THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 67 - 71)

PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh của Đảng và Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội ngày càng phát triển và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tê. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đó là các tệ nạn xã hội và tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tội phạm hình sự nói riêng luôn có xu hƣớng gia tăng về số lƣợng, tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế - chính trị - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hƣởng tới truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm xấu đi hình ảnh của thành phố Hà Nội – Thủ đô của nƣớc ta.

Tính chất, mức độ hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra ngày càng phổ biến. Đối tƣợng phạm tội chủ yếu xảy ra ở tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Hành vi phạm tội

côn đồ, hung hãn, trắng trợn, coi thƣờng tính mạng con ngƣời, xem thƣờng kỷ cƣơng, trật tự xã hội và sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm nhƣ dao, lê, côn, gậy, súng, vật nổ, kìm cộng lực, búa,... để gây án. Hậu quả do tội phạm gây ra không những để lại sự thƣơng đau, mất mát cho nhiều gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sự ám ảnh trong tâm trí ngƣời dân. Điều này đƣợc minh họa thông qua bảng thống kê dƣới đây:

Bảng 2.1. Tổng kết tình hình xét xử các loại án của ngành Tòa án nhân dân

thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012

Năm Xét xử Vụ Bị cáo 2007 5.913 6.502 2008 7.163 12.350 2009 8.164 13.747 2010 7.500 13.062 2011 8.509 15.318 2012 9.538 17.884 Tổng 46.787 78.863

Nguồn: Văn phòng tổng hợp - TAND Thành phố Hà Nội

Nhìn vào bảng thống kê số liệu xét xử và biểu đồ trên, có thể thấy, tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012, có xu hƣớng gia tăng: năm 2008 số vụ án xét xử sơ thẩm tăng 1.250 vụ - 5.848 bị cáo (tăng 21,1% tƣơng đƣơng với 7.163 vụ) so với năm 2007. Năm 2009, số lƣợng vụ án tiếp tục tăng 1.001 vụ - 1.397 bị cáo (tăng 14%) so với cũng kỳ năm 2009. Nhƣng đến năm 2010 số vụ án xét xử sơ thẩm giảm 664 vụ - 685 bị cáo so với năm 2009. Nguyên nhân của lƣợng án hình sự của năm 2010 giảm đảng kể so với cùng kỳ năm trƣớc là do công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đƣợc triển khai, đẩy mạng trên địa bàn thủ đô cũng nhƣ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc quan tâm đúng mức nên bƣớc đầu có triển biến tốt, hạn chế và đẩy lùi sự gia tăng của tình hình tội

phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, năm 2011 số lƣợng vụ án lại tăng 1.009 vụ - 2.256 bị cáo (tăng 13,5% tƣơng đƣơng với 8.509 vụ) so với năm 2010 và đến năm 2012, tình hình tội phạm tiếp tục tăng 1029 vụ - 4654 bị cáo so với năm 2011.

Nguyên nhân của tình hình tội phạm tăng nhanh ở thủ đô Hà Nội là do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nƣớc, là thành phố đông dân cƣ thứ hai của cả nƣớc với các tầng lớp dân cƣ có trình độ học vấn, ý thức pháp luật, khác nhau từ khắp các vùng miền đổ về để học tập, sinh sống và làm việc, đồng thời sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống; khoảng cách giàu nghèo lớn, số ngƣời thất nghiệp cao, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa phẩm đồi trụy phát triển lan rộng đến các vùng nông thôn sâu, làm suy thoái đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên nông thôn cũng là nguyên nhân nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội và tình hình tội phạm gia tăng.

Song song với sự gia tăng của tình hình tội phạm nói chung thì tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu cũng có diễn biến khá phức tạm, tốc độ tăng, giảm không ổn định. Đặc biệt số lƣợng vụ án về nhóm tội phạm mày diễn luôn nằm trong bốn nhóm tội chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ án đƣợc thụ lý giải quyết giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Bảng 2.2. Số liệu xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012

Năm Vụ Xét xử Bị cáo 2007 1.948 3.332 2008 2.697 3.963 2009 2.068 3.237 2010 2.250 3.590 2011 2.302 3.565 2012 2.541 4.013 Tổng 13.806 21.700

Theo số liệu trên cho thấy trong 6 năm (năm 2008 – 2012), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đƣa ra xét xử 13.806 vụ với 21.700 bị cáo về tội phạm xâm phạm sở hữu chiếm 29,5% trong tổng số án hình sự nói chung, trung bình mỗi năm đƣa ra xét xử 2.761 vụ với 4.340 bị cáo. Xem xét số liệu cụ thể của từng năm về loại tội này nhìn chung các năm có sự ra tăng nhƣng không nhiều, riêng năm 2008 tăng lên đáng kể với 38,4% (749 vụ) so với năm 2007. Nhƣng đến năm 2009, số lƣợng án giảm 629 vụ so với cùng kỳ năm 2008. Đến năm 2010 thì số lƣợng án lại tăng 182 vụ - 353 bị cáo. Năm 2011, số lƣơng án tiếp tục tăng so với năm 2010 là 52 vụ và đến năm 2012, số lƣợng án về loại tội này tăng 239 vụ - 448 bị cáo so với năm 2010, tăng 10,4% tƣơng đƣơng với 2.541 vụ.

Đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trong giai đoạn 2007 – 2012 cũng có xu hƣớng tăng nhanh, đặc biệt là các vụ án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản luôn chiếm dẫn đầu trong nhóm tội phạm này.

Bảng 2.3. Số liệu xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012

Năm Xét xử Vụ Bị cáo 2007 146 172 2008 167 180 2009 198 219 2010 174 187 2011 199 217 2012 260 295 Tổng 1.144 1.270

Nguồn: Văn phòng tổng hợp -TAND Thành phố Hà Nội

Từ số liệu trên có thể thấy, số lƣợng án năm 2008 tăng 14,38% so với năm 2007. Năm 2009 tiếp tục tăng 18,56% so với cùng kỳ năm 2008. Đến

năm 2010, số lƣợng án giảm nhƣng không đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2011, số lƣợng án tăng 14,37% so với năm 2010 và còn tiếp tục tăng mạnh vào năm 2012 với 30,65% so với năm 2011. Tổng số vụ án về loại tội này đƣợc đƣa ra xét xử trong 6 năm (2008 – 2012) chiếm 8,29% trong tổng số các vụ án về các tội phạm xâm phạm sở hữu đƣợc đƣa ra xét xử giai đoạn 2008 - 2009.

Nhìn chung số lƣợng án về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và số lƣợng án về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, hàng năm có số lƣợng vụ án gia tăng và ngày càng có xu hƣớng trẻ hóa trong lứa tuổi vị thành niên, nhất là các tội cƣớp, cƣớp giật, trộm cắp, cố ý làm hƣ hỏng hoặc hủy hoại tài sản... Đối tƣợng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng, ngoài đối tƣợng tại chỗ, không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tƣợng từ các địa phƣơng khác liên kết gây án và đặc biệt số lƣợng các vụ án mà chủ thể thực hiện tội phạm là học sinh, sinh viên ngày một nhiều. Các đối tƣợng thƣờng hoạt động theo băng đảng, ổ nhóm; sử dụng dao, gậy, chất nổ, chất cháy… để gây án gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản, làm ảnh hƣởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội nơi xảy ra tội phạm, gây tâm lý bất an cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)