Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 29 - 31)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) đƣợc ban hành ngày 29/11/1989 là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự nƣớc ta. Đối với vấn đề thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự Pháp lệnh này quy định có nhiều tiến bộ. Vai trò của Tòa án trong điều tra thu thập chứng cứ vẫn đƣợc khẳng định và đƣợc coi là nhiệm vụ bắt buộc của Tòa án. Tại Điều 3 PLTTGQCVADS đã xác định: “Tòa án phải xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu

thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác”.

Việc PLTTGQCVADS quy định trách nhiệm điều tra vụ án dân sự của Tòa án đã không đảm bảo đúng bản chất của TTDS. Bởi, trong TTDS các đƣơng sự đều là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Họ đƣợc tự do, tự nguyện thỏa thuận xác lập các quan hệ pháp luật dân sự nhằm mang lại lợi ích

cho mình. Với quy định tại Điều 2 PLTTGQCVADS “Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hòa giải với nhau” thì các đƣơng sự có quyền tự định đoạt việc

tham gia tố tụng, tự định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của họ trƣớc Tòa án. Ngoài ra việc cung cấp chứng cứ cũng đƣợc quy định cho các chủ thể khác nhƣ ngƣời đại diện theo pháp luật, ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự.

Nhƣ vậy, các quy định của PLTTGQCVADS về thu thập chứng cứ là một bƣớc tiến bộ so với các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trƣớc đây về vấn đề này thể hiện ở chỗ đã tập hợp và hệ thống hóa các quy định của các văn bản pháp luật TTDS trƣớc đây về thu thập chứng cứ. Nếu nhƣ trƣớc đây, việc thu thập chứng cứ chỉ đƣợc điều chỉnh thông qua các Thông tƣ liên tịch và Thông tƣ hƣớng dẫn của TANDTC thì bây giờ đƣợc hệ thống hóa và tổng hợp lại điều chỉnh chung tại một văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn và bảo đảm đƣợc sự thống nhất. Tuy nhiên, để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình TTDS bằng một Pháp lệnh thì chƣa thể giải quyết đƣợc các vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn nên quá trình áp dụng Pháp lệnh này các Thẩm phán đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù Pháp lệnh này đã quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của đƣơng sự khi khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình, tuy nhiên trong suốt một thời gian dài trách nhiệm thu thập chứng cứ vẫn thuộc về Tòa án. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là khi các Tòa án còn thiếu về cả về nhân lực và cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ cán bộ chƣa thật sự đảm bảo thì việc xác minh thu thập chứng cứ sẽ không đầy đủ, sơ sài, việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ không thật vô tƣ khách quan làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng với bản chất của chúng. Trong điều kiện, hoàn cảnh ở nƣớc ta lúc đó các hoạt động bổ trợ tƣ pháp, trợ giúp pháp lý còn chƣa đƣợc triển khai một cách có hệ thống và chƣa phát triển để hỗ trợ ngƣời dân thu thập chứng cứ cung cấp cho Tòa án thì các

quy định này còn phù hợp. Tuy vậy, trong điều kiện sau này khi các hoạt động bổ trợ tƣ pháp, trợ giúp pháp lý đã đƣợc triển khai một cách có hệ thống và đang phát triển để hỗ trợ ngƣời dân thu thập chứng cứ cung cấp cho Tòa án thì các quy định này không còn phù hợp nữa mà cần đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 29 - 31)