Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 81 - 88)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá

giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm

- Sửa đổi, bổ sung BLTTDS quy định rõ hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án không bị giới hạn ở giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Nhƣ đã đề câ ̣p ở phần trên, trong các quy định của BLTTDS và các văn bản hƣớng dẫn hiện nay không có quy định về giới hạn thời điểm Tòa án đƣợc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc nên trong thực tiễn còn có những ý kiến khác nhau. Chẳng hạn nhƣ sau khi đã có quyết định đƣa vụ án

ra xét xử thì thẩm phán có đƣợc áp dụng những biện pháp thu thập chứng cứ nhƣ đối chất, định giá, xem xét thẩm định… hay không? Có ý kiến cho rằng khi đã có quyết định đƣa vụ án ra xét xử thì mọi hoạt động tố tụng tiếp theo phải do Hội đồng xét xử quyết định, Thẩm phán không có quyền tự mình thu thập chứng cứ. Tuy nhiên chúng tôi không nhất trí với ý kiến trên bởi lẽ việc thu thập chứng cứ của Tòa án không bị giới hạn bởi giai đoạn xét xử, việc Tòa án thu thập chứng cứ chỉ cần tuân thủ các điều kiện quy định tại điều luật tƣơng ứng BLTTDS. Sau khi có quyết định xét xử nếu xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ nào đó nếu đủ điều kiện thì Thẩm phán vẫn có quyền áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ mà không cần phải chờ Hội đồng xét xử quyết định. Bởi vì mọi chứng cứ dù đƣợc Tòa án thu thập ở thời điểm nào thì đều đƣợc thẩm tra tại phiên tòa và Hội đồng xét xử là ngƣời quyết định sử dụng tài liệu chứng cứ nào để giải quyết vụ việc, tài liệu chứng cứ nào là hợp pháp và không hợp pháp đều do Hội đồng xét xử quyết định. Tuy nhiên để thống nhất trong nhận thức và áp dụng chúng tôi kiến nghị bổ sung vào khoản 2 điều 85 BLTTDS là “Việc thẩm phán áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc ở cấp sơ thẩm”

- Sửa đổi, bổ sung BLTTDS cần quy định tính hợp pháp của chứng cứ đã được Tòa án thu thập trong trường hợp Thẩm phán bị thay đổi hoặc từ chối tiến hành tố tụng.

Thực tiễn tiến hành tố tụng dân sự nhiều trƣờng hợp Thẩm phán đang tiến hành tố tụng trong vụ việc dân sự nhƣng bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trƣớc khi bị thay đổi thẩm phán đã lập hồ sơ thu thập chứng cứ, khi Thẩm phán bị thay đổi thì những chứng cứ do họ thu thập có đƣợc sử dụng để tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó không? Trong tình huống này thực tiễn cũng có ý kiến khác nhau. Có ý kiến

cho rằng các kết quả thu thập chứng cứ trƣớc đó của Thẩm phán đã từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi không đƣợc tiếp tục sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng để giải quyết vụ việc vì Thẩm phán đó đã bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng tức là họ đã vi phạm điều 46, điều 47 BLTTDS, nhƣ vậy hoạt động thu thập chứng cứ của họ đã không đảm bảo sự vô tƣ trung thực khách quan nên không thể sử dụng. Do vậy, Thẩm phán thay thế phải tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ lại từ ban đầu. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng chứng cứ trƣớc đó của Thẩm phán đã từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi vẫn đƣợc tiếp tục sử dụng nếu các hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán tuân thủ theo đúng quy định của BLTTDS về trình tự, thủ tục tiến hành và các đƣơng sự không phản đối hoặc khiếu nại thì cần đƣợc kế thừa và phối hợp với các chứng cứ, tài liệu khác để giải quyết vụ án. Chẳng hạn, biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất đƣợc lập có mặt các đƣơng sự, các tài liệu khác thu thập đƣợc do Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp… . Để tránh việc nhận thức và áp dụng không thống nhất chúng tôi kiến nghị bổ sung thêm khoản thứ 5 về sử dụng kết quả thu thập chứng cứ, tài liệu của Thẩm phán từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo hƣớng sau đây:

“Tòa án có thể sử dụng các chứng cứ do Thẩm phán đã từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thu thập để tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự nếu việc thu thập chứng cứ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật và các đương sự không có phản đối hoặc khiếu nại”.

