Mơi giới chứng khốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 52 - 54)

Theo quy định tại điểm 11, điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khốn thì mơi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí. Nghiệp vụ mơi giới của cơng ty chứng khoán là đặc biệt quan trọng bởi giúp cho các giao dịch mua bán chứng khốn giữa ngươì cần bán và người cần mua được thực hiện. Như vậy, cơng ty chứng khốn đại

diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khốn mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.

Thơng qua hoạt động mơi giới, cơng ty chứng khốn sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán. Hoạt động mơi giới chứng khốn địi hỏi người mơi giới phải linh hoạt và đạt được các kỹ năng cơ bản như kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng khai thác thông tin…

Theo quy định tại khoản 3, điều 66 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thì vốn pháp định cho loại hình mơi giới là 3 tỷ đồng.

b, Tự doanh:

Tự doanh chứng khoán là việc cơng ty chứng khốn mua và bán chứng khốn cho chính mình ( điểm 12, điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán). Hoạt động tự doanh của cơng ty chứng khốn được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc trên thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính cơng ty chứng khốn thơng qua việc mua, bán chứng khoán với khách hàng.

Do pháp luật cho phép cơng ty chứng khốn có thể thực hiện một hoặc nhiều nghiệp vụ, do vậy, nghiệp vụ tự doanh hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình. Sự song hành đó có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân cơng ty. Để có thể đảm bảo lợi ích của khách hàng, khoản 5, điều 70, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng khốn quy định cơng ty chứng khốn phải có sự tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ tự doanh với môi giới,

quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành; tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty với các hoạt động kinh doanh của cơng ty chứng khốn. Đồng thời, cơng ty chứng khốn phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của cơng ty chứng khốn (khoản 3, điều 70 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ). Việc quy định các nguyên tắc giao dịch nêu trên nhằm tránh trường hợp công ty chứng khoán sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng do cơng ty có khả năng tiếp cận thơng tin và chủ động trên thị trường nên có thể dự đốn trước được diễn biến của thị trường.

Khác với nghiệp vụ mơi giới, cơng ty chứng khốn chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh địi hỏi cơng ty chứng khốn kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Theo quy định tại khoản 3, điều 66 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thì vốn pháp định cho loại hình tự doanh là 12 tỷ đồng. Hoạt động tự doanh chứng khoán của các cơng ty chứng khốn ngồi mục tiêu làm phát sinh lợi nhuận cho cơng ty, cịn nhằm góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá cả thị trường. Trong những trường hợp giá cả thị trường biến động lớn và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khốn, cơng ty chứng khoán sẽ mua vào hoặc bán ra lượng chứng khốn thuộc sở hữu của cơng ty để góp phần bình ổn thị trường.

Mặt khác, để đảm bảo khả năng thực hiện tốt nghiệp vụ tự doanh, hạn chế rủi ro cho cơng ty chứng khốn, pháp luật đã quy định một số giới hạn đối với công ty trong việc sử dụng vốn để mua sắm tài sản và đầu tư chứng khoán ( Điều 23, Quy chế về tổ chức và hoạt động của cơng ty chứng khốn , ban hành theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN và k 19, điều 1 Quyết định số 78/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế trên.)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật kinh tế 6 01 05 (Trang 52 - 54)