Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 62 - 71)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về

VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội tham ô tài sản tội tham ô tài sản

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tội tham ô tài sản bị phát hiện và đưa ra truy tố, xét xử trên toàn quốc từ năm 2004 đến năm 2014 chiếm phần lớn trong các tội phạm về tham nhũng, luôn trên 50%, đỉnh điểm là năm 2004 chiếm 92,66% so với tổng số vụ và 83,9% so với tổng người phạm tội tham nhũng. Số vụ và số người bị đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 như sau:

Bảng 3.1: Số vụ và số ngƣời bị đƣa ra xét xử về tội tham ô tài sản trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014

Năm Số vụ phạm tội tham ô tài sản

Số người phạm tội tham ô tài sản 2004 168 261 2005 175 320 2006 256 496 2007 237 585 2008 193 363 2009 133 266 2010 122 232 2011 110 210 2012 116 218 2013 107 207 2014 112 213 Tổng 1729 3371

Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy từ năm 2004-2014 số vụ phạm tội tham ô tài sản bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong cả nước có 1729 vụ với 3371 bị cáo. Như vậy, trung bình hàng năm cả nước có 157,2 vụ tham ô tài sản với 306,5 bị cáo bị đưa ra xét xử. Ở Việt Nam hiện nay, tội tham ô tài sản liên quan đến nhiều người ở nhiều vị trí khác nhau trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thậm chí, đối tượng phạm tội tham ô tài sản là những quan chức, công chức có vị trí cấp cao trong bộ máy Nhà nước, một số những người phạm tội là các cán bộ, Đảng viên lâu năm. Ví dụ: vụ Tamexco, vụ Mường Tè, vụ tham ô dự án cầu bãi Cháy, vụ nước khoáng Kim Bôi, vụ tham ô xảy ra ở cầu Sông Hàn-Đà Nẵng, Vụ án tham ô tại công ty Vifon, Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng NN-PTNT hay gần đây nhất là vụ án Dương Chí Dũng…

Trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để xử lý các hành vi phạm tội tham ô tài sản trong giai đoạn nêu trên cũng gặp không ít hạn chế, vướng mắc. Chính những hạn chế, vướng mắc trong quá trình xử lý các hành vi phạm tội dẫn đến tình trạng xử lý tội phạm còn chưa nghiêm minh, chưa công bằng, chưa thống nhất. Một số hạn chế, vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng quy định về tội tham ô tài sản như sau:

Thứ nhất, thực tiễn áp dụng dấu hiệu về khách thể của tội tham ô tài sản

Theo quy định của Điều 278 BLHS tội tham ô tài sản không chỉ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn mà còn xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tổ. Theo đó, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định tội danh trong trường hợp “chiếm

nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì không có tội Tham ô tài sản” [57]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp Tòa án do áp dụng

không đúng quy định về khách thể của tội tham ô tài sản dẫn đến việc xác định tội danh sai. Số vụ án xác định sai về khách thể thường chiếm 0,5% tổng số án về tội tham ô tài sản.

Công ty TNHH Phú Thái được sáng lập bởi ba thành viên: bà Vũ Thị D là Chủ tịch hội đồng quản trị, anh Phạm Đình Đ (con rể bà D) là Phó giám đốc và ông Phạm Đình C (thông gia với bà D) là Giám đốc. Ngày 14/4/2003, bà D giao cho Vũ Lê H mang tiền đi nộp cho Ngân hàng thương mại, H đã chiếm đoạt 500.000.000 đồng đến chiều cùng ngày H tiếp tục được bà D giao đến siêu thị Fivimart thanh toán tiền hàng, H đã dùng thủ đoạn gian dối sửa chữa hóa đơn chứng từ chiếm đoạt 61.108.700 đồng và chiếm đoạt của một đơn vị khác 100.000.000 đồng nữa; tổng số tiền mà Hoa đã chiếm đoạt là 711.371.000 đồng. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng Khoản 4, Khoản 5 Điều 278 BLHS xử phạt Vũ Lê H 15 năm tù. Do bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt, bản án phúc thẩm số 705 ngày 05/5/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sửa án sơ thẩm về tội danh và hình phạt; áp dụng Khoản 4 Điều 140 BLHS xử phạt bị cáo Vũ Lê H 11 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với nhận định “Công ty TNHH Phú Thái là Công ty tư nhân, Vũ Lê H không có chức vụ, việc làm của Vũ Lê H không phải là trong khi thi hành công vụ. Bởi vậy, hành vi phạm tội của Vũ Lê H không thuộc các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXI BLHS 1999 [19].