- Sửa đổi quy định về ủy thác tư pháp ngoài lãnh thổ Việt nam

Thực tiễn gải quyết các vụ án dân sự phải áp dụng biện pháp ủy thác tƣ pháp ngoài lãnh thổ Việt Nam cho thấy tỷ lệ ủy thác thành công rất thấp. Sở dĩ nhƣ vậy có nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chủ yếu là thủ tục ủy thác còn rƣờm rà phải qua nhiều cơ quan nhƣ Bộ tƣ pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện của Việt nam ở nƣớc ngoài nên tiến độ ủy thác chậm và tye lệ

ủy thác thành công không cao. Vì vậy kiến nghị cần quy định trong BLTTDS biện pháp ủy thác tƣ pháp nƣớc ngoài trực tiếp cho đƣơng sự hoặc ngƣời thân của đƣơng sự. Sau khi đƣơng sự đã nhận đƣợc ủy thác thì các tài liệu trả lời đƣơng sự có trách nhiệm hợp thức hóa lãnh sự trƣớc khi gửi cho Tòa án ủy thác. Ngoài vƣớng mắc về thủ tục ủy thác thì lệ phí ủy thác cũng là một trở ngại lớn cho Tòa án ủy thác vì thực tế kinh phí cho việc ủy thác rất cao. Do vậy chúng tôi thiết nghĩ cần có quy định của pháp luật là trong các vụ án cần phải có ủy thác tƣ pháp nƣớc ngoài thì đƣơng sự phải đóng tạm ứng một khoản tiền lệ phí ủy thác tƣơng đƣơng để thuận lợi cho Tòa án áp dụng biện pháp ủy thác tƣ pháp ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Sửa đổi, bổ sung BLTTDS quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp có đương sự trốn tránh việc giám định.

Trong thực tiễn xét xử, do tính chất của một số loại án (ví dụ vụ án xác định cha, mẹ, con…) kết quả giám định là căn cứ mấu chốt để chứng minh cho yêu cầu của đƣơng sự. Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều vụ án khi nguyên đơn yêu cầu giám định ADN, Tòa án ra quyết định trƣng cầu giám định. Bị đơn đã từ chối không chấp nhận đi giám định ADN. Trƣờng hợp này cơ quan chuyên môn không thể lấy đƣợc mẫu xét nghiệm từ cơ thể của ngƣời bị yêu cầu để xét nghiệm nếu ngƣời bị yêu cầu không đồng ý. Nhƣ vậy vụ việc sẽ đi vào bế tắc vì không có cơ sở khoa học đó là kết quả giám định gen để kết luận về tranh chấp. Do vậy cần bổ sung thêm vào điều 90 BLTTDS một quy định để tháo gỡ bế tắc trong trƣờng hợp này. Quy định theo hƣớng nếu đƣơng sự trốn tránh việc giám định thì Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “buộc đƣơng sự thực hiện hành vi nhất định” theo khoản 1 điều 102 BLTTDS để cơ quan Thi hành án dân sự buộc đƣơng sự phải giám định.

- Sử a đổi, bổ sung khoản 4 điều 230 BLTTDS theo hướng Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa cả khi có đương sự yêu cầu giám định chứng cứ mới.

Nhƣ trên đã đê câ ̣p , nội dung quy định tại khoản 4 Điều 230 BLTTDS đang gặp phải rất nhiều vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng đó là , do đƣơng sự đƣợc cung cấp chƣ́ng cƣ́ trong bất cứ giai đoạn nào quá trình tố tụng , vì vậy nhiều trƣờng hợp khi việc giải quyết vụ kiện bƣớc vào giai đoạn tranh luận, thậm chí HĐXX chuẩn bị tuyên án, đƣơng sự mới xuất trình chứng cứ. Đƣơng sự phía bên kia không đồng ý với tính khách quan của chứng cứ mới đột xuất trình và đề nghị hoãn phiên tòa (hoặc tạm ngừng) phiên tòa để giám định chứng cứ tải liệu đó. Trƣờng hợp này làm HĐXX thực sự lúng túng vì khi trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đƣơng sự không hề có yêu cầu trƣng cầu giám định tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên không có cơ sở để HĐXX hoãn phiên tòa (theo khoản 4 Điều 230) hay tạm ngừng phiên tòa đƣợc đề cập tại khoản 2 Điều 197 BLTTDS. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là 5 ngày cũng không đủ để Tòa án tiến hành trƣng cầu giám định chữ ký. Do đó thiết nghĩ cần sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điêu 230 BLTTDS nhƣ sau: “Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám đi ̣nh được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại , hoặc có đương sự yêu cầu giám đi ̣nh chứng cứ mới do đương sự khá c xuất trình tại phiên tòa , nếu xét thấy , viê ̣c giám định, giám định bổ sung , giám đi ̣nh lại là cần thiết cho viê ̣c giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định, giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.

- Ban hành hướng dẫn quy định tại Điều 94 BLTTDS về biện pháp “yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu chứng cứ”.

HĐTPTANDTC cần phải có hƣớng dẫn cụ thể bằng cách nào đƣơng sự có thể chứng minh cho việc mình đã tiến hành các biện pháp cần thiết nhƣng không tự mình thu thập đƣợc chứng cứ, qua đó là điều kiện để có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ đƣơng sự trong hoạt động thu thập chứng cứ. Cần thiết phải tạo ra cơ chế để giúp đƣơng sự khi cần trong mọi trƣờng hợp đƣợc, vì thế giải

pháp cho vấn đề này BLTTDS cần quy định rõ trách nhiệm biện pháp xử lí đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức lƣu giữ chứng cứ khi không cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự nhƣ đối trƣờng hợp thu thập chứng cứ của Tòa án, Viện kiểm sát. Đây là một bảo đảm cần thiết cho đƣơng sự có thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình, qua đó giảm bớt gánh nặng cho hoạt động của Tòa án.

