Hình phạt chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 53 - 59)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

2.2. Hình phạt đối với tội tha mô tài sản

2.2.1. Hình phạt chính

Theo Điều 278 BLHS 1999, tội tham ô tài sản có bốn khung hình phạt: khung hình phạt cơ bản quy định tại Khoản 1 Điều 278 và ba khung hình phạt tăng nặng quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 278 BLHS.

Về khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản được quy định tại Khoản 1 Điều 278 BLHS có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Về khung hình phạt tăng nặng

Tội tham ô tài sản có ba khung hình phạt tăng nặng

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định tại Khoản 2 Điều

278 có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội thỏa mãn một trong các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng sau: Có tổ chức, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, Dùng thủ đoạn nguy hiểm, Phạm tội nhiều lần, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

* Có tổ chức.

sản có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. Sự cấu kết chặt chẽ được thể hiện thông qua sự liên kết về mặt chủ quan, và sự phân hóa vai trò cụ thể về mặt khách quan giữa những người đồng phạm. Vì vậy, sự cấu kết chặt chẽ tạo ra điều kiện cho người phạm tội chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội, đồng thời củng cố quyết tâm của người phạm tội.

Trong những năm gần đây, tham ô tài sản có tổ chức với quy lớn thường được tổ chức rất chặt chẽ và kèm theo hành vi tham ô tài sản là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ.

* Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

Dùng thủ đoạn xảo quyệt là trường hợp khi thực hiện hành vi tham ô

tài sản người phạm tội có những mánh khóe, cách thức gian dối, làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng. Ví dụ như: Thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hoá chất rất khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo hiện trường giả như phá khóa cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp giật, bị trộm cắp... để che giấu hành vi tham ô của mình…

Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là

trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chứa đựng khả năng gây thiệt hại lớn cho các lợi ích hợp pháp, như gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người, thiệt hại về tài sản… Ví dụ như: Thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; người bảo vệ hồ cá dùng hoá chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để bắt cá chết nổi gây ô nhiễm nguồn nước sạch gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người…

* Phạm tội nhiều lần

Phạm tội tham ô tài sản nhiều lần là phạm tội tham ô tài sản từ hai lần trở lên và mỗi lần tham ô tài sản đều đã cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước với lần phạm tội sau. Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội nhiều lần nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị phát hiện và xử lý.

* Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

Đây là trường hợp người phạm tội tham ô tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản là căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội.

* Gây hậu quả nghiêm trọng khác

Theo quy định của Điều 278 Khoản 2 có thể hiểu hậu quả nghiêm trọng được thể hiện ở giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Hậu quả nghiêm trọng khác được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tại điểm đ khoản 2 Điều 278 phải được hiểu là hậu quả nghiêm trọng ngoài hậu quả nghiêm trọng về tài sản bị chiếm đoạt nêu trên. Hậu quả khác này cũng phải được đòi hỏi có tính chất nghiêm trọng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của hậu quả về tài sản bị chiếm đoạt.

Hậu quả nghiêm trọng và hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại trực tiếp do chính hành vi phạm tội cũng như thủ đoạn thực hiện tội phạm gây ra thì ngoài giá trị tài sản bị chiếm còn có hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại gián tiếp do công việc thực hiện tội phạm gây ra như: do tham ô tài sản nên gây ra sự

nghi ngờ nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc có thể là hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình đốn hoặc bị cản trở, hoạt động tác nghiệp của tổ chức xã hội không thực hiện được hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này, phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là nghiêm trọng chưa.Ví dụ: như chiếm đoạt tiền chi phí phòng chống bão lụt dẫn đến không thực hiện đúng kế hoạch phòng chống bão lụt nên bị thiệt hại về tài sản, có giá trị là năm mươi triệu đồng.

Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại Khoản 3 Điều 278 có mức

phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

* Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

* Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác

Trường hợp phạm tội này hậu quả khác do hành vi tham ô gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khung tăng nặng thứ ba được quy định tại Khoản 4 Điều 278 có mức

phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung hình phạt này áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: Chiếm đoạt tài sản có giá trị 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

* Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

* Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác

Trường hợp phạm tội này hậu quả khác do hành vi tham ô gây ra là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến việc quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản khi thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của khoản 4 Điều 278 BLHS năm 1999 đã có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nên loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội

tham ô tài sản. Tác giả lập luận rằng: Cùng với việc triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Nhà nước ta đã và đang có nhiều biện pháp, hình thức khác nhau để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng nói chung, hành vi tham ô nói riêng. Mặt khác, theo quy định tại Điều 278 BLHS, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm

chức vụ… Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang nỗ lực giảm thiểu, loại bỏ hình phạt tử hình và hạn chế việc áp dụng hình phạt này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam – với nỗ lực hòa mình vào cộng đồng thế giới, đã và đang thực hiện chính sách giảm số tội phạm bị quy định áp dụng hình phạt tử hình và hạn chế việc áp dụng loại hình phạt tử hình. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ đạo

“Xây dựng Đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và nghiên cứu hạn chế án tử hình trong BLHS” [4]; tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 tiếp tục khẳng định “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [5].

Vì vậy, không cần thiết quy định hình phạt tử hình, mà chỉ cần quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân đối với tội phạm nêu trên [1, tr.18-19].

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Trong tình hình hiện nay, khi tệ nạn

tham nhũng đang là quốc nạn, đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, phức tạp; đấu tranh phòng chống tham nhũng được xác định là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, là nhiệm vụ của toàn dân. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế; chưa có vụ án tham nhũng nào đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được giải quyết triệt để; trong khi đó có một số vụ việc về tham nhũng được khởi tố, dự đoán với tính chất vô cùng nghiêm trọng nhưng sau đó bị đình chỉ phần lớn đã gây ra dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Việc hủy bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô vào thời điểm hiện nay có thể bị đánh giá là pháp luật đang nới lỏng với đối tượng tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính sách phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần duy trì hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này [26, tr.17-18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)