Điều kiện Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành thu thập chứng cứ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 34 - 38)

2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT

2.1.1. Điều kiện Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành thu thập chứng cứ trong

CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA HIỆN HÀNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

2.1.1. Điều kiện Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự

Trong điều kiện thực tế TTDS ở nƣớc ta về trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời Việt Nam chƣa đồng đều, khả năng yêu cầu luật sƣ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đại bộ phận của ngƣời dân còn hạn chế, nhiều trƣờng hợp đƣơng sự không biết tìm kiếm các chứng cứ, tài liệu gì, ở đâu để cung cấp cho Tòa án, nếu pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn thuộc về các đƣơng sự thì có thể dẫn đến việc nhiều tình tiết, sự kiện quan trọng của vụ việc dân sự không đƣợc làm sáng tỏ, việc giải quyết vụ việc của Tòa án không chính xác nhƣ những gì đã xảy ra trên thực tế, ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, pháp luật không đƣợc tuân thủ. Vì vậy, việc pháp luật quy định Tòa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ có những ý nghĩa to lớn. BLTTDS quy định Tòa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ trong quá trình TTDS nhƣng không phải Tòa án có thể tùy tiện áp dụng mà phải tuân theo những điều kiện chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm tránh việc áp dụng một cách tùy tiện pháp luật và đảm bảo giá trị pháp lý của chứng cứ thu thập đƣợc.

động thu thập chứng cứ đồng thời có những trƣờng hợp Tòa án thu thập chứng cứ khi có yêu cầu của đƣơng sự.

2.1.1.1. Các trường hợp Tòa án có quyền chủ động sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ

Từ quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, các trƣờng hợp Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ bao gồm:

- Lấy lời khai của đƣơng sự: Thẩm phán đƣợc chủ động tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự khi đƣơng sự chƣa có bản tự khai hoặc nội dung bản tự khai chƣa đầy đủ rõ ràng, hoặc đƣơng sự không thể tự viết đƣợc.

- Lấy lời khai của ngƣời làm chứng: Khi xét thấy cần thiết hoặc xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng thì Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ.

- Đối chất: Thẩm phán có quyền chủ động đối chất khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đƣơng sự, ngƣời làm chứng.

- Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản: Tòa án có quyền chủ động ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá mà không cần đƣơng sự yêu cầu khi: "các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức

giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhà nước" [17].

- Ủy thác tƣ pháp: Đây là biện pháp thu thập chứng cứ hoàn toàn do Tòa án chủ động, xuất phát từ tình hình thực tế của vụ án không cần đƣơng sự yêu cầu.

- Xem xét, thẩm định tại chỗ: Điều 89 BLTTDS chỉ quy định về cách thức tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, không quy định việc xem xét thẩm định này phải theo yêu cầu của đƣơng sự hay Tòa án xét thấy cần thiết. Tuy nhiên điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã quy định rõ điều kiện để Tòa án xem xét thẩm định tại chỗ là “khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét thẩm định

tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ”[12].

2.1.1.2. Các trường hợpthu thập chứng cứ theo yêu cầu đương sự

Ngoài những trƣờng hợp đã nêu ở trên, các trƣờng hợp khác khi Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ phải trên cơ sở thỏa mãn hai điều kiện là:

- Đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ. - Đƣơng sự phải có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.

Do đó, khi nhận đƣợc yêu cầu của đƣơng sự, Thẩm phán yêu cầu đƣơng sự trình bày rõ việc đƣơng sự tự thu thập chứng cứ ra sao, lý do tại sao không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ và những biện pháp đƣơng sự đã áp dụng mà vẫn không có kết quả. Trên cơ sở đó để xem xét chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự. Nếu có cơ sở kết luận đƣơng sự chƣa tự mình chủ động thu thập chứng cứ, chƣa áp dụng khả năng mà đƣơng sự có đề thu thập chứng cứ, thì thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự và thông báo, hƣớng dẫn cách thức thu thập chứng cứ cho đƣơng sự biết để họ đi thu thập. Việc thông báo đó phải bằng văn bản.

