Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định về tội tha mô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 71 - 86)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định về tội tha mô tài sản

Thứ nhất: Tội tham ô tài sản có hai khách thể là hoạt động đúng đắn

áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay vẫn còn có những quan điểm cho rằng tội tham ô tài sản chỉ xâm phạm đến một khách thể: hoặc là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền đối với tài sản hoặc là quan hệ sở hữu tài sản. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất phạm vi khách thể của tội tham ô tài sản, trong đó quy định: Tội tham ô tài sản xâm phạm đến hai khách thể, đó là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền đối với tài sản và quan hệ sở hữu tài sản.

Mặt khác, về khái niệm “Cơ quan” như quy định tại Điều 277 BLHS 1999 có cách hiểu và tiêu chí xác định khái niệm còn rất nhiều sự khác nhau. Một số ý kiến cho rằng mặc dù khái niệm “cơ quan” trong BLHS 1999 có bớt đi hai chữ “nhà nước” nhưng về bản chất thì không khác nghĩa là khi nói đến cơ quan là một tổ chức thì phải hiểu đó chỉ là cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, không chỉ quan niệm “cơ quan” trong Điều 277 BLHS 1999 chỉ có nghĩa là cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ quan nước ngoài, cơ quan quốc tế đóng tại Việt Nam cũng là chủ thể tham gia một số quan hệ pháp luật của Việt Nam như quyền sở hữu tài sản tại Việt Nam của các cơ quan này được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Vì thế các cơ quan này cũng thuộc khái niệm được quy định tại Điều 277 BLHS 1999. Chính vì những quan niệm khác nhau này, cần có văn bản hướng dẫn rõ “Cơ quan” quy định tại Điều 277 BLHS 1999 được hiểu là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan tư pháp, các đơn vị lực lượng vũ trang và các cơ quan của một số thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các bộ phận có tính chất hành chính, điều hành trong các doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời khái niệm “Tổ chức” quy định tại Điều 277 BLHS 1999 cần phải được hiểu là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ

chức kinh tế có vốn Nhà nước và tham gia điều hành (quy định rõ tỷ lệ vốn góp hoặc cổ phần của Nhà nước chiếm bao nhiêu phần trăm trở lên là khách thể của tội tham ô tài sản). Có thể ban hành văn bản hướng dẫn dựa trên hướng dẫn của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao như sau:

- Đối với các doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước thì không có tội Tham ô mặc dù người phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, mà tùy trường hợp cụ thể xét xử về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Trộm cắp tài sản.

- Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì cũng không có tội Tham ô tài sản. Chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vốn trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó; đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội Tham ô thì ở đó mới có tội Tham ô tài sản.

Thứ hai, cần hướng dẫn thống nhất cụ thể chủ thể của tội tham ô tài sản

là người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức kinh tế có vốn Nhà nước (tỷ lệ vốn góp hoặc cổ phần của Nhà nước chiếm 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó). Quy định như trên sẽ khắc phục được tình trạng định tội danh sai trong các trường hợp chủ thể phạm tội là người làm việc trong các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty có tỷ lệ vốn góp hoặc cổ phần của Nhà nước dưới 50%, các công ty không có vốn góp của Nhà nước…

Thứ ba: Không nên quy định các đặc điểm xấu về nhân thân của người

phạm tội “đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm” và “đã bị kết án

tội của tội tham ô tài sản trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng, như tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 278 BLHS 1999.

Theo tôi các dấu hiệu được quy định là dấu hiệu định tội phải là những dấu hiệu có tính chất đặc trưng, điển hình cho một tội phạm cụ thể và cho phép phân biệt được giữa tội phạm này với tội phạm khác cũng như với trường hợp không phải là tội phạm và dấu hiệu định tội được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. Cấu thành tội phạm cơ bản vừa đòi hỏi tính khái quát cao, vừa đòi hỏi phải rõ ràng, phản ánh được những nội dung biểu hiện về cấu trúc với tính chất đặc trưng của một loại tội và đủ cho phép phân biệt loại tội này với loại tội khác nhưng cũng đủ cho phép phân biệt với trường hợp chưa phải là tội phạm. Các đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là những tình tiết có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội và không có ý nghĩa trong việc quyết định một hành vi là có tội hay không có tội. Mặt khác, nhân thân xấu không làm tăng hay giảm hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Do đó, các đặc điểm xấu về nhân thân thường được quy định là dấu hiệu tăng năng trách nhiệm hình sự hay định khung tăng nặng hình phạt. Do đó, việc sử dụng dấu hiệu đặc điểm xấu về nhân thân làm dấu hiệu định tội là không khoa học.

Mặt khác nhà làm luật còn đánh đồng hai trường hợp có mức độ nguy hiểm khác nhau và đưa vào cùng một khung hình phạt – khung hình phạt cơ bản. Xét theo mức độ thì “đã bị xử lý kỉ luật” là dấu hiệu có mức độ nguy

hiểm thấp hơn dấu hiệu “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A

Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Dấu hiệu “đã bị xử lý kỉ luật” có tính chất như một tiền sự còn dấu hiệu“đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” có tính chất như dấu hiệu “tái phạm”, “tái phạm nguy hiểm” (nhưng

cao hơn. Những phân tích trên cho thấy không nên sử dụng đặc điểm xấu về nhân thân“đã bị xử lý kỉ luật” và “đã bị kết án về một trong các tội quy định

tại Mục A Chương này mà còn vi phạm” làm dấu hiệu định tội đối với tội

tham ô tài sản.

