Những hạn chế, tồn tại, vƣớng mắc và nguyên nhân của những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 66 - 81)

3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại, vƣớng mắc và nguyên nhân của những

những hạn chế, tồn tại, vƣớng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

3.1.2.1. Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

Mặc dù các Tòa án nhân dân hàng năm đã giải quyết đã đƣợc số lƣợng lớn các vụ việc dân sự. Nhƣng phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao chất lƣợng xét xử mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của ngành Tòa án trong công cuộc cải cách tƣ pháp. Vì trong thời gian qua số lƣợng các bản án dân sự có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị còn tƣơng đối lớn; nhiều vụ án phải xử đi xử lại nhiều lần; kéo dài nhiều năm chƣa chấm dứt, gây bức xúc cho các đƣơng sự, làm giảm uy tín của ngành TAND, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là những vi phạm trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án (không tiến hành thu thập chứng cứ, tiến hành không đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định…), việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ còn chủ quan phiến diện, điều này cần nghiêm túc xem xét và có giải pháp.

Theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC về công tác xét xử các vụ việc dân sự của Tòa án đã cho thấy rõ những hạn chế và tồn tại của Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ vào giải quyết vụ việc dân sự.

Trong báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2010 có thống kê:

Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan là 1,47% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%); bị sửa là 2% (do nguyên nhân chủ quan là 1,5% và do nguyên nhân khách quan là 0,5%). So với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết

định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,05%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,41%. Đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng này: Các sai sót thƣờng gặp dẫn đến việc các bản án, quyết định về dân sự bị hủy, sửa là do Tòa án xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp; xác định không đúng tƣ cách hoặc thiếu ngƣời tham gia tố tụng; áp dụng không đúng pháp luật; sai sót trong việc tính lãi suất; đánh giá chứng cứ còn phiến diện nên quyết định giải quyết vụ án không đúng [27, tr.3].

Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2011 thống kê;

Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,9% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,5%), So với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1% [30]

và nguyên nhân của tình trạng trên:

Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chƣa giảm mạnh; một số trƣờng hợp, việc của Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm còn thiếu căn cứ thuyết phục; một số Tòa án địa phƣơng còn để xẩy ra tình trạng chậm đƣa ra xét xử đối với những vụ án dân sự đã có quyết định giảm đốc thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp luật để xét xử lại. Sau đây là một số khuyết điểm, thiếu sót cụ thể… Xác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ; áp dụng không đúng các quy định của pháp luật nội dung về đƣờng lối giải quyết [30, tr.15].

Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2012 có thống kê:

chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,7% (do nguyên nhân chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,4%, nguyên nhân của tình trạng trên: Việc đánh giá chứng cứ trong một số trƣờng hợp thiếu khách quan, toàn diện. Xác định không đúng quan hệ pháp luật có tranh chấp. Trong việc giải quyết việc tranh chấp về quyền sử dụng đất, có Thẩm phán cho rằng cây lâu năm, giếng nƣớc, sân gạch, nhà tạm chỉ là giá trị nhỏ (so với giá trị quyền sử dụng đất), nên đã bỏ qua không xem xét trong quá trình giải quyết vụ án. Sai sót trong việc trƣng cầu giám định khi giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Một số Tòa án còn sai sót trong việc chƣa thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ để tìm địa chí của bị đơn đã mở phiên Tòa xét xử vắng mặt bị đơn [31, tr.4].

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

Trƣớc thực trạng trên thì việc nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, tồn tại và vƣớng mắc đố là một việc làm cần thiết, để góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật về thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong TTDS của Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Qua nghiên cứu cho thấy, sở dĩ có những tồn tại hạn chế đó là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Trườ ng hợp do lỗi chủ quan của Thẩm phán khi giải quyết vụ án:

Thẩm phán không tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ bất động sản để Thẩm định lại lời khai của đƣơng sự mà vẫn tiến hành giải quyết vụ án dẫn tới

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi giải quyết tranh chấp đất đai, nhất là trƣờng hợp các bên yêu cầu phân chia bằng hiện vật, nếu Thẩm phán chỉ nhìn trên sơ đồ, bản vẽ do đƣơng sự cung cấp mà không xuống xem xét, thẩm đỉnh tại chỗ để dẫn đến sai sót khi quyết định. Rất nhiều vụ án đã phải kháng nghị chỉ vì phân chia hiện vật không phù hợp với thực tế, có vụ đã chia đôi cả bàn thờ hoặc trên đất có cây, trong ao có cá, có công trình kiến trúc nhƣng do không xuống xem xét thẩm định hoặc xem xét thẩm định không kĩ nên thẩm phán, Hội đồng xét xử không biết dẫn tới không đề cập trong bản án, quyết định.