Việc đƣơng sự yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phải đƣợc thể hiện trong bản đƣơng sự tự khai, có thể trong biên bản Tòa án ghi lời khai, biên bản đối chất v.v. và cũng có thể đƣợc thể hiện bằng văn bản của hình thức đơn yêu cầu, đơn đề nghị v.v..

Trong trƣờng hợp đƣơng sự đến Tòa án yêu cầu thì Tòa án phải lập biên bàn ghi rõ yêu cầu của đƣơng sự. Đối với trƣờng hợp đƣơng sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự thi đƣơng sự phải làm đơn yêu cầu.

có những điều kiện nhất định Toà án mới trực tiếp tiến hành một số biện pháp để thu thập chứng cứ là một quy định hoàn toàn mới, thể hiện việc đề cao trách nhiệm của đƣơng sự trong việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự và hạn chế việc tự thu thập chứng cứ của Toà án.

Nếu nhƣ trƣớc đây, tại khoản 3 Điều 20 của PLTTGQCVADS có quy định nghiã vụ chứng minh của đƣơng sự, nhƣng đã không quy định rõ hậu quả khi đƣơng sự không thực hiện nghĩa vụ này, thì cũng tại Điều 3, khoản 2 Điều 20, Điều 38 của Pháp lệnh này lại quy định nhiệm vụ của Toà án trong việc thu thập chứng cứ. Khi PLTTGQCVADS đã quy định điều tra là nhiệm vụ của Toà án, thì việc đƣơng sự có yêu cầu hay không có yêu cầu, nhƣng nếu thấy hồ sơ chƣa đủ chứng cứ thì Toà án đều phải chủ động tiến hành điều tra, còn theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đƣợc thể hiện ở các Điều 6, Điều 79, Điều 84, khoản 1 Điều 94 thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh chủ yếu là thuộc trách nhiệm của đƣơng sự. Do đó, đƣơng sự phải thu thập chứng cứ và Toà án chỉ chủ động hoặc theo yêu cầu của đƣơng sự tiến hành công việc này trong các trƣờng hợp mà luật quy định nhƣ đã phân tích ở trên. Khi Toà án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đƣợc quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 85 LSĐBSBLTTDS nhƣ biện pháp đối chất giữa các đƣơng sự với nhau, giữa các đƣơng sự với ngƣời làm chứng; trƣng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc, nhìn đƣợc hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm phán phải ra quyết định về việc thu thập chứng cứ trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.

Việc Toà án tiến hành một hay nhiều biện pháp thu thập chứng cứ nói trên là tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể, xuất phát từ chính yêu cầu thu thập

chứng cứ của đƣơng sự và tình trạng chứng cứ có trong hồ sơ. Ví dụ: Nếu đƣơng sự yêu cầu và thực tế Toà án cũng thấy cần phải lấy lời khai của đƣơng sự hay ngƣời làm chứng thì phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đó. Ngƣợc lại, dù đƣơng sự yêu cầu, nhƣng Toà án thấy hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ thì có thể không nhất thiết phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ nhƣ yêu cầu của đƣơng sự. Nếu hồ sơ không đủ chứng cứ, đƣơng sự có yêu cầu hoặc thuộc trƣờng hợp Tòa án có quyền chủ động mà Toà án không tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ thì thiếu sót này thuộc về Thẩm phán đƣợc giao phụ trách vụ việc đó.

Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về vấn đề này trong thời gian qua cho thấy có nhiều Thẩm phán hiểu vấn đề đƣơng sự yêu cầu một cách thụ động, cứng nhắc, cho nên đã ngồi chờ đƣơng sự yêu cầu, chờ đƣơng sự xuất trình chứng cứ, mà không thấy đƣợc trách nhiệm, vai trò chủ động của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 34 - 38)