Giai đoạn từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 31 - 34)

Ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ V Quốc hội khoá XI thông qua BLTTDS đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Việc ban hành BLTTDS đã tạo ra cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong tố tụng dân sự, qua đó các đƣơng sự có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, Toà án có thể giải quyết vụ việc dân sự một cách thuận tiện, nhanh chóng và đúng pháp luật giảm số lƣợng án bị tồn đọng. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng cho thấy BLTTDS cũng bộc lộ một số điểm chƣa hoàn thiện và cần đƣợc sửa đổi bổ sung trong đó có quy định về chứng cứ, chứng minh. Chẳng hạn, chƣa quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án trong trƣờng hợp thiếu sự hợp tác của đƣơng sự trong việc giao nộp chứng cứ khi Toà án yêu cầu hoặc “ém” chứng cứ không giao nộp cho Tòa án và chỉ chờ đến khi phiên toà diễn ra mới giao nộp bổ sung chứng cứ hoặc đến giai đoạn tố tụng sau mới giao nộp. Hay chƣa có quy định về biện pháp xử lý trong trƣờng hợp thiếu sự hợp tác của các cơ quan chuyên môn trong việc định giá tài sản khi Toà án yêu cầu các cơ quan này trong Hội đồng định giá tài sản; chƣa có quy định về biện pháp xử lý trong trƣờng hợp thiếu sự hợp tác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ, quản lý những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự khi đƣợc Toà án yêu cầu thì họ không cung cấp… Tất cả những điều đó đều thiếu một chế tài xử lý, và Toà án cứ phải chạy theo các chủ thể này, thậm trí “loay hoay” để thu thập chứng cứ làm căn cứ giải quyết vụ việc dân

sự. Đây là một nguyên nhân chính tạo ra sự thiếu ổn định của các bản án, quyết định của Toà án.

Ngày 29/3/2011, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (LSĐBSBLTTDS) đã bổ sung và sửa đổi một số quy định về chứng cứ, chứng minh và đặc biệt là các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án, điều này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều hơn những công cụ để có thể giúp ngành Toà án nói chung và các Thẩm phán nói riêng trong việc giải quyết vụ việc dân sự đảm bảo đúng thời hạn tố tụng và chính xác về mặt nội dung vụ việc. Qua hoạt động của Toà án trong việc thu thập chứng cứ sẽ trợ giúp đƣơng sự đƣợc nhiều hơn trong quá trình tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm trong TTDS là những hoạt động tố tụng dân sự do Thẩm phán, các thành viên của Hội đồng xét xử tiến hành, có quan hệ hữu cơ với nhau của quá trình chứng minh trong TTDS nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự. Việc pháp luật quy định các biện pháp thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm trong BLTTDS có ý nghĩa to lớn đối với Toà án trong việc có đƣợc những chứng cứ trong TTDS giải quyết vụ việc dân sự cụ thể, đảm bảo cơ sở và căn cứ pháp lý của bản án, quyết định của Toà án; đối với đƣơng sự thì có đƣợc sự trợ giúp quan trọng của Toà án trong việc phát hiện và thu thập đƣợc những chứng cứ phục vụ việc chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời thể hiện chức năng xã hội của Toà án.

Cơ sở của việc pháp luật TTDS quy định về thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Toà án xuất phát từ chức năng bảo vệ công lý của Tòa án, đồng thời cũng xuất phát từ điều kiện thực tế của nƣớc ta khi trình độ dân trí còn chƣa cao, đƣơng sự không thể thực hiện tốt quyền nghĩa vụ chứng minh của mình thì việc quy định Toà án trong những trƣờng hợp nhất định tiến hành thu thập chứng cứ là một quy định phù hợp với thực tế TTDS.

Pháp luật TTDS đã quy định về thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm ngay từ năm 1945 đến nay. Khi BLTTDS đƣợc ban hành và đặc biệt là khi LSĐBSBLTTDS đƣợc ban hành thì các quy định về thu thập, nghiên cứu và thu thập chứng cứ càng đƣợc hoàn thiện. Đối với việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, trƣớc khi BLTTDS đƣợc ban hành còn đƣợc pháp luật quy định chƣa đầy đủ, cụ thể và mờ nhạt. Tuy nhiên, từ khi BLTTDS đƣợc ban hành việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ đƣợc quy định đầy đủ, cụ thể hơn và càng đƣợc hoàn thiện hơn khi LSĐBSBLTTDS đƣợc ban hành năm 2011.

Chương 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 31 - 34)