣời tham gia tố tụng hoặc Tòa án xét thấy cần thiết phải triệu tập thêm đƣơng sự để tránh việc bỏ sót ngƣời tham gia tố tụng. Qua việc nghiên cứu chứng cứ phải làm rõ thành phần của đƣơng sự, vị trí tố tụng của từng đƣơng sự. Nếu thấy việc xác định đó chƣa đúng Thẩm phán cần xác định lại, từ đó có kế hoạch triệu tập họ đến để lấy lời khai bổ sung, hoà giải, xét xử vụ việc.

Nội dung nghiên cứu chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm là tổng hợp những vấn đề về nội dung và hình thức của chứng cứ mà Tòa án phải tập trung xem xét để xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Khi nghiên cứu các chứng cứ trong hồ sơ, Thẩm phán phải xác định các chứng cứ, tài liệu đã đủ làm rõ các tình tiết vụ việc chƣa. Nếu thấy các chứng cứ, tài liệu cần thiết chƣa đủ để giải quyết vụ việc thì yêu cầu đƣơng sự cung cấp hoặc thu thập theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chƣa quy định cụ thể về vấn đề này.

2.2.1.2. Nội dung đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

Đánh giá chứng cứ là nhằm xác định giá trị của chứng cứ và là một công việc phức tạp trong quá trình chứng minh. Việc đánh giá chứng cứ trên cơ sở xác định mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau và với thực tế vụ việc dân sự để xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng nhƣ toàn bộ các chứng cứ của vụ việc dân sự. Khi đánh giá chứng cứ phải đánh giá từng chứng cứ riêng biệt và đánh giá tổng hợp chứng cứ.

- Đánh giá từng chứng cứ riêng biệt là xem xét từng chứng cứ. Đây là

hoạt động tƣ duy logic của Thẩm phán nhằm xác định mức độ tin cậy, giá trị chứng minh của từng chứng cứ có trong vụ việc. Thực chất của phƣơng pháp đánh giá từng chứng cứ là việc các chủ thể chứng minh xác định sự hiện diện

(hoặc không) những thuộc tính của chứng cứ. Khi xác định các thuộc tính của chứng cứ trong các thông tin thu thập đƣợc, chủ thể chứng minh phải nắm bắt đƣợc mối liên hệ mật thiết giữa các khái niệm "chứng cứ", "nguồn chứng cứ", "phƣơng pháp thu thập chứng cứ". Vì vậy, một tình tiết xác định vấn đề này hay vấn đề khác thuộc đối tƣợng chứng minh cần đƣợc kiểm tra, đánh giá kỹ lƣỡng không chỉ chính tình tiết đó mà cả nguồn của nó cũng nhƣ các phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng để thu thập tình tiết đó. Việc đánh giá toàn diện và khách quan cả ba yếu tố này (chứng cứ, nguồn chứng cứ, phƣơng pháp thu thập chứng cứ) để xác định chứng cứ có phù hợp không, niềm tin nội tâm cũng cần đƣợc xác định là một cơ sở quan trọng để đánh giá chứng cứ. Một điều hiển nhiên là bản án, quyết định dân sự của Tòa án phải căn cứ vào những sự kiện, tình tiết của vụ việc. Những sự kiện, tình tiết của vụ việc mà Thẩm phán cần xác định phải phù hợp với sự thật khách quan. Sự thật ấy không phải là những sự thật dựa trên sự thừa nhận không có căn cứ của các đƣơng sự hay lời khai tùy tiện của những ngƣời làm chứng... Sự thật ấy phải dựa trên niềm tin vững chắc của Thẩm phán về sự thật của sự kiện, tình tiết cần phải chứng minh trong vụ việc dân sự. Việc đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm sẽ đƣợc kết thúc bằng sự hình thành lòng tin một cách chắc chắn của Thẩm phán về tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án, quyết định mà mình đã thông qua đối với một vụ việc dân sự cụ thể. Tất nhiên, sự đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm không có nghĩa là suy diễn chủ quan, đánh giá một cách tùy tiện không có cơ sở mà là niềm tin nội tâm có căn cứ. Căn cứ đó trực tiếp bắt nguồn từ ý thức pháp luật, trách nhiệm và trình độ chuyên môn của Thẩm phán một Thẩm phán yếu về trình độ chuyên môn thì không thể có niềm tin nội tâm vững chắc khi nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Căn cứ về niềm tin nội tâm còn xuất phát từ quá trình nhận thức những quy luật thực tiễn, cũng nhƣ từ kết quả nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan đầy đủ

tất cả các chứng cứ trong mối liên quan đến vụ việc dân sự. Niềm tin nội tâm còn đòi hỏi tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán khi xét xử.

- Đánh giá tổng hợp chứng cứ là hoạt động nhận thức của Thẩm phán

đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối liên quan chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chúng. Đây là cơ sở để tìm ra hƣớng giải quyết vụ việc dân sự. Khi đánh giá tổng hợp chứng cứ, các chủ thể chứng minh phải đặt các chứng cứ trong một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chúng đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự. Chất lƣợng của hoạt động đánh giá chứng cứ phụ thuộc rất nhiều vào tính khoa học của phƣơng pháp đánh giá mà các chủ thể tiến hành tố tụng lựa chọn và áp dụng trong thực tế. Khi đánh giá tổng hợp chứng cứ, các chủ thể chứng minh phải:

+ Xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ;

+ Xác định tính đầy đủ của các chứng cứ có trong vụ việc dân sự.

Trên cơ sở của những vấn đề đã đƣợc làm rõ, Thẩm phán có thể thực hiện đƣợc mục đích cuối cùng của quá trình chứng minh là làm rõ đƣợc bản chất của vụ việc dân sự, rút ra kết luận phù hợp về vụ việc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 53 - 56)