Khách thể của tội tha mô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 43)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội tha mô tài sản

2.1.1. Khách thể của tội tha mô tài sản

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm có vị trí đặc biệt. Đối với tội tham ô tài sản, do có sự chuyển đổi từ nhóm các tội xâm phạm sở hữu XHCN sang nhóm các tội phạm về chức vụ nên hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khách thể của tội phạm này.

Ý kiến thứ nhất cho rằng: Tội tham ô tài sản là tội phạm thuộc nhóm tội

tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Quan niệm như trên có điểm chưa hợp lý, bởi tham ô tài sản là hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý” [37, tr.278]; Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm

phạm đến các quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; Hành vi chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Vì vậy, quan hệ sở hữu phải là một trong những khách thể của tội tham ô tài sản.

Ý kiến thứ hai cho rằng: Khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản là

quan hệ sở hữu, nhưng không chỉ là quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa mà còn có thể là quan hệ sở hữu của các thành phần kinh tế khác, còn khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức [44, tr.10]. Quan điểm này có sự

nhầm lẫn giữa khách thể trực tiếp của tội phạm và khách thể loại của tội phạm. Bởi vì, khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại còn khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm [50]. Tuy nhiên, quan điểm trên không phủ nhận việc xác định khách thể trực tiếp của tội tham ô là quan hệ sở hữu tài sản và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức không không chỉ là khách thể trực tiếp của tội tham ô mà còn là khách thể trực tiếp của một nhóm tội nên được xác định là khách thể loại của nhóm tội phạm này nhóm các tội phạm về chức vụ.

Ý kiến thứ ba cho rằng: Khách thể trực tiếp của tội tham ô phải là hoạt

động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Đây là dấu hiệu về khách thể mà Điều 278 BLHS năm 1999 về tội tham ô tài sản đòi hỏi.

Tội tham ô tài sản được quy định khá sớm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Tại BLHS 1985, tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 133, chương IV các tội xâm phạm về sở hữu. Đến BLHS 1999, tội phạm này đã được sắp xếp tại chương các tội phạm về chức vụ. Sở dĩ có thể sắp xếp được như vậy vì loại tội phạm này xâm hại đến hai khách thể: quan hệ sở hữu và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Việc xếp tội tham ô tài sản vào chương nào phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật xác định quan hệ xã hội nào có tầm quan trọng hơn, cần pháp luật đặc biệt bảo vệ trong giai đoạn lịch sử cụ thể.

Vậy hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nào có thể là khách thể của tội tham ô tài sản theo đòi hỏi của Điều luật về tội tham ô tài sản trong BLHS năm 1999?

Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức phải chí công, vô tư, không được lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhưng trong cơ quan, tổ chức nào đó có cán bộ đã tham ô, nhận hối lộ, hoặc lấy tiền của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để đưa hối lộ... là đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đó. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không được làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này được thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong từng tội phạm về chức vụ trong chương này.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức chúng ta có thể phân cơ quan, tổ chức thành hai nhóm:

Một là: Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, xã hội

bao gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị (Đảng), các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Hai là: Các tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế.

Theo quy định của pháp luật thì khách thể của tội tham ô có thể là Doanh nghiệp Nhà nước, theo Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó “Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ" [38]. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước có 5 loại hình: Công ty nhà nước; Công ty cổ phần nhà nước; Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên; Công ty TNHH nhà nước 2 thành viên trở lên; doanh nghiệp có cổ phần, vốn

góp chi phối của nhà nước. Trong đó, 4 loại hình doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên, Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Riêng loại hình doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là các công ty TNHH, công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp này. Trong những doanh nghiệp Nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý thì cấu thành tội tham ô tài sản. Vậy những người có chức vụ, quyền hạn (người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý ở những doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên...) mà Nhà nước sở hữu 50% vốn điều lệ trở xuống thì phạm tội gì? Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng cấu thành tội Tham ô tài sản.

- Quan điểm thứ hai cho rằng cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể.

- Quan điểm thứ ba cho rằng: đối với các doanh nghiệp có sở hữu chung hỗn hợp không phụ thuộc vào phần tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hay thấp, nếu những người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu chung hỗn hợp, trong đó có phần tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý thì cấu thành tội phạm về tham nhũng đối với phần tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với phần tài sản thuộc các hình thức sở hữu khác tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể của người phạm tội. Việc xác định cấu thành tội phạm như trên sẽ chính xác, khoa học, đúng với khách thể bị xâm hại, bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng pháp luật.

