Những điều kiện thuận lợi:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 31 - 33)

Một là: Nền kinh tế đang phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao:

Đây là một yếu tố rất quan trọng cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã không ngừng đạt được các thành tự to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong hơn mười năm qua luôn từ 7 đến 10%. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới [18].

Mặc dù nằm trong khu vực trung tâm của cơn bão khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng Việt nam đã có những chính sách tài chính tiền tệ hợp lý, giảm thiểu sự tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, tránh được sự thiệt hại cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Sự tăng trưởng ổn định, với tốc độ cao sẽ là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của các hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư vào thị trường chứng khốn.

Hai là: Tình hình chính trị ổn định, trật tự an ninh được đảm bảo:

Trong vịng 03 năm vừa qua, tình hình trật tự an ninh trên thế giới có rất nhiều bất ổn. Hàng loạt các vụ khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh nổ ra gây thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản cho người dân tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn đảm bảo được an ninh, trật tự và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia có độ an tồn về an ninh, trật tự

nhất trên thế giới. Người nước ngồi đến Việt Nam du lịch, cơng tác hay đầu tư ln được đảm bảo về tính mạng, sức khoẻ, tài sản.

Thực tiễn các hoạt động đầu tư, luân chuyển các nguồn vốn quốc tế đã cho thấy, tại các khu vực hay quốc gia càng bất ổn về trật tự xã hội thì mức độ rủi ro cho các nhà đầu tư càng cao và do đó các nhà đầu tư hạn chế hoặc khơng đưa vốn vào khu vực, quốc gia đó.

Ba là: Nhà nước có chính sách ưu đãi và cam kết bảo hộ cho các nhà đầu

tư:

Nếu trong những thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, mới chỉ có một số các nước trong khu vực Châu á thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi và đã rất thành công trong việc thu hút một lượng vốn bên ngồi cho phát triển kinh tế, thì đến thập niên 80, hầu hết các nước khác cũng đã thấy được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng mạnh mẽ.

Đối với Việt Nam, năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tạo cơ sở và đánh dấu một bước thay đổi cơ bản trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Việt Nam ln xác định và cam kết rõ ràng bảo hộ tất cả các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam dưới các hình thức đầu tư hợp pháp khác nhau. Đồng thời cũng đã khơng ngừng có các chính sách, ban hành các quy định pháp luật kịp thời ưu đãi, tạo thế cạnh tranh tốt hơn. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đưa các nguồn vốn vào đầu tư tại Việt Nam, trong đó có đầu tư tại thị trường chứng khoán.

Bốn là: Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới, đầy

tiềm năng phát triển:

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trong điều kiện sự nghiệp Đổi mới, với sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang nền

kinh tế thị trường được thực hiện mới hơn 10 năm. So với các nước xung quanh thì, đến nay Việt Nam mới có thị trường chứng khốn là muộn. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước cao, an ninh đảm bảo và với sự tiếp nhận kinh nghiệm từ các thị trường chứng khoán các nước, thị trường chứng khốn Việt Nam có cơ hội và triển vọng phát triển cao. Mặt khác, do thị trường chứng khốn vẫn cịn là mới mẻ với các nhà đầu tư trong nước, nên mức độ cạnh tranh trong đầu tư các loại chứng khoán trên thị trường chưa cao. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường (chủ yếu trước mắt là mua các loại chứng khoán vào) với chiến lược đầu tư dài hạn thì khả năng thu lợi khi thị trường đi vào ổn định là rất lớn.

Thực tiễn thị trường chứng khoán các nước, điển hình là thị trường chứng khốn Trung Quốc cho thấy (thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng là một thị trường ra đời muộn, kết quả của thực hiện chương trình Cải cách và Mở cửa năm 1979), trong hơn 10 năm, giá các loại chứng khoán ở thị trường đã tăng lên nhiều lần (có loại chứng khốn đã tăng tới hàng trăm lần) so với ngày thị trường mới ra đời. Hơn nữa, trong 03 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua, trong khi các nhà đầu tư trong nước còn do dự đầu tư hoặc vốn đầu tư hạn chế thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn mua vào nhiều loại chứng khoán với số lượng lớn mà chưa bán ra để đợi thời cơ .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 31 - 33)