Hình phạt bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 59 - 62)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

2.2. Hình phạt đối với tội tha mô tài sản

2.2.2. Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 278 BLHS 1999 thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trong thực tế, những người phạm tội tham ô tài sản bị cấm đảm nhiệm chức vụ là những chức vụ có liên quan đến quản lý tài sản. Việc cấm này loại bỏ điều kiện phạm tội lại của người bị kết án trong thời gian nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt chính.

Kết luận chƣơng 2

Tội tham ô tài sản trong BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Nhà làm luật đã thể chế hoá được tư tưởng, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trên các nguyên tắc hiến định về sự bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các hình thức sở hữu khi xây dựng điều luật về tội tham ô tài sản. Thể hiện rõ nhất đó là khách thể của tội tham ô tài sản không chỉ là quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa mà còn là các quan hệ sở hữu khác.

Về khách thể của tội tham ô tài sản, BLHS quy định khách thể của tội tham ô tài sản là các quan hệ sở hữu tài sản bao gồm các hình thức sở hữu và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Những ý kiến cho rằng tội tham ô tài sản chỉ có một khách thể là quan hệ sở hữu tài sản hoặc là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức đều chưa phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham ô tài sản. Mặt khác, có ý kiến lại cho rằng khách thể của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước như là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, vẫn còn có những quan điểm khác nhau về việc có hay

không tội tham ô tài sản ở những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Về chủ thể của tội tham ô tài sản: ngoài những dấu hiệu chung của chủ thể tội phạm thì chủ thể của tội tham ô tài sản còn phải có một điều kiện là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Qua nghiên cứu cho thấy người có chức vụ quyền hạn luôn luôn tồn tại trong các cơ quan, tổ chức. Song người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội tham ô tài sản lại do BLHS quy định. Theo BLHS năm 1999 quy định người có chức vụ quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn khi thực hiện công vụ đó. Do người có chức vụ quyền hạn là chủ thể của tội tham ô tài sản gắn liền với yếu tố công vụ nên chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản. Còn những người hoạt động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản. Ngoài ra, BLHS còn có một hạn chế chưa khoa học như dùng đặc điểm xấu về nhân thân để định tội.

Về mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý như quy định trong BLHS hiện hành là phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật hình sự còn quy định các dấu hiệu hậu quả còn mang tính trừu tượng, định tính và có tính chất đánh giá như quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả

nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”;

Về mặt chủ quan tội tham ô tài sản do người có chức vụ quyền hạn thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, động cơ phạm tội là tư lợi, mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản.

Những người phạm tội tham ô tài sản thì ngoài hình phạt chính còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)