Thứ tư: Các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” là những dấu hiệu mang tính định tính, cần thiết

phải được hướng dẫn để nhận thức và áp dụng đúng đắn các dấu hiệu này. Để tránh việc nhận thức không đúng và dẫn đến việc áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, không thông nhất, đề nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”. “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” trong quy định tại các Khoản 1,

Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 278 BLHS 1999.

Thứ năm: Trước tình hình tội tham ô tài sản ở nước ta hiện nay vẫn

diễn ra hết sức phức tạp về số vụ án, số bị can, quy mô và giá trị tài sản chiếm đoạt ngày càng tăng. Đồng thời chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng. Nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả. Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng. Vì vậy, theo tôi vẫn tiếp tục quy định hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản.

Thứ sáu: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 278 BLHS 1999 thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tuy nhiên,

giá tiêu dùng hàng năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Mức lương tối thiểu từ năm 2009 cũng đã tăng từ 650.000 đồng/tháng và hiện nay là 1.900.000 đồng/tháng. Do đó, cần phải nới rộng mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng để tác động mạnh hơn nữa tới ý thức của người phạm tội. Mặt khác, phạt tiền tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Các mức phạt tiền cao thấp khác nhau cũng có khả năng tác động ý thức khác nhau. Tham ô tài sản là loại tội phạm chức vụ mang tính chất chiếm đoạt, người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi phạm tội họ nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện vì mục đích tư lợi, vì lợi ích của bản thân, bất chấp hậu quả xảy ra. Trong tội tham ô tài sản, tiền là lợi ích vật chất mà người phạm tội mong muốn đạt được. Tăng mức phạt tiền là đánh vào lợi ích của người phạm tội, thông qua đó đạt được mục đích của hình phạt. Bên cạnh đó, các nhà làm luật còn quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được lựa chọn. Vì vậy, nhà làm luật cũng nên quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc đối với tội tham ô tài sản, không nên quy định là hình phạt bổ sung mang tính lựa chọn như hiện nay. Tôi đề xuất người phạm tội tham ô tài sản phải bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng.

Thứ bảy: Như đã phân tích ở mục 3.1 hiện nay vẫn có nhiều cách áp

dụng khác nhau về áp dụng tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Tôi kiến nghị phải có văn bản hướng dẫn quy định rõ trong trường hợp tài sản bị tội tham ô tài sản chiếm đoạt là tài sản của Nhà nước thì phải áp dụng tình tiết này còn trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt không phải là tài sản của Nhà nước mà của các tổ chức khác thì không áp dụng tình tiết này. Bên cạnh đó, căn cứ vào những lúng túng và sai sót của Tòa án các cấp còn tồn tại trong thực tiễn xét

xử các vụ án về Tội tham ô tài sản, đối với việc các bị cáo phạm Tội tham ô tài sản nộp lại số tiền đã chiếm đoạt, tuy được coi là tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS; nhưng tình tiết giảm nhẹ này chỉ có ý nghĩa đối với hậu quả xâm hại khách thể là quan hệ sở hữu, trong khi hành vi tham ô tài sản còn xâm hại đến khách thể quan trọng hơn đó là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Do đó, tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 chỉ có ý nghĩa với mức độ nhất định đối với người phạm tội tham ô tài sản và cần phải phân biệt với các trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... nộp lại số tiền đã chiếm đoạt để từ đó Tòa án có quyết định mức hình phạt tương ứng

Chính vì vậy, cần phải có văn bản cụ thể hướng dẫn thống nhất việc áp dụng tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999 và tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS.

Thứ tám: Để thể hiện kiến nghị không tiếp tục quy định đặc điểm xấu

về nhân thân của người phạm tội là dấu hiệu định tội, kiến nghị quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc đối với tội tham ô tài sản đã nêu và để đảm bảo tính logic và chặt chẽ trong quy định về tội tham ô tài sản, theo tôi nên sửa đổi quy định tại Điều 278 BLHS năm 1999 như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng

b) Tài sản có giá trị dưới năm triệu đồng nhưng gây ra một hậu quả nghiêm trọng;

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [37, Điều 278].

Kết luận chƣơng 3

Thực tiễn áp dụng quy định về tội tham ô tài sản trong thời gian qua cho thấy vẫn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này chủ yếu là do hạn chế của quy định và nhận thức không đúng, không thống nhất về một số dấu hiệu của tội tham ô tài sản. Trên cơ sở này cần thiết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS hiện hành về tội tham ô tài sản thông qua biện pháp hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng quy định về tội tham ô tài sản. Chính vì vậy tôi đã đưa ra những kiến nghị giải quyết vấn đề trên như sau:

Hướng dẫn chi tiết về chủ thể của tội tham ô tài sản phải là người có “chức vụ, quyền hạn” và không tiếp tục quy định đặc điểm xấu về nhân thân

“đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm” và “đã bị kết án tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu định tội đối với tội tham ô tài sản.

Để tránh những cách hiểu và nhận thức không đúng về khách thể của tội tham ô tài sản cần phải hướng dẫn thống nhất phạm vi khách thể của tội tham ô tài sản với nội dung: Tội tham ô tài sản xâm phạm đến hai khách thể,

đó là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền đối với tài sản và quan hệ sở hữu tài sản. Đồng thời, cũng cần được hướng dẫn rõ: “Cơ quan” quy định tại Điều 277 BLHS được hiểu là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan tư pháp, các đơn vị lực lượng vũ trang và các cơ quan của một số thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các bộ phận có tính chất hành chính, điều hành trong các doanh nghiệp nhà nước. “Tổ chức” quy định tại Điều 277 BLHS được hiểu là tổ chức chính trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)