Những khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 33 - 35)

chứng khoán Việt Nam

Một là: Nền tảng kinh tế thấp kém:

Một thị trường chứng khoán khi bước vào tiến trình hội nhập, muốn thu hút được vốn của các nhà đầu tư nước ngồi thì u cầu cần có một nền tảng kinh tế nội tại vĩ mô cũng như vi mô phát triển ổn định và bền vững. Điều này tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bởi khả năng thu lợi cao và hạn chế được những rủi ro trong quá trình đầu tư .

Mặt khác, sự ổn định và bền vững của nội tại nền kinh tế sẽ giúp cho các cơ quan quản lý chứng khốn, các doanh nghiệp có được sự hậu thuẫn để đối phó với những rủi ro, những biến động có thể phát sinh trong q trình tiếp nhận các nguồn vốn nước ngoài . Nền tảng kinh tế thấp kém là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khơng kiểm sốt những luồng vốn ra vào thị trường chứng khoán, dễ dẫn đến khủng hoảng.

Nền tảng kinh tế thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hạn chế, thương hiệu mờ nhạt … là những cản trở lớn trong thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài bởi lợi nhuận thu được từ đầu tư không khả quan, trong khi rủi ro lại lớn.

Hai là: Chất lượng hàng hoá- chứng khoán giao dịch chưa đủ hấp dẫn:

Sự kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi cịn được bộc lộ qua khối lượng hàng hoá - chứng khoán lưu chuyển trên thị trường cịn ít ỏi. Các cơng ty cổ phần là lực lượng cung cấp hàng hố chủ yếu cho thị trường chứng khốn thì rất ít cơng ty đáp ứng đủ các điều kiện để phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường, hơn nữa thương hiệu của các doanh nghiệp Việt nam nói chung cịn ít được các nhà đầu tư nước ngoài biết đến, thậm chí ngay trong khu vực. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được thực hiện qua 10 năm, với gần 1.000 công ty được cổ phần hoá (trong tổng số 5.600 DNNN) [18] nhưng số lượng công ty được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung - tính tới tháng 2/2004 mới có 23 cơng ty cổ phần với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là hơn 1000 tỷ đồng [16].

Mặt khác, hệ thống các định chế trung gian như các công ty chứng

khốn, cơng ty quản lý quỹ, các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ mới được ra đời và triển khai hoạt động trong vòng 03 năm qua nên còn thiếu khả năng và kinh nghiệm. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt

động kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán, chưa đáp ứng được với các giao dịch hiện đại của hệ thống giao dịch ngân hàng, chứng khoán, các định chế tài chính trên thế giới. Tất cả sự yếu kém đó đã tạo nên những cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư, làm ăn trên thị trường chứng khoán Việt nam.

Ba là: Các hạn chế về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thị trường:

Các giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đó là các cơng nghệ và kỹ thuật áp dụng cho các phương tiện báo giá, thơng tin giao dịch, thanh tốn, bảo quản chứng khoán … Những hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật có thể gây những khó khăn ban đầu cho việc phát triển thị trường, đồng thời sự lạc hậu đó làm cho thị trường chứng khốn Việt Nam kém tính hấp dẫn, khơng thu hút được sự chú ý của cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 33 - 35)