Tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 46 - 47)

Các nước đã có một thị trường chứng khoán lâu năm, ổn định như Thái lan, Hàn quốc, Indonexia, Malayxia đã quy định cho phép nhà đầu tư nước ngồi qua thị trường chứng khốn được mua cổ phiếu mỗi loại tối đa từ 40- 49% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành. Trong khi đó, Đài Loan, Trung quốc là những nước thận trọng hơn khi chỉ giới hạn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua 25% cổ phiếu của một công ty phát hành, song không phải cho tất cả các loại cổ phiếu, có nhiều loại cổ phiếu không cho bán cho người nước ngoài [ tr 305, 52].

Trong quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng chính phủ quy định về tỷ lệ của bên nước ngoài than gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam thì: các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một Quỹ đầu tư chứng khốn, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%.

Với quy định nêu trên, trong quá trình thực hiện đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, cơng ty chứng khốn, các tổ chức phát hành, bởi tại Quyết định số 145 /1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài lại cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua tổng giá trị cổ phần tối đa đến 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Sự không đồng nhất trong các quy định về tỷ lệ nắm giữ cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như quy định tỷ lệ đó cịn hạn chế, nên sau khi thị trường

chứng khoán đi vào hoạt động, yêu cầu sửa đổi các Quyết định 145 /1999/QĐ- TTg và Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg là cần thiết.

Ngày 11/3/2003, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 36/2003/QĐ- TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thay thế Quyết định 145 /1999/QĐ-TTg và ngày 17/7/2003 ký Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam thay thế Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg. Theo các quyết định mới đó thì tổ chức, cá nhân nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp, cũng như khi mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành. Đồng thời, tổ chức, cá nhân nước ngồi được nắm giữ khơng giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam .

Việc quy định tỷ lệ nắm giữ mỗi loại cổ phiếu trong các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngồi nêu trên, căn cứ vào tình hình hiện tại của Việt Nam là hợp lý, bởi nội lực của nền kinh tế Việt Nam cịn thấp, các định chế tài chính trung gian non yếu, kinh nghiệm quản lý và kiểm soát các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán chưa nhiều. Mặt khác, với tỷ lệ này Việt Nam có khả năng tránh được những tác động lớn đối với nền kinh tế trước những cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và quốc tế tương tự cuộc khủng hoảng năm 1997 mà nhiều quốc gia đã phải trả giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 46 - 47)