Thời kỳ từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 35)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

1.2. Lịch sử quy định về tội tha mô tài sản trong luật hình sự

1.2.2. Thời kỳ từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đến nay

Cùng với sự phát triển của đất nước và của khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985. Trong Bộ luật này, tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 133, Chương IV: Phần các tội xâm phạm sở hữu XHCN với tên gọi: Tội tham ô tài sản XHCN. Như vậy tội tham ô tài sản XHCN được quy định là một tội danh trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu XHCN. Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội tham ô tài sản XHCN vẫn được tiếp tục đánh giá chủ yếu ở sự gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu XHCN. Quy định này là sự kế thừa các văn bản pháp luật hình sự trước đó và được hoàn thiện hơn để phục vụ đấu tranh có hiệu quả chống tội tham ô tài sản trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước. Những điểm mới nổi bật đáng lưu ý là Điều 133 BLHS năm 1985 quy định cụ thể dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý trực tiếp tài sản và phạm vi đối tượng tác động của tội tham ô là tài sản XHCN mà người phạm tội có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Khoản 1 Điều 133 BLHS 1985 quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ

nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm” [34, tr.133]. Nếu theo quy định tại pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần có hành vi chiếm đoạt tài sản XHCN không phân biệt tài sản XHCN đó do ai trực tiếp quản lý hay có trách nhiệm quản lý, thì trong BLHS 1985, phạm vi chiếm đoạt đã thu hẹp vì những hành vi nào chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa do người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý thì mới phạm tội tham ô tài

sản. Ngay cả việc họ chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, nhưng trách nhiệm đó không phải là trực tiếp thì hành vi này không phải là hành vi phạm tội tham ô tài sản, mà tùy thuộc cách thức thực hiện tội phạm (lén lút, công khai…) họ phạm các tội khác như: trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN… Việc quy định như trên đã phản ánh đúng hơn bản chất của loại tội phạm này, chính vì vậy sau hơn 10 năm áp dụng, Điều 133 nói riêng và BLHS 1985 nói chung đã phát huy tác dụng, tích cực góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Năm 1997, tội tham ô tài sản XHCN đã được sửa đổi theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS ngày 10 tháng 5 năm 1997 như sau:

Điều 133. Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 05 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có sự thông đồng với người khác; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Tài sản có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; c) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [36, tr.1].

Theo luật này, tội tham ô tài sản XHCN có những điểm mới đáng chú ý, đó là:

- Bỏ từ “trực tiếp” trước từ “quản lý” trong khoản 1, theo đó phạm vi chủ thể của tội phạm mở rộng hơn theo các quy định pháp luật trước đó về tội tham ô tài sản. Vì trước đây chủ thể của tội tham ô tài sản là người có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản nay bao gồm người có trách nhiệm quản lý tài sản.

- Dấu hiệu định tội của tội phạm này đã được quy định rõ, thể hiện ở việc nhà làm luật đã định lượng tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm cơ bản để phân biệt tội phạm này với các hành vi tham ô không bị coi là tội phạm.

- BLHS phân hóa rõ hơn trách nhiệm hình sự của người phạm tội qua việc bổ sung thêm các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và bổ sung thêm một khung hình phạt (4 khung) so với trước chỉ có 3 khung hình phạt.

vừa thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu XHCN nói chung và tội tham ô tài sản XHCN nói riêng.

BLHS năm 1985 ra đời và phát triển trong giai đoạn có ý nghĩa rất đặc biệt, chứng kiến những thay đổi có tính chất lịch sử, cách mạng của xã hội ta. Ra đời vào năm 1985, đó là năm cuối cùng của thời kỳ quá độ do Đại hội Đảng lần thứ IV vạch định cho giai đoạn cả nước sau ngày thống nhất cùng đi lên CNXH. Đến năm 1986, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ VI, mở ra cả một thời kỳ phát triển mới của đất nước: thời kỳ mở cửa và xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi này là khó khăn, thách thức lớn cho việc thi hành BLHS năm 1985, vì xét theo tính chất, nội dung, Bộ luật đó đã thể chế hóa chính sách pháp luật hình sự trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với chế độ hành chính, bao cấp. Chính vì vậy, với khoảng thời gian 15 năm, từ năm 1985 đến năm 1999, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung bốn lần, trong đó tội tham ô tài sản được sửa đổi một lần năm 1997. Những sửa đổi, bổ sung này là đáp ứng những yêu cầu có tính cấp thiết, thời sự trước tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng trong điều kiện xã hội ta đang có sự chuyển đổi cơ chế, nhưng nó vẫn mang tính bộ phận, chưa phù hợp với sự chuyển mình mạnh mẽ, không ngừng của toàn xã hội.

Trước thực trạng “tệ tham nhũng, hối lội, ăn chi phung phí tài sản của

nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài… gây tác hại rất lớn, làm tổn hại đến thanh danh của Đảng” và “tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước bị suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”, [17, tr.5] đòi hỏi một sự kiện toàn Bộ máy Nhà nước để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, Đảng viên, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp

luật làm căn cứ pháp lý hữu hiệu cho việc xử lý người phạm tội tham ô tài sản. BLHS 1999 ra đời trong bối cảnh như vậy nên nội dung Bộ luật có nhiều thay đổi so với BLHS 1985, trong đó có tội tham ô tài sản. Trước hết là tội danh, BLHS 1999 quy định tội danh “Tội tham ô tài sản” thay cho tội danh “Tội tham ô tài sản XHCN” trong BLHS năm 1985. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần là thay đổi câu chữ mà phản ánh sự thay đổi nhận thức và đánh giá về bản chất của tội tham ô tài sản. Không chỉ tài sản XHCN mới là đối tượng của tội tham ô tài sản mà tài sản của cơ quan, tổ chức khác không phải là tài sản XHCN cũng là đối tượng của tội phạm này. Khách thể của tội phạm không chỉ là quan hệ sở hữu mà khách thể quan trọng hơn, thể hiện đúng bản chất của tội phạm hơn là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Chủ thể của tội phạm vẫn là những người có chức vụ, quyền hạn nhưng khái niệm chức vụ, quyền hạn đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Chính vì vậy, tội tham ô tài sản không còn nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu XHCN mà trở thành một tội thuộc nhóm “Các tội phạm về tham nhũng” trong Chương XXI: “Các tội phạm về chức vụ”.