+ Vụ việc thứ nhất:

Trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế giữa ông Bùi Văn Binh và bà Bùi Thị Bính, di sản thừa kế mà ngƣời chết để lại gồm có một thƣ̉a đất thổ cƣ diện tích là 534m2, một thửa đất ao liền kề diên tích là 765m2

đều tại Tiểu khu 4, Thị trấn Lƣơng sơn , huyện Lƣơng sơn , tỉnh Hòa bình . Trên đất không có nhà nhƣng có một vƣờn cây ăn quả, trong ao có nuôi cá. Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán thảnh lập Hội đồng định giá tài sản để định giá và Thẩm phán đã xem xét, thẩm định tại chỗ đối với di sản thừa kế cần chia. Tuy nhiên khi tiến hành làm việc thì Hội đồng định giá chỉ định giá đối với đất thổ và đất ao, Tòa án cũng chỉ xem xét thẩm định đối với diện tích, kích thƣớc, vị trí 2 thửa đất mà không định giá đối với cây cối và cá trong ao. Do vậy, trong bản án số 04/2010/DS-ST ngày 15/9/2010, Hội đồng xét xử cũng chỉ tuyên chia tài sản là quyền sử dụng đất, đối với các tài sản khác là cây ăn quả và cá dƣới ao thì bản án lại không hề nhắc đến, không chia cho ai và cũng không giao cho ai quản lý. Đây lả một thiếu sót mà các vụ án tranh chấp tài sản là bất động sản hay gặp phải, lỗi là do trong quá trình thu thập chứng cứ Tòa án đã chƣa xem xét, thẩm định một cách thận trọng, kỹ càng, dẫn tới hậu quả đáng tiếc là bản án bị hủy, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

+ Vụ việc thứ hai.

Tháng 6/2009 Tòa án nhân dân huyê ̣n Lƣơng sơn giải quyết việc hôn nhân gia đình giữa chị Nguyễn Thị Thƣơng và anh Bùi Ngo ̣c Lâm . Tòa án đã mở phiên họp giải quyết công nhận cho chị Thƣơng và anh Lâm thuận tình ly hôn và thỏa thuận về việc nuôi con, cấp dƣỡng nuôi con. Về vấn đề tài sản Tòa án cũng công nhận theo sự thỏa thuận theo bày của anh chị là vợ chồng tự phân chia tài sản là nhà và đất theo hƣớng chia đôi nhà, đất (có văn bản thỏa thuận đã đƣợc công chứng và sơ đồ kèm theo). Tuy nhiên, khi quyết định có hiệu lực pháp luật và đƣợc thi hành án thì Tòa án nhận đƣợc đơn khởi kiện của gia đình bà Bùi Thị Thanh là hộ có đất liền kề yêu cầu chị Thƣơng và anh Lâm dỡ bỏ phần tƣờng bao xây lên đất của mình, trong khi đó quyết định giải quyết việc dân sự số 22 ngày 29/6/2009 của Tòa án nhân dân huyê ̣n Lƣơng sơn đã công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự theo hƣớng giao cho chị Thƣơng sở hữu diện tích đất trong đó có cả phần đất đang có tranh chấp với bà Thanh.

Trong trƣờng hợp này, nếu Tòa án tiến hành xem xét, thẩm đi ̣nh tại chỗ và đƣa bà Thanh vào tham gia tố tụng thì sẽ không để xảy ra sự việc đáng tiếc này.

- Quy định về trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ.

Theo khoản 2 Điều 85 BLTTDS, Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ và đƣơng sự có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Nhƣng thế nào là trƣờng hợp "đương sự

không thể tự mình thu thập được chứng cứ"? pháp luật TTDS chƣa có một văn bản hƣớng dẫn cụ thể nào nên có nhiều trƣờng hợp đƣơng sự ỷ lại, cho rằng có khó khăn về việc thu thập, hay thậm chí họ chƣa tiến hành thu thập, nhƣng rồi vẫn làm đơn yêu cầu Tòa làm giúp, đã có Tòa án làm ngay công việc thu thập chứng cứ hộ đƣơng sự. Trong những trƣờng hợp này pháp luật

dành quyền cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự theo quy định của BLTTDS đã phần nào mất ý nghĩa. Cũng từ vấn đề này, một câu hỏi đặt ra nếu đƣơng sự viết trong đơn đề nghị yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ với lý do không tự thu thập đƣợc thì trách nhiệm thu thập đã thuộc về Tòa án hay chƣa? Thực tế trƣờng hợp này quyền quyết định là thuộc về Thẩm phán, có Thẩm phán khi nghe đƣơng sự trình bày thì đồng ý thu thập chứng cứ thay cho đƣơng sự, nhƣng Thẩm phán khác lại không đồng ý cũng với lý do đó. Sự không thống nhất này sẽ dẫn tới việc Toà án làm thay cho đƣơng sự. Theo chúng tôi đƣơng sự phải chứng minh một cách rõ ràng họ đã làm hết sức mình nhƣng do khó khăn và khách quan nên họ không thu thập đƣợc, thì khi đó trách nhiệm thu thập mới chuyển sang cho Toà án.