Mặc dù BLHS năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000, nhưng những vướng mắc khi xác định tội danh Tham ô tài sản trong các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/03/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn xét xử tội Tham ô tài sản, nhưng chỉ hướng dẫn các mức hình phạt áp dụng cho khoản 4 Điều 278 BLHS năm 1999. Từ ý kiến khác nhau về tội Tham ô tài sản như đã nêu trên, để bảo đảm tính thống nhất cho việc xác định tội danh Tham ô tài sản khi xét xử, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có quan điểm hướng dẫn như sau:

- Đối với các doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước thì không có tội Tham ô mặc dù người phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, mà tùy trường hợp cụ thể xét xử về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Trộm cắp tài sản.

- Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì cũng không có tội Tham ô tài sản. (Chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vốn trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó); đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội Tham ô thì ở đó mới có tội Tham ô tài sản [57].

Tôi đồng tình với quan điểm hướng dẫn của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao đối với loại hình doanh nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp này. Khi đó, người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý thì cấu thành tội Tham ô tài sản, điều này phù hợp với quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005:

“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”, bởi vì là doanh nghiệp Nhà nước nên hành vi chiếm đoạt tài sản này cấu thành tội Tham ô tài sản là hợp lý.

Mặt khác, trong văn bản số 156/C16 (P2) ngày 09/6/2006 về việc trả lời Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo về việc định tội danh với hành vi một số cá nhân làm việc trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp khác không có vốn của Nhà nước có cấu thành tội “tham ô tài sản” hay không? Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có quan điểm như sau:

Đối với các hành vi của cá nhân làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn (100% vốn tư nhân), các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp khác không có vốn của Nhà nước, đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao quản lý thì khách thể bị xâm hại không phải là quyền sở hữu Nhà nước và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Nhà nước. Do đó xác định không phải là tội tham ô tài sản [6].

Như vậy, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bao gồm hoạt động của: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị- xã hội; tổ chức chính trị, xã hội-nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp có vốn của Nhà nƣớc. Bởi lẽ, chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn được giao thực hiện một “công vụ” nhất định. Mà người có chức vụ, quyền hạn lại là người đại diện cho cơ quan, tổ chức, thực hiện công việc cơ quan, tổ chức giao cho. Do đó, cơ quan, tổ chức có chức năng hoạt động “công vụ” thì hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức là khách thể của tội tham ô tài sản. Vậy, thế nào là “công vụ”? Cơ quan tổ chức nào có chức năng hoạt động “công vụ”? PGS.TS Phạm Hồng Thái cho rằng: “Công vụ” là hoạt

động “phục vụ lợi ích công, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng” [46, tr.36]. Ở nước ta, hoạt động do các cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều tổ chức xã hội khác thực hiện thực chất đều là hoạt động “công vụ”. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp thực chất cũng là hoạt động công vụ, vì hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước là nhằm thực hiện những chính sách kinh tế lớn của Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ - cơ quan thi hành quyền lực Nhà nước - với tôn chỉ: do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua hoạt động kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước cũng hướng đến mục đích phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng. Còn với doanh nghiệp có vốn của Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước chiếm dưới 100% vốn hoặc cổ phần), tuy không có nhiệm vụ thực hiện các chính sách kinh tế, nhưng đây là nguồn để tăng dự trữ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ các lợi ích chung. Do đó, hoạt động “công vụ” cũng là một trong các nhiệm vụ của doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Như vậy, khách thể của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của

cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và Doanh nghiệp Nhà nước.

Vấn đề đặt ra tiếp theo là sở hữu của cơ quan, tổ chức nào có thể bị tội tham ô tài sản xâm hại theo đòi hỏi của điều luật về tội phạm này trong BLHS năm 1999? Sở hữu của các cơ quan, tổ chức nêu trên cũng là khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản? Trả lời cho câu hỏi này có ý kiến cho rằng:

“Khách thể của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, vì nó trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu” [23, tr.41].

Việc xác định quan hệ sở hữu nào là khách thể của tội tham ô tài sản có mối quan hệ mật thiết với việc xác định đối tượng tác động của tội tham ô tài sản. Phạm vi đối tượng bị chiếm đoạt thuộc loại nào thì phạm vi quan hệ sở hữu thuộc hình thức sở hữu tương ứng đó.

Đối tƣợng của tội tham ô tài sản: Theo Điều 278 BLHS 1999 thì đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản với đặc điểm: tài sản thuộc quyền quản lý hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn. Tính hợp pháp được thể hiện ở chỗ quyền năng quản lý đó được quy định trong pháp luật hoặc điều lệ của cơ quan, tổ chức. Người có trách nhiệm quản lý tài sản và lợi dụng trách nhiệm đó để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thì sẽ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS 1999) còn người không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ cấu thành những tội phạm về chức vụ khác như: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS 1999), Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS 1999), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS 1999),…

Tài sản là đối tượng của tội tham ô tài sản bao gồm:

- Tài sản thuộc “công sản”, kinh phí hoạt động và các tài sản khác được giao cho các Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)