Nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 103 - 105)

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng nhƣ công tác tổ chức cán bộ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng xét xử án hình sự nói chung và án về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nói riêng. Vì vậy việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là một yêu cầu cấp bách xuất phát từ thực tiễn xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay.

Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm nhƣ sau:

Trước tiên, thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về Bộ luật hình sự cũng nhƣ các quy định pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu không có tình chiếm đoạt. Việc đào tạo này không chỉ dừng lại ở việc đào tạo về kiến thức pháp lý mà cần đào tạo cả các kiến thức xã hội liên quan đến hoạt động xét xử, kết hợp với việc tổ chức các hội thảo, hội nghị về các chuyên đề xét xử sở thẩm nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ, kỳ năng xét hỏi tại phiên tòa hay kỹ năng xử lý tình huống tại phiên tòa… nhằm trang

bị cho Thẩm phán, Hội thẩm sâu về chuyên môn nghiệm vụ, giỏi về kỹ năng xét xử, chủ động trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ hai, thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết thực tiễn áp dụng về loại tội phạm này, qua đó kiểm nghiệm đƣợc tính hợp lý của các quy định nói trên trong thực tiễn để kịp thời chỉ đạo, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, hạn chế những sai sót, bất cập của các Tòa án. Đồng thời kiến nghị loại bỏ những quy phạm pháp luật không phù hợp, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về loại tội này.

Thứ ba, lãnh đạo, ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần quan tâm, trú trọng công tác giáo dục tƣ tƣởng, quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên về quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, thƣờng xuyên đánh giá, rà soát hoạt động Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân làm cơ sở đánh giá, phân loại Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và coi là một trong các tiêu chí bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán, Hội thẩm khi hết nhiệm kỳ. Đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ yếu kém, có biểu hiện lệnh lạc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quan liêu, hách dịch...

Thứ tư, do số lƣợng các vụ án phải thụ lý và giải quyết ngày càng tăng, trong khi đó số lƣợng biến chế của một số Tòa án ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Vì vậy cần tăng biên chế cán bộ, Thẩm phán đối với các Tòa án còn thiếu biên chế, có chế độ ƣu tiên trong việc bổ nhiệm Thẩm phán tại chỗ cũng nhƣ tuyển dụng biên chế từ nguồn địa phƣơng.

Thứ năm, về công tác Hội thẩm nhân dân, xuất phát từ những quy định về chế định hội thẩm nhân dân còn thiếu thực tế, chất lƣợng xét xử của hội thẩm nhân dân hiện nay còn tồn tại có một số vƣớng mắc nhất định nhƣ hội thẩm nhân dân tham gia xét xử nhƣng chƣa phát huy hết vai trò của mình, không nhận thức đƣợc vai trò, vị trí của mình, đa số các Hội thẩm thiếu kiến thức pháp lý… Vì vậy, cần có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của hội thẩm

khi tham gia phiên tòa; quy định cụ thể về trình độ, năng lực để lựa chọn Hội thẩm nhân dân, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hội thẩm từ lúc tuyển chọn, cho đến khi xét xử nhằm giải quyết tốt vấn đề pháp luật đặt ra là thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền nhau trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ sáu, lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần quan tâm cải thiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc, có chế độ đãi ngộ phù hợp với đội ngũ cán bộ Tòa án nhằm thu hút những ngƣời giỏi về chuyên môn nghiệm vụ vào công tác trong ngành Tòa án cũng nhƣ có chế độ, chính sách tiền lƣơng, khen thƣởng phù hợp với lao động trí tuệ của đội ngũ Thẩm phán, Thƣ ký và Hội thẩm nhân dân để họ yên tâm công tác, công hiến sức lực và trí tuệ cho ngành Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)