- Bổ sung nguyên tắc đánh giá chứng cứ vào Điều 96 BLTTDS.

Kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án có vai trò rất quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định và kết luận về vụ án nói chung và các vấn đề cụ thể của vụ án nói riêng. Do vậy đối với hoạt động này Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung phải dành sự quan tâm thỏa đáng và tiến hành đánh giá chứng cứ theo những nguyên tắc nhất định. Chúng tôi kiến nghị bổ sung vào điều 96 BLTTDS một nguyên tắc nhƣ sau: “Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác dựa trên cơ sở của pháp luật, niềm tin nội tâm để đánh giá chứng cứ.”

- Bổ sung, sửa đổi BLTTDS quy định thời hạn đương sự cung cấp chứng cứ.

BLTTDS hiện nay mới chỉ quy định về thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ khi có quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ Tòa án và quy định mức chung là “ Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp chứng cứ đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu”. Trong khi đó, đối với trƣờng hợp đƣơng sự đƣợc Tòa án yêu cầu giao nộp chứng cứ thì pháp luật lại chƣa có quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ. Từ đó dẫn đến tình trạng tùy tiện, đƣơng sự muốn nộp chứng cứ lúc nào cũng đƣợc, ỷ nại vào Tòa án thu thập chứng cứ, nhiều trƣờng hợp đƣơng sự cố tình không giao nộp vì sợ chứng cứ đó sẽ gây bất lợi cho mình… gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Nhiều trƣờng hợp Tòa án phải “làm thay” đƣơng sự trong

việc thu thập chứng cứ để đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án, tránh việc án tồn, án quá hạn.

BLTTDS nên quy định cho Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự có quyền ấn định thời hạn đƣơng sự phải xuất trình tài liệu chứng cứ đối với từng vụ việc cụ thể. Quy định này tạo cho Thẩm phán sự chủ động giải quyết vụ việc, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đƣợc nhanh gọn, dứt điểm, tránh tình trạng xuất trình chứng cứ một cách tùy tiện khiến việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Cùng với quy định trao cho Thẩm phán quyền đƣợc ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ, cũng cần có biện pháp nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, tránh tình trạng ấn định tùy tiện theo ý chí chủ quan, gây khó dễ cho đƣơng sự. Vì vậy kiến nghị bổ sung vào khoản 1 điều 84 BLTTDS theo hƣớng sau:

“Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ Tòa án trong thời hạn do Thẩm phán ấn định……”

- Bổ sung quy định tại Điều 385 BLTTDS sửa đổi về biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án.

Thực tế hiện nay, khi Tòa án tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để thu thập chứng cứ thƣờng xuyên gặp phải sự bất hợp tác, thậm chí là cản trở, đe dọa của nhiều đối tƣợng, nhất là khi thu thập chứng cứ ngoài trụ sở. Trƣờng hợp những ngƣời làm chứng đứng về phía một đƣơng sự nào đó mà cố tình cung cấp lời khai sai sự thật, gây khó khăn cho việc thu thập, đánh giá chứng cứ của Thẩm phán. Ngoài ra, nhiều trƣờng hợp nhân viên của cơ quan, tổ chức cố tình không thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ tòa án mà không thể quy về trƣờng hợp “từ chối cung cấp tài liệu” nhƣ Điều 385 BLTTDS sửa đổi đã mô tả. Sở dĩ vẫn còn hiện tƣợng trên do pháp luật hiện hành chƣa có những quy định cụ thể chế tài xử lý đối với những hành vi đó, chƣa có những sự hỗ

trợ đủ mạnh cho Tòa án khi thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự, từ đó đƣơng sự, cá nhân, nhân viên của cơ quan lƣu giữ tài liệu thƣờng có thái độ thiếu tôn trọng, thậm chí coi thƣờng quyết định cũng nhƣ những ngƣời tiến hành tố tụng, không chấp hành quyết định của Tòa án. Để khắc phục tình trạng trên, tạo thuận lợi cho Tòa án trong việc nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của Tòa án. Do vậy, cần sửa đổi Điều 385 BLTTDS sửa đổi nhƣ sau:

“Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật: Đe doạ, cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án; cố tình chậm trễ tong việc thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ của Tòa án mà không có lý do chính đáng…”

- Ban hành hướng dẫn cụ thể hóa quy định tại Điều 390 BLTTDS về

thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với hành vi đe dọa, cản trở việc thu thập chứng cứ của Tòa án.

BLTTDS quy định “Thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với

các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định” [17, Điều 390]. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có văn bản nào quy

định của Tòa án về cung cấp chứng cứ của cơ quan, tổ chức nhƣng không thể áp dụng một biện pháp xử phạt nào. Vì vậy để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự đƣợc chính xác và đúng thời hạn tố tụng, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội cần ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể thủ tục, thẩm quyền xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 81 - 88)