Trong trường hợp này, rõ ràng hành vi của H không xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và lại càng không xâm phạm đến sở hữu của cơ quan, tổ chức này. Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội đã xác định sai khách thể xâm phạm của hành vi phạm tội của Vũ Lê H dẫn đến xác định tội danh sai là tội tham ô tài sản mà không phải là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, thực tiễn áp dụng dấu hiệu về chủ thể của tội tham ô tài sản

Thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản nói riêng và các tội có tính chất chiếm đoạt tài sản nói chung còn cho thấy, việc áp dụng sai dấu hiệu về khách thể của tội tham ô tài sản thường liên quan đến việc áp dụng sai dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm này và dẫn đến việc xác định tội danh sai. Số vụ án xác định sai về chủ thể thường chiếm 0,3% tổng số án về tội tham ô tài sản. Hạn chế này thường gặp trong trường hợp xử lý người phạm tội là người làm việc trong các công ty tư nhân, công ty nước ngoài lợi dụng vị trí công tác để chiếm đoạt tài sản của công ty.

Phạm Doãn K là nhân viên chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn gốm Bạch Mã là tập đoàn kinh tế tư nhân của Singapor đầu tư 100% vốn vào Việt Nam theo giấy phép của UBND thành phố Đà Nẵng cấp. Trong khoảng thời gian làm việc tại công ty, Phạm Doãn K được phân công làm nhiệm vụ tiếp thị, bán hàng và thu tiền về nộp vào quỹ chi nhánh; lợi dụng nhiệm vụ được giao Phạm Doãn K đã chiếm đoạt số tiền 89.542.610 đồng không nộp vào quỹ [48].

Cáo trạng số 82/KSĐT ngày 06/11/2003 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã truy tố Phạm Doãn K về tội tham ô tài sản theo Khoản 2 Điều 278 BLHS;

Bản án sơ thẩm số 16/HSST ngày 09/3/2004 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 2 Điều 140 BLHS xử phạt Phạm Doãn K 3 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

nhân dân thành phố Đà Nẵng kháng nghị đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử Phạm Doãn K về tội tham ô tài sản.

Bản án phúc thẩm số 499 ngày 12/7/2004 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng giữ nguyên bản án sơ thẩm

Quan điểm của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm: Công ty trách nhiệm

hữu hạn công nghiệp gốm Bạch Mã thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân là công ty có 100% vốn nước ngoài không thuộc đơn vị cơ quan Nhà nước. Phạm Doãn K là nhân viên hợp đồng của chi nhánh công ty nên không phải là người có chức vụ, quyền hạn. K thực hiện công việc dưới sự điều khiển của Giám đốc công ty đã lợi dụng sự tín nhiệm của Giám đốc công ty giao cho thu tiền rồi bị cáo chiếm đoạt. Vì vậy, án sơ thẩm xét xử bị cáo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phù hợp với tính chất của hành vi mà bị cáo thực hiện.

Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân: Hành vi của bị cáo là lợi dụng

nhiệm vụ của lãnh đạo công ty giao là tiếp thị, bán hàng, thu tiền và nộp quỹ công ty nhưng bị cáo không nộp quỹ mà chiếm đoạt tài sản do bị cáo quản lý. Hành vi của bị cáo chiếm đoạt tài sản trong khi thi hành công việc của tổ chức giao. Như vậy, hành vi của bị cáo Khắc thỏa mãn điều kiện thuộc nhóm tội phạm về chức vụ. Hành vi của bị cáo xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của công ty mà hoạt động của công ty là kinh doanh hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cho phép. Vì vậy, hành vi của bị cáo phạm tội tham ô tài sản.