Bên cạnh những thay đổi trên, dấu hiệu định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu định tội tại khoản 1 điều luật cũng thay đổi theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội. Nếu Khoản 1 Điều 133 BLHS 1985 quy định tham ô tài sản có giá trị từ 5.000.000 đồng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Khoản 1 Điều 278 BLHS 1999 quy định tham ô tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, Điều 278 BLHS năm 1999 còn quy định tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành

vi này mà còn vi phạm” (tức hành vi tham ô tài sản) thay cho tình tiết “vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm đã được quy định và

quy định mới tình tiết “đã bị kết án về một trong các tội tại Mục A chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

Các dấu hiệu định khung hình phạt được tiếp tục quy định nhưng với nhiều sự sửa đổi, bổ sung như sau:

- Thêm từ “khác” đối với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bởi ngoài những tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đã được quy định trong điều luật còn có các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác mà nhà làm luật không thể liệt kê hết vào điều luật như gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; tại các điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3,4 Điều 278 BLHS 1999.

- Bỏ tình tiết “có sự thông đồng với người khác” quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS 1985 và tình tiết “có tổ chức” quy định ở Khoản 3 Điều

133 BLHS 1985 nay được các nhà làm luật quy định tại Khoản 2 Điều 278 BLHS 1999. “Có sự thông đồng với người khác” chỉ là trường hợp giữa những người đồng phạm có sự thỏa thuận ngầm với nhau về việc phạm tội, tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình tiết này chưa đến mức phải tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Còn quan niệm về phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm tham ô có sự câu kết chặt chẽ của những người đồng phạm. Sự cấu kết chặt chẽ tạo điều kiện cho người phạm tội chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội, củng cố quyết tâm của những người phạm tội. Phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, phạm tội nhiều lần gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Vì vậy, tình tiết “có tổ chức” cần phải được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Điều 133 BLHS 1985 quy định tình tiết “tài sản có giá trị…” đã gây

ra nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản ở đây là tài sản bị chiếm đoạt hay tài sản gì? Vì vậy Điều 278 BLHS 1999 đã thêm từ “chiếm đoạt” vào

phía trước. Dấu hiệu định lượng tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu định khung hình phạt tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 133 BLHS 1985 (nay là Khoản 2, Khoản 3 Điều 278 BLHS 1999) cũng có sự thay đổi theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội, thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng của Nhà nước (“từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu

đồng” được thay bằng “từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”; “từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng” được thay

bằng “từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”);

- Bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 điều

này” quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 133 BLHS 1985

(đã được sửa đổi bổ sung). Theo quy định tại Điều 133 BLHS 1985 thì người phạm tội có nhiều tính tiết tăng nặng quy định trong cùng một khung hình phạt thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn được quy định tại khung hình phạt nặng hơn liền kề. Tuy nhiên, các khung hình phạt tăng nặng được quy định tại Điều 278 BLHS 1999 nói riêng đã có sự phân hóa rõ ràng trách nhiệm hình sự dù người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại khung hình phạt nhẹ hơn liền kề thì họ cũng không phải chịu mức hình phạt đã được quy định tại khung hình phạt nặng hơn liền kề;

- Hình phạt bổ sung đối với tội tham ô tài sản được quy định ngay trong Điều 278 BLHS 1999 thay vì quy định trong một điều luật khác (Điều 142) như BLHS 1985.

BLHS 1999 đã được thay đổi một cách cơ bản, toàn diện so với BLHS 1985 nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế của BLHS 1985, đồng thời, thể chế hóa chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là một bước phát triển trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Là một tội trong BLHS 1999, tội tham ô tài sản cũng có những thay

đổi đáng kể. Những phát triển của quy định pháp luật về tội tham ô tài sản là tiền đề bảo đảm hiệu quả phòng ngừa và chống tội tham ô tài sản, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức đúng đắn tội phạm này và áp dụng quy định về tội tham ô tài sản một cách thống nhất.

Xã hội không ngừng phát triển đòi hỏi pháp luật cũng luôn luôn phải thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Kể từ ngày 01/01/2010, Luật này có hiệu lực, trong đó dấu hiệu định lượng giá trị tài sản là dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản đã thay đổi: từ năm trăm ngàn đồng lên hai triệu đồng... Sự thay đổi trên là dựa trên tình hình phát triển đất nước và tình hình biến động giá cả trong thời gian qua.

Kết luận chƣơng 1

Thế giới khách quan luôn vận động và phát triển không ngừng, khái niệm tội tham ô tài sản là hình ảnh phản ánh hiện thực khách quan nên cùng vận động và phát triển theo. Ở Việt Nam, với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự nói riêng tội tham ô tài sản được sửa đổi bổ sung nhiều để đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm của Nhà nước ta qua từng thời kỳ cách mạng. Bất kỳ giai đoạn nào nhà nước ta quy định tội tham ô đều có chung một mục đích là xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)