- Về thờ i điểm thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án:

Trong các quy định của BLTTDS và các văn bản hƣớng dẫn hiện nay không có quy định về giới hạn thời điểm Tòa án đƣợc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc nên trong thực tiễn còn có những ý kiến khác nhau. Chẳng hạn nhƣ sau khi đã có quyết định đƣa vụ án ra xét xử thì thẩm phán có đƣợc áp dụng những biện pháp thu thập chứng cứ nhƣ đối chất, định giá, xem xét thẩm định… hay không? Có ý kiến cho rằng khi đã có quyết định đƣa vụ án ra xét xử thì mọi hoạt động tố tụng tiếp theo phải do Hội đồng xét xử quyết định, Thẩm phán không có quyền tự mình thu thập chứng cứ. Tuy nhiên ý kiến khác cho rằng vi ệc thu thập chứng cứ của Tòa án không bị giới hạn bởi giai đoạn xét xử. Chính từ sự nhận thức khác nhau trong khi quy định pháp luâ ̣t chƣa rõ ràng nên gây khó khăn trong giải quyết vu ̣ viê ̣c dân sƣ̣.

- Về tính hợp pháp của chứng cứ đã được Tòa án thu thập trong trường hợp Thẩm phán bị thay đổi hoặc từ chối tiến hành tố tụng.

tiến hành tố tụng trong vụ việc dân sự nhƣng bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trƣớc khi bị thay đổi thẩm phán đã lập hồ sơ thu thập chứng cứ, khi Thẩm phán bị thay đổi thì những chứng cứ do họ thu thập có đƣợc sử dụng để tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó không? Trong tình huống này có nhƣ̃ng quan điểm khác nhau dẫn đến viê ̣c áp du ̣ng pháp luâ ̣t khác nhau giƣ̃a Tòa án các cấp , có trƣờng hợp bản án sơ thẩm bi ̣ hủy vì cấp phúc thẩm cho rằng chƣ́ng cƣ́ quan tro ̣ng trong vu ̣ án đƣợc thu thâ ̣p có vi pha ̣m tố tu ̣ng vì sƣ̉ du ̣ng chƣ́ng cƣ́ do Thẩm phán đã bi ̣ thay đổi thu thâ ̣p.

- Quy định về biện pháp định giá tài sản Điều 92 BLTTDS.

Biện pháp thu thập chứng cứ định giá tài sản hiện nay đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP- BTC ngày 28/03/2014 “Hƣớng dẫn thi hành điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS về “định giá tài sản thẩm định giá tài sản” tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vƣớng mắc. Cụ thể:

Thứ nhất, điều kiện áp dụng biện pháp định giá tài sản theo quy định tại

điều 92 BLTTDS, nếu trong trƣờng hợp mà không có căn cứ để cho rằng “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà Nƣớc” thì Thẩm phán không có quyền chủ động áp dụng biện pháp định giá tài sản. Tuy nhiên, đối với những vụ việc dân sự để giải quyết đƣợc bắt buộc phải xác định đƣợc giá nhƣng các bên đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau về giá nhƣng không có yêu cầu Tòa án tiến hành định giá tài sản. Việc không xác định tài sản sẽ không có căn cứ để giải quyết việc tranh chấp tài sản. Điều 17 Thông tƣ liên tịch 02/2014 nói trên đã hƣớng dẫn trƣờng hợp các bên đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc giá tài sản và cũng không yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì Tòa

án yêu cầu các bên đƣa ra giá của tài sản, nếu các bên đƣa ra giá tài sản thống nhất thì Tòa án lấy mức giá này, nếu không thống nhất thì lấy mức giá trung bình cộng của giá các đƣơng sự đƣa ra. Trƣờng hợp đƣơng sự không đƣa ra giá và cùng có hành vi cản trở định giá tài sản hoặc không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá thì Tòa án căn cứ vào hồ so vụ việc giải quyết theo thủ tục chung. Vấn đề đặt ra là giải quyết theo thủ tục chung là nhƣ thế nào, nếu nhƣ vụ việc cần thiết phải có giá trị tài sản làm căn cứ mới giải quyết đƣợc vụ án? Chẳng hạn nhƣ vụ án tuyên hợp đồng chuyển quyền về nhà đất vô hiệu thì bắt buộc phải định giá đƣợc nhà đất tại các thời điểm để làm căn cứ giải quyết…?

Thứ hai, trong thực tế áp dụng biện pháp định giá tài sản đối với nhà

đất các Tòa án vẫn áp dụng theo hƣớng dẫn tại Công văn số 92/2000/KHXX ngày 21/07/2000 của TANDTC hƣớng dẫn việc xác định giá quyền sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm 03 (Trang 66 - 81)