Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 61 - 63)

2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CHUNG CỦA CÁC

2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích. - Lỗi là thái độ tâm lý của một ngƣời đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dƣới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Lỗi cố ý thể hiện dƣới hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra (Điều 9 Bộ luật hình sự).

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhƣng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (Điều 9 Bộ luật hình sự).

Ở hai hình thức lỗi này, về lý trí của ngƣời có lỗi cơ bản giống nhau, đều nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó. Nhƣng về ý chí, khác với lỗi có ý trực tiếp là ngƣời phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, lỗi cố ý gián tiếp, ngƣời phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, song để đạt đƣợc mục đích của mình thì ngƣời phạm tội để mặc hậu quả xảy ra và chấp nhận hậu quả đó.

Đối với lỗi vô ý cũng có hai hình thức thể hiện là lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì qúa cẩu thả.

Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trƣờng hợp ngƣời phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhƣng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa đƣợc nên vẫn thực hiện và đã gây

Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi trƣờng hợp ngƣời phạm tội đã hây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhƣng do cẩu thả nên không thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc hậu quả (Điều 10 Bộ luật hình sự). Hình thức lỗi này khác với ba hình thức lỗi trên ở chỗ, trƣờng hợp lỗi vô ý vì cẩu thả, ngƣời phạm tội không thấy trƣớc hậu quả do hành vi của mình gây ra mặc dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc.

Trong các tội phạm xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, có tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý nhƣng cũng có tội phạm đƣợc thực hiện bằng lỗi vô ý. Trong đó có tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nƣớc (Điều 144) và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145) thì tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi vô ý, còn lại các tội khác (Điều 141, 142 và Điều 140) tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý.

- Động cơ phạm tội: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam thì động cơ phạm tội nói chung không đƣợc phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu định tội mà có thể đƣợc phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ hay có thể đƣợc xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

- Mục đích phạm tội là cái mốc, kết quả trong ý thức chủ quan mà ngƣời phạm tội đặt ra phải đạt đƣợc khi thực hiện hành vi phạm tội.

Mục đích phạm tội không đƣợc phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Nó chỉ đƣợc phản ánh trong cấu thành tội phạm ở trƣởng hợp dấu hiệu hậu quả chƣa phản ánh đƣợc mục đích phạm tội chính của ngƣời phạm tội hay trong trƣờng hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh đƣợc mục đích phạm tội.

tội sử dụng trái phép tài sản) hoặc không có mục đích tƣ lợi (tội hủy hoại hoặc cô ý làm hƣ hỏng tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)