Tôi nhận thấy Phạm Doãn K không phạm tội tham ô tài sản bởi Phạm Doãn K tuy là người có chức vụ, quyền hạn trong công ty nhưng K không thực hiện “công vụ” như đòi hỏi của dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản tại Điều 278 BLHS. Do đó K không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản. Bên cạnh đó, tài sản bị chiếm đoạt là tài sản thuộc sở hữu của tư nhân,

không thể là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản và hành vi chiếm đoạt tài sản này không xâm phạm đến sở hữu của cơ quan nhà nước mà xâm phạm đến sở hữu của tư nhân. Việc xác định K phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như trong bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và trong bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng nêu trên là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba, thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội tham ô tài sản

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Đây là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mới mà BLHS 1985 không quy định. Chính vì vậy, hiện nay đang có hai quan điểm và cách hiểu khác nhau về việc áp dụng tình tiết tăng nặng này trong việc xử lý tội “tham ô tài sản” được quy định tại Điều 278 BLHS 1999.

Lê Đức T là kế toán trưởng của một công ty thực phẩm 100% vốn Nhà nước, tại thành phố T, tỉnh B. Trong quá trình làm việc tại từ năm 2002 đến năm 2006, Lê Đức T đã 10 lần thực hiện hành vi kê khai chứng từ khống để rút 150 triệu đồng chi tiêu cá nhân. Lê Đức T bị truy tố về tội tham ô tài sản theo điểm c và d khoản 2 Điều 278 BLHS. Trong qúa trình xét xử vụ án trên có 02 ý kiến trái ngược nhau về việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của nhà nước”.

Quan điểm thứ nhất của Viện kiểm sát nhân dân thành phố T cho rằng:

Một người được coi là phạm tội “tham ô tài sản” thì người đó phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định mà người có chức vụ, quyền hạn ở đây phải là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương được giao thực hiện một công vụ nhất

định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Tài sản mà người phạm tội tham ô tài sản phải là tài sản do họ có trách nhiệm quản lý. Vì vậy, đối tượng tác động của tội tham ô tài sản chỉ có thể là tài sản của Nhà nước; tuy điều luật không quy định nhưng chúng ta phải hiểu đây là tình tiết định tội của tội “tham ô tài sản”, cho nên, đã là tình tiết định tội thì không thể coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa của Điều 48 BLHS 1999 nữa. Vì thế, khi xét xử một người về tội “tham ô tài sản” thì trong mọi trường hợp đều không được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” theo Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS đối với họ.

Quan điểm thứ hai của Tòa án nhân dân thành phố T là không đồng ý

với quan điểm thứ nhất vì: Không phải mọi trường hợp phạm tội “tham ô tài sản” theo Điều 278 BLHS 1999 đều bị áp dụng hoặc không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” theo Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Mặt khác, không phải mọi trường hợp phạm tội “tham ô tài sản” theo Điều 278 BLHS 1999 đều xâm phạm đến tài sản của Nhà nước. Theo đó phạm vi tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản phải được hiểu mở rộng, bao gồm tài sản thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung, tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội và tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Như vậy, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước chỉ là một trong những đối tượng tác động của tội tham ô tài sản. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xâm phạm tài sản của Nhà nước” trong trường hợp trên là hoàn toàn có căn cứ. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tòa án nhân dân thành phố T.

mà còn vi phạm” và “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” của tội tham ô tài sản

Đây là một trong những tình tiết định tội được áp dụng trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt thấp hơn mức quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 278 về tội tham ô tài sản. Vướng mắc trong nhận thức và áp dụng dấu hiệu này thường gặp trong trường hợp đồng phạm tham ô tài sản mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng. Về vần đề này, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hiện đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ những người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương XXI BLHS 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm về hành vi tham ô thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô, nếu người đồng phạm nào chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc chưa bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương XXI BLHS 1999 hoặc đã bị kết tội nhưng đã được xóa án tích thì không bị chịu trách nhiệm hình sự. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì BLHS được xây dựng trên nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân xấu của người này không thể áp dụng cho người khác.

Ý kiến thứ hai cho rằng người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) tuy chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản hoặc chưa bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương XXI BLHS 1999 hoặc đã bị kết tội nhưng đã được xóa án